Truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá

Cùng với nhân dân cả nước, Quảng Xá sớm có truyền thống đấu tranh cách mạng. Từ phong trào Mặt trận bình dân (1936 – 1939) đến cao trào khởi nghĩa của Mặt trận Việt Minh. Dưới sự giác ngộ, hướng dẫn của ông Nguyễn Trung Thầm, các thầy giáo Dương Viết Nặc, Dương Viết Hạng, Dương Viết Hiểu, Nguyễn Tốn, Nguyễn Chuân, Nguyễn Động đã tổ chức các nhóm thanh niên yêu nước, Hội “tương tế ái hữu giáo sư Hương Trường”, Hội Thanh niên Phan Anh để hoạt động cách mạng. Ngày 7/11/1945 chi bộ Quảng Xá được thành lập là một trong hai chi bộ lập nên huyện Đảng bộ Quảng Ninh đầu tiên [17;55].

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ở vào vị trí rất quan trọng, Quảng Xá là tiền đồn của vùng Nam huyện Quảng Ninh, nằm sát sông Kiến Giang, rất thuận lợi cho việc tiến quân bằng đường thuỷ. Đặc biệt, Quảng Xá là một trong hai trung tâm cách mạng của huyện Quảng Ninh, nhân dân Quảng Xá có truyền thống yêu nước, có tinh thần cách mạng cao. Vì vậy, địch cho đây là một

34

mục tiêu trọng yếu cần đánh chiếm để hòng cắt đứt mạch máu giao thông, làm bàn đạp tiến lên vùng ATK và làm lung lay tinh thần cách mạng của nhân dân vùng tả ngạn sông Kiến Giang.

Nhận rõ vai trò, vị trí quan trọng của làng, sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Chi bộ và chính quyền xã Tân Ninh đã lãnh đạo nhân dân nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng theo hình thức chiến luỹ khép kín sẵn sàng chiến đấu khi Pháp đổ bộ vào làng. Nhân dân làng Quảng Xá đã tổ chức thành hai trung đội nam nữ tự vệ, họ vừa lao động sản xuất vừa tự ôn luyện võ thuật để phục vụ chiến đấi được tốt. Nhiều ban được thành lập như Ban Cứu thương, Ban Quân khí, Ban Tuyền truyền địch vận và các hội đoàn thể như: Hội Mẹ chiến sĩ, Hội Phụ lão, Hội Thanh niên cứu quốc...hoạt động rất tích cực. Các lò rèn trong làng rèn đại đao, mã tấu, kiếm... để trang bị cho lực lượng vũ trang. Đặc biệt, sau ngày phong trào “quật khởi”, ở Quảng Xá việc rào làng chiến đấu bắt đầu phát triển mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ và chính quyền, phong trào đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị ở Quảng Xá phát triển mạnh. Nhân dân Quảng Xá thực hiện tốt công tác địch vận, kêu gọi binh lính quay về với kháng chiến; đồng thời đã tổ chức phục kích, cài cắm chông, gài bom tự động, đào thêm hệ thống hầm chông ngầm quanh làng đánh trả nhiều đợt tấn công càn quét của thực dân Pháp. Tính từ năm 1950 đến đầu năm 1954, dân quân, du kích Quảng Xá tiêu diệt hơn 100 tên giặc, làm bị thương hàng chục tên khác, thu được nhiều súng và lựu đạn.

Từ tháng 7/1954 đến 1959, nhân dân vượt qua nạn đói khốc liệt, cuối năm 1954 từng bước phục hồi kinh tế thực hiện tốt chính sách giảm tô và cải cách ruộng đất. Nhân dân được làm chủ ruộng đồng, hăng hái đẩy mạnh sản xuất. Cuối năm 1959 đến 1960, ba hợp tác xã bậc thấp Bắc Xá, Trung Xá, Nam Xá được thành lập, 90% nhân dân hăng hái tham gia.

Năm 1961-1964, hợp tác xã bậc cao Quảng Xá được thành lập, bờ ruộng được xoá bỏ chỉ còn bờ vùng, máy cày về nông thôn, nhân dân nô nức chào đón. Phong trào sản xuất lên cao.

35

Năm 1968, hợp tác xã Quảng Xá cùng với hợp tác xã Hoà Bình hợp nhất thành hợp tác xã Tân Tiến là hợp tác xã vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu giỏi.

