Lễ hội và các trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 65)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Lễ hội và các trò chơi dân gian

3.3.1. Lễ hội cúng Thành hoàng và các bậc khai canh khải cư ở làng Quảng Xá

Mảnh đất và con người Quảng Bình có được như ngày nay là do những đợt Nam tiến, di dân trong lịch sử từ phía Bắc vào đây sinh cơ lập nghiệp. Từ xa xưa, các vị tiền bối đã kéo đến đây khai hoang, lập làng, lập ấp dần dần hình thành tên làng, tên xã như ngày nay. Để tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân và cũng là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sau khi các vị này qua đời, con cháu - hậu duệ của họ đã lập nên các đình, đền, miếu... để thờ phụng và nhang khói trong các dịp lễ Tết, đặc biệt trong dịp kị - dỗ của các ngài, dân làng thường tổ chức các hình thức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của các ngài, cũng như nhắc nhở con cháu hôm nay và mai sau nhớ về cội nguồn “nơi chôn rau cắt rốn”. Đồng thời cầu mong các ngài luôn “là vị thần bảo vệ làng” khỏi mọi điều không hay trong đời sống [31;48]. Chính vì vậy, tục thờ cúng thành hoàng làng và các bậc khai canh khải cư có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân làng xã Quảng Bình.

Có làng chỉ thờ 1 vị thành hoàng như thôn Thượng Phong (xã Phong Thuỷ- huyện Lệ Thuỷ) thờ danh tướng Hoàng Hối Khanh, làng Lũ Phong (xã Quảng Phong - huyện Quảng Trạch) có vị thần thành hoàng là Hoàng Phạm Xuân Quế, làng Lệ Sơn (huyện Tuyên Hoá) có vị thần thành hoàng là Lê Văn Thành....; có làng thờ 2 vị thần như làng Hoà Ninh (huyện Quảng Trạch) thờ Đoàn Tất Đạt và Nguyễn Sum, làng Trung Trinh (Long Đại-Quảng Ninh) thờ Đoàn Văn Bổn và Đoàn Ngọc Nghị,...; nhưng có làng thờ đến 7-8 vị như làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) nên dân làng phong họ là “Thập nhị hiền tục khẩn”,... Đối với làng Quảng Xá (xã Tân Ninh - huyện Quảng Ninh) thì có 3 vị đứng đầu 3 dòng họ Dương, Nguyễn, Trần được dân làng phong làm thần Thành hoàng làng. Hàng

67

năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, dân làng làm lễ cúng Thành hoàng, ngày xưa tại đình làng nhưng bây giờ chuyển về tại các nhà thờ họ (vì đình làng không còn nữa do chiến tranh tàn phá). Lễ hội được tiến hành trong 2 ngày, từ chiều 14/2 đến 15/2 âm lịch. Tiến trình buổi lễ như sau:

- Chiều 14/2 dân làng làm lễ Túc Yết.

- Sáng 15/2 là ngày chính của lễ hội bao gồm: lễ Chánh tế, lễ rước, Đại tế và cuối cùng là phần Hội.

Các vật lễ cúng được trưng bày trên ba bàn thờ lớn: Thượng – Trung - Hạ. Lễ vật cúng gồm nhiều loại nhưng nhất thiết phải có những lễ sau:

- Bàn Thượng gồm: một cái thủ lợn, một mâm hoa quả, một dĩa đựng huyết có ít lông lợn gọi chung là “mao huyết”.

- Bàn Trung gồm: một con gà luộc, một dĩa xôi, một mâm hoa quả. - Bàn Hạ gồm: một mâm hoa quả, một dĩa muối gạo, một dĩa trầu cau. Khi màn đêm buông xuống, lễ Túc Yết bắt đầu. Túc Yết nghĩa là trình các vị thần linh biết rằng mọi việc đã được chuẩn bị đầy đủ, xong xuôi. Vào thời điểm ấy, ban tổ chức lễ hội bày biện sẵn hương hoa, quả phẩm và các món hào sản trên các bàn thờ. Tất cả các bô lão trong làng và ban tổ chức lễ phục chỉnh tề đứng xếp hai hàng trước bàn thờ, phía sau các vị là bốn học trò lễ. Đứng chính diện với bàn thờ là ông chánh bái.

