6. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán
Trong nhiều cái Tết của dân tộc thì tết Nguyên Đán là cái tết to nhất và mang tính chất đoàn tụ. Dù đi đâu và làm bất cứ nghề gì, ai cũng mong muốn trở về sum họp gia đình trong ba ngày Tết, gặp lại những người thân, được chắp tay khấn cầu trước bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương trên mồ mả tổ tiên, được ngắm nhìn cây đa, giếng nước, bờ tre, dòng sông, căn nhà... đã một thời sống những ngày đầm ấm.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay được coi là thuần phong mỹ tục như: tục thờ táo quân, tục sắm tết, tục trang trí ngày tết (tống cựu nghinh tân), tục xây mâm ngũ quả, tục cắm nêu ngày tết, tục đón giao thừa, tục đi hái lộc, tục đạp đất đầu năm mới, tục thăm chúc tết, tục mừng tuổi, tục đi chợ tết, tục tiễn đưa ông bà...
Là một làng thuần Việt nên Quảng Xá có đầy đủ các phong tục của ngày Tết dân tộc. Ngoài ra, vì quan niệm rằng Tết Nguyên Đán có ý nghĩa thiêng liêng
60
của bước mở đầu liên quan đến hạnh phúc riêng tư, vận hạn của cá nhân hay gia đình được, mất, thành công hay thất bại... cho nên ở đây còn có một số tục như:
+ Tục không quét nhà ba ngày Tết vì người ta sợ của cải đầu năm sẽ ra đi theo rác.
+ Kiêng chửi mắng, nói năng thô lỗ, tục tằn, phải nhanh nhảu gọi dạ bảo vâng.
+ Tránh làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà nên trẻ con phải được chăm nom cẩn thận.
+ Kiêng mặc đồ xám.
+ Kiêng mượn đồ và cho mượn đồ, đặc biệt là kiêng cho lửa và xin lửa trong ba ngày Tết vì họ sợ cái đỏ, cái hên chuyển sang tay người khác.
+ Kiêng đi lại thăm Tết khi nhà có tang. + Chọn giờ xuất hành tốt.
Một số tục lệ không phù hợp hiện nay đã bị loại bỏ dần.
Cùng với những lễ nghi ngày Tết, dân làng còn tổ chức nhiều trò chơi vui xuân như: hội đánh đu, hội bài chòi, chọi gà, thi vật, kéo co,... Điều đó càng làm cho lễ Tết Nguyên Đán thêm thiêng liêng và vui nhộn, ấm cúng và rộn ràng trong mọi gia đình, dòng họ, ngõ xóm.
Trong ngày Tết bên cạnh lễ gia tiên còn có lễ Tết trâu bò. Đại đa số dân làng Quảng Xá làm nghề nông, gắn bó với con trâu, con bò vì “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên nhà nào cũng có lễ Tết trâu bò. Đây là một tục lệ đẹp nhằm khuyến khích việc chăm sóc trâu bò và phát triển đại gia súc, và cũng qua lễ này cầu mong thần linh ôn dịch phù hộ cho con trâu “sức cánh, mạnh vai”.