Quảng Xá còn là nơi đóng quân của các đơn vị Hồng Hà, Sông Lô, Thu Bồn, Trạm Quân y, đơn vị thông tin sư 304, Cục công binh Đoàn 559, Xí nghiệp In, Xưởng đóng phà X200 và trường cấp I ba đảm đang đóng. Cả làng đều có phong trào nhường nhà, nhường hầm cho thương binh, bộ đội. Hàng chục nhà dùng làm kho chứa lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiền tuyến. Vì vậy, địch tập trung đánh vào Quảng Xá rất ác liệt. Tháng 8/1967 địch ném bom sát thương, bom cháy, bắn rốc két 3 ngày liền. Cả làng như một biển lửa. Gần 100 người chết, có nhà bị chết 3-4 người, có nhà bị cháy thiêu trụi cả nhà lẫn người lấp dưới hầm.

Tuy vậy, người dân Quảng Xá vẫn kiên cường bám làng chiến đấu, bám hố bom để thâm canh, nghĩa vụ nhà nước lúc nào cũng vuợt mức. Trong thời kỳ đổi mới, hợp tác xã Quảng Xá được trở lại với tên mình. Các truyền thống được phát huy, mọi phong trào đều đi đầu xã. Kinh tế văn hoá ngày càng phát triển.

Lịch sử Làng chiến đấu kiểu mẫu Quảng Xá đã đóng góp những kinh nghiệm về chiến tranh du kích, rào làng chiến đấu trong kháng chiến chống giặc xâm lược. Đó còn là nguồn cổ vũ động viên, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau luôn nhớ về một thời oanh liệt, đầy khí phách anh dũng của cha anh ngày trước để không ngừng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Với những giá trị đó, Làng chiến đấu Quảng Xá đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định công nhận Di tích lịch sử theo Quyết định số 3355/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2008.

36

Tiểu kết

Qua bức tranh tổng quan về làng Quảng Xá, chúng tôi thấy có những đặc điểm nổi bật sau:

- Quảng Xá là một làng cổ, thuần Việt.

- Được hình thành chủ yếu trên cơ sở di dân lập ấp của các dòng họ từ Bắc vào nên làng Quảng Xá có tên trên bản đồ khá sớm. Quá trình hình thành và phát triển của làng gắn liền với công cuộc khai phá vùng đất của các triều đại phong kiến Việt Nam, hay nói cách khác, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất.

- Cư dân ở làng Quảng Xá là sự tập hợp, dung nạp cư dân của nhiều miền quê khác nhau nhưng đã biết gắn kết với nhau trong cuộc sống và làm nên sắc thái riêng của “xứ Quảng”.

- Nét đặc biệt ở làng Quảng Xá là loại hình tổ chức theo huyết thống (dòng họ) tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ hay kết cấu làng họ hết sức bền chặt.

- Dưới góc độ kinh tế, làng Quảng Xá thuộc loại kinh tế tiểu nông lấy sản xuất nông nghiệp làm chính kết hợp với các nghề phụ khác.

- Là vùng đất chịu nhiều biến động về lịch sử và thiên nhiên nhưng con người nơi đây đã làm nên lịch sử anh hùng cách mạng của mình, góp phần to lớn vào chiến thắng của dân tộc.

37

Chương 2. Văn hoá vật chất làng Quảng Xá 2.1. Văn hoá ẩm thực

2.1.1. Ăn:

Từ bao đời nay, cư dân làng Quảng Xá đã biết tận dụng những sản vật sẵn có của địa phương để chế biến thành những món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các món ăn bình thường còn có các món ăn đặc sản độc đáo. Các món ăn này phần nhiều là món ăn bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương, ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng:

Xôi le le

Le le là một loại chim trời, thường sống ở các đầm, các phá nước mặn để ăn tôm cá. Phá Hạc Hải là một trong những nơi “đất lành chim đậu”. Bủa chim le le là một nghề gian khổ, ăn gió nằm sương nhưng đầy thú vị khi bắt được chúng. Thú vị hơn nữa là được thưởng thức món Xôi le le hay Cháo le le.

Chim le le mổ sạch, tẩm lên một lớp gia vị. Muốn để cho thịt tươi thì lùi vào trong thùng gạo, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào mà thịt vẫn tốt. Nếp nấu xôi khi gần cạn thì vừa thấm mỡ qua hạt nếp thật đều đốt một vài lần là được. Thịt le le chín, nước mỡ le le thấm tan đều vào hạt xôi. Khi bắc xuống xới ra rá, chỉ cần rửa tay sạch vắt ăn. Xôi Le Le có lẽ là món ăn độc đáo nhất mà ai đã ăn một lần rồi thì nhớ mãi.

Cháo Le Le cũng là món ăn đặc biệt. Cách nấu cháo cũng đơn giản, chỉ chú ý sự ngâm tẩm gia vị vào thịt le le. Thịt le le béo, xương le le mềm, giòn, ăn có vị thơm khó quên. Món ăn đã được dân gian đúc kết thành những câu ca dao trữ tình nói về tình cảm vợ chồng:

Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh hoa lý nấu chè hạt sen

38

Cua có nhiều anh em đồng tông khác giống. Có thể kể đủ loại như: cua, de, chẹc, đam, còng, cáy, dã tràng, rạm, cua đồng,... Trừ cua là đặc sản hiếm còn lại tất cả đều rất phổ biến ở các vùng đồng chiêm ao đầm, sông ngòi và ven biển.