Vào lễ cúng, ông chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Tiếp đến là phần “khởi cỗ”, sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu nổi lên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà. Ông chánh bái đi trước, bốn học trò lễ theo sau hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây, ông chánh bái tự rót rượu để học trò lễ đưa lên dâng cúng. Sau khi dâng cúng hoa là dâng cúng ba lần rượu gọi là “chúc tửu”, dâng ba lần trà gọi là “hiến trà”. Theo lệnh của người xướng tế, bản văn tế được mang đến trước bàn thờ. Một người trong ban tổ chức đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông chánh bái đốt văn bản này và một ít vàng bạc. Trong không khí trầm hương nghi ngút, nghi thức cúng tế diễn ra phức tạp nhưng

68

rất trang nghiêm và thành kính. Lễ Túc Yết kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ và kết thúc. Sau đó là phần trình diễn văn nghệ (chủ yếu là múa Đăng, múa Bông).

Khoảng 5 giờ sáng ngày 15 tháng 2, Lễ Chánh tế bắt đầu. Đây là giai đoạn chính của phần lễ nghi. Ngoài những nghi thức trọng thể như đã được cử hành trong lễ Yến Túc, ban tổ chức còn soạn thêm nhiều phẩm vật khác nữa như: xôi, thịt, cháo, bánh, khoai luộc, trái cây... Cũng như lễ Túc Yết, những người tham sự lễ chánh tế ăn mặc chỉnh tề đứng hai hàng từ cửa chính trở ra. Tất cả các diễn viên của đoàn đã hoá trang trống mõ sẵn sàng. Ông chánh bái cầm một cái trống đến trước bàn thờ. Mọi người đứng xung quanh trang nghiêm hướng về bàn thờ.

Vào lễ, người xướng nội hô to “ca công tử vị”, ông chánh bái ca công vừa bước tới giữa bàn thờ, hai tay úp vào nhau nâng ngang trán khấn vái. Xá ba xá rồi làm động tác rửa tay trong chậu nước. Ông rót rượu dâng nước, xá ba xá tiếp tục khấn vái và đọc lời cầu nguyện cầu cho mưa thuận gió hoà, cầu cho đất đai phì nhiêu màu mỡ, cầu cho dân làng được trường thọ, cầu cho quỷ dữ bị tiêu diệt.

Trong y phục chỉnh tề, những người lớn tuổi trong làng, đàn ông, đàn bà mà quan trọng nhất là trưởng họ lần lượt vào dâng hương lễ bái và cầu nguyện các vị tiền bối “ơn trên” phù hộ cho họ đạt được những mong ước

Khi tờ mờ sáng, lễ rước của cuộc lễ bắt đầu. Rước là một trong ba hoạt động trọng tâm của lễ hội. Đám rước bắt đầu từ nhà thờ họ đến đình làng để tế lễ sau đó rồi rước trở lại chổ cũ. Đi phía sau đám rước là cả dân làng đủ mọi lứa tuổi, nhìn xa hay đến gần hoặc hoà nhập vào “đám rước” ta có thể cảm nhận được sự uy nghi biểu hiện qua sự hài hoà “cặp đôi” giữa thần quyền và thế quyền, giữa siêu nhiên và trần thế, giữa quá khứ và hiện tại, giữa tĩnh và động, giữa màu sắc và âm thanh. Đám rước đầy màu sắc rực rỡ lộng lẫy, uy nghiêm. Đám rước đi thật chậm, di chuyển từng bước qua các cổng chào của các xóm trong làng và đi vòng quanh xóm làng rồi trở về đình làng (nay nhà thờ họ). Tại đây họ tổ chức tế lễ rất long trọng gọi là Đại tế. Đồ lễ ngoài trầm hương, nến, hoa quả còn có cỗ mặn. Cả làng tế tam sanh (giết bò, lợn, dê ngày nay là lợn, gà, vịt) cùng xôi bánh.

69

Phần nghinh lễ có một ông chủ tế (còn gọi là mạnh bái) và 2 bồi tế tức là các vị phó chủ tế, 2 người Đông xướng và Tây xướng, 2 người nội tán, từ 10 - 12 người chấp sự. Tất cả những người này đều được chọn từ những người có uy tín trong làng. Ông mạnh bái thường là người cao tuổi được cