Phương hướng

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 105)

6. Cấu trúc của luận văn

4.4.1. Phương hướng

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã đưa ra phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

107

đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”...

Nghị quyết cũng khẳng định “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng xóm, bản, xã...) đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân... Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục nêu rõ phải “xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” vì đây là địa bàn “có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững....”.

Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục khẳng định: “Xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hóa ở nông thôn: Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giàu bản sắc dân

tộc, có môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn”.

Đảng bộ và chính quyền Quảng Ninh dưới sự chỉ đạo của Tỉnh và Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Bình đã xác định phương hướng phấn đấu cụ thể như sau:

108

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt tinh thần các Nghị quyết trên của Đảng, của

Thủ tướng Chính phủ; giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, kết hợp với Nghị quyết Trung ương 6 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tạo nhiều mô hình gia đình văn hóa, làng văn hóa, những hạt nhân văn hóa có phẩm chất, năng lực. Phát huy quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, lấy sức dân chăm lo đời sống của dân, xã hội hóa rộng rãi các hoạt động văn hóa.

Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, làm cho văn

hóa trên đất Quảng Ninh thực sự lành mạnh, theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Tích cực xây đi đôi với chống, gắn văn hóa với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương. Xây dựng phát triển văn hóa hài hòa, hợp lý với xây dựng, phát triển kinh tế.

Tăng cường đào tạo cán bộ, chăm lo phát triển đội ngũ cốt cán văn hóa thông tin ở xã, thôn, xóm... Củng cố kiện toàn tổ chức ban chỉ đạo nếp sống văn hóa các cấp, tăng cường phối hợp với đoàn thể xây dựng làng văn hóa mới ở các thôn, xóm.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động văn hóa thông tin

trên địa bàn toàn huyện. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thông tin nhân những ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc.

Thứ tư: Đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn huyện, đồng thời phát hiện

và nhân rộng điển hình tiên tiến, để từ đó thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và những bài học bổ ích cho công tác xây dựng làng văn hóa.

Quán triệt tinh thần của các nghị quyết và các phương hướng lớn trên, xã Tân Ninh nói chung, thôn Quảng Xá nói riêng đã đưa ra những phương hướng cho vấn đề xây dựng làng văn hóa như sau:

+ Về quan điểm:

Chủ trương xây dựng làng văn hóa không phải là xóa đi tất cả, phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống của làng, của dân tộc, mà phải giữ cho được

109

những phong tục tập quán tốt đẹp vốn có của từng gia đình, từng dòng họ và làng quê.

Xây dựng và hoàn thiện quy ước mới, hương ước mới của từng thôn xóm để nhằm giữ vững và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

+ Về mục tiêu:

- 100% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa.

- 100% hộ gia đình tham gia tốt hương ước, quy ước nếp sống văn hóa. - Xây dựng làng không có tệ nạn xã hội.

- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống chỉ còn 2-3% hộ đói nghèo trong toàn xã. - Duy trì liên tục danh hiệu “Làng văn hóa”.

- Thực hiện cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa mới đến từng hộ gia đình.

+ Về nội dung:

- Xây dựng đời sống kinh tế phát triển, cảnh quan sạch, đẹp.

- Quản lý, xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa cho nhân dân, chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa với bốn nội dung: Gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; Xây dựng gia đình ấm no hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ; Đoàn kết tương trợ xóm làng; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 105)