- Món đam kềnh dưa chuối:

Ở vùng đồng chiêm như Quảng Xá, đam (tức cua đồng) có sẵn ngoài đồng bắt về, chuối cây chặt trong vườn, dùng dao thật sắc thái mỏng cho thêm lá nén tươi cắt từng đoạn ngắn bằng đốt tay rồi thả muối vào trộn đều, nhồi kỹ cho xếp vào đôộc (chum nhỏ), vào vại ủ ướp vài ba ngày. Khi dưa chuối đã có vị chua là dùng được. Nếu có đam thì kho đam, nếu không có đam thì vắt dưa ra ăn chấm với nước mắm đam dã với ớt xanh hay mắm còng, mắm cáy, mắm ngát. Cơm nắm với dưa chuối trộn đam đồng kho, ăn vừa ngọt, vừa mặn, vừa chua, vừa nồng, vừa cay.

“Đam kềnh, dưa chuối trộn kho Món ăn chủ lực thơm tho lạ lùng”

Chính sự dân dã đó đã đi vào câu hát rất dung dị, mộc mạc của các chiến sĩ đại đội 362, lính địa phương Quảng Bình, truyền tụng nhau trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Và cùng chính sự dân dã đó đã góp phần “chủ lực” trong cái thời hạt muối cắn đôi, bát cơm xẻ nửa... để giúp người lính làm nên nhiều chiến tích trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Các món ăn từ rạm:

Cũng như thượng nguồn sông Hồng có mùa vớt cá bột, vùng sông Lam, sông Mã có mùa đơm rươi thì ở quanh vùng phá Hạc Hải thuộc 2 huyện Lệ Ninh có mùa vớt rạm. Mùa rạm thường xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán đến tháng trước lũ hàng năm. Mỗi năm rạm xuất hiện từ 7 đến 8 tháng. Vì ở gần phá Hạc Hải nên với Quảng Xá, mùa rạm đã gắn bó từ lâu đời với những kinh nghiệm dân gian

như “Làm mùa tháng 8, con rạm tháng 4” hay “Rạm đi trồi thì lụt, rạm đi trụt thì

mưa”. Rạm trở thành một thứ thực phẩm bình dân và quan trọng cho mỗi nhà. Rạm có nhiều cách ăn. Sau đây là một số món ăn:

+ Rạm xào chua ngọt: Để có món ăn này cần đến những nguyên liệu như: rạm, bột mì, bột đao, mỡ nước, đường, giấm, tỏi, ớt, hành tươi, nước mắm, muối,

39

hạt tiêu. Cách làm: Rửa sạch rạm, bỏ mai, yếm, chặt bớt chân phía ngoài, ướp bột, gia vị, hạt tiêu xay, để ngấm. Phần lá hành thái khúc, phần củ trắng của hành hoa thái nhỏ. Tỏi và ớt tươi đem băm nhỏ. Bôt mì trộn với bột đao hoà vào nươc lạnh sền sệt. Thả rạm vào bột cho bao kín rồi bỏ vào mỡ sôi rán vàng, xúc qua đĩa. Phi thơm hành tỏi trút vào, cho nước mắm, giấm, đường, ớt, dọc hành đảo đều. Ăn nóng.

+ Rạm rim: Rạm rửa sạch, cắt vòng trên mai (chứ không xé bỏ cả cái mai như một số món rạm khác). Cạy bỏ phần mai đã cắt xung quanh. Bóc bỏ yếm, chặt bớt đoạn chân phía ngoài, lăn vào bột mì khô. Hành khô bỏ vỏ, đạp dập. Phi thơm hành khô, thẻ rạm đã lăn bột vào rán vàng. Cho nước mắm và hạt tiêu vào chảo đảo đều cho ngấm khô vào các con rạm. Xúc ra đĩa, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội.

+ Rạm muối xổi: Rạm chặt bỏ que cọng. Đánh nước muối thật mặn rồi đổ rạm vào muối sống. Ba ngày sau rạm đông gạch là ăn được. Ai đã ăn quen thì món rạm muối xổi trộn với cơm làm cơm vàng như xôi gấc, vừa mặn vừa ngọt, vừa béo vừa bùi có mùi thơm rất hấp dẫn.

Các loại mắm:

- Mắm còng, mắm cáy:

Người Quảng Xá có một câu hát rất dí dỏm:

Rau mưng kẹp với mắm kềnh

Ai ưng làm mọn (làm lẽ) bọ (cha) miềng (mình) thì vô Mạ (mẹ) miềng(mình) nỏ (không) nói chi (gì) mô (đâu) Ai ưng làm mọn thì vô (vào) nhà miềng .

Được ăn mắm kềnh (tức là mắm cáy, mắm còng) họ sẵn sàng làm mọn. Con cáy con còng chỉ to bằng đốt tay, đốt chân, sinh đàn nảy lú sống ven các sông nước mặn. Có loại càng đỏ, có loại càng tím hoặc trắng. Bắt được con còng, con cáy không dễ. Thoáng thấy bóng người là chúng rúc sâu vào hang hoặc dưới những bụi cây cuốc đầy gai để tự vệ nên thành ngữ mới có câu nói “nhát như cáy” cho mỗi ai thiếu mạnh dạn là vậy. Tuy thế, dân ven sông vẫn có những cách

40

bắt rất hiệu quả là dùng mẹo lừa tính tham ăn của chúng thì mỗi buổi có thể bắt hàng vài cân.

Cách làm mắm còng, mắm cáy rất công phu. Trước hết tước bỏ vỏ rồi bỏ thân còng, cáy ra phơi một nắng là đưa vào giã mịn rồi lọc láy thịt nát và trộn vào một tỷ lệ muối vừa phải đem bỏ vào vại vần quanh lửa bếp, chỉ cần một tuần là mắm chín.

Mắm còng, cáy có thể dùng nêm nặm hoặc chấm sống với dưa chuối, dưa cà tươi ăn cơm thì không có gì sánh bằng cái ngon ý vị được.

- Nước mắm đam:

Đam rửa sạch, bỏ vào cối giã nhỏ, cho nước muối nấu chín vừa phải. Vớt ra bỏ vào vại, âu... lấy đá dằn lên tấm mê; đợi cho nước dẫy lên, múc ra đun rồi lọc. Ta có nước mắm đam màu đen, vị ngọt; dùng chấm xôi, hoặc dưa chuối muối làm thức ăn với cơm.

- Tương bần:

Với Quảng Xá, cây bần như một vị thần bảo hộ thay thế rừng. Hàng năm trừ mùa xuân là mùa bần ra hoa, còn hầu như bốn mùa bần đều cho trái. Trái bần chín có vị chua thanh nên được nhiều người chuộng. Đến mùa bần chín rộ, người dân trong làng thường hái về làm tương bần để làm gia vị. Cách làm tương bần rất đơn giản. Bần chín hái về gọt lớp vỏ ngoài bỏ muối trộn và cho vào cối quết nhuyễn. Khi quyết cho thêm ít cơm để cho tương dẻo. Sau khi quết xong ủ lại để cho lên men, rồi bỏ vào các dụng cụ đựng.

Kho cá đồng bỏ tương bần cá chóng rục xương. Đánh tương bần thêm ớt, tỏi chấm với rau muống, rau dền luộc thì rất bắt vị. Tương bần, món ăn bình dị dân dã nên dân làng đã có câu ca:

Thương nhau trao chén tương bần Cái nghèo càng dễ đến gần bên nhau.

41

- Ốc bươu xào khế: Ốc ngâm nước gạo một đêm, rửa sạch, chặt trôn, cạy miệng, khêu lấy ruột, loại bỏ phần phân cuối ruột, cho ít muối bóp kỹ, rửa sạch, rửa lại bằng nước nóng cho hết nhớt, để ráo.

Khế rửa sạch, cắt bỏ rìa cạnh, thái mỏng, cho ít muối xóc đều, để mươi phút cho rỏ bớt nước chua. Mỡ phi hành thơm, ốc thái mỏng bỏ thêm nước mắm, muối, tiêu ớt vừa phải, xào lăn. Nghệ củ giã nhỏ, chắt lấy nước, có một tí bổng càng tốt, đổ lên chảo, ốc chín tới xúc ra ngay. Cho khế vào nước ốc đảo đều, thấy khế trở màu là được. Đổ ốc vào, thái ít lá tía tô hoặc ngò tàu trộn đầu, xúc ra đĩa ăn nóng.

- Chép chép xào:

Chép chép thuộc họ nhà ngao nhưng rất nhỏ, chỉ bằng móng tay út. Cứ đến vụ, chép chép đặc sệt lẫn trong luồng cát của khúc sông Kiến Giang từ Mỹ Trung đến Trần Xá nên dân trong làng chỉ mang sảo, rổ đến xúc chao cho hết cát mang về dùng. Chép chép đem về rửa sạch, luộc cho nhả ra, vất bỏ vỏ, đưa ruột xào mỡ, dùng bánh đa nem quấn với rau mùi, xà lách, cải non... chấm nước lèo ăn. Nước luộc dùng nấu canh rất ngọt.

Món ăn từ khoai, sắn:

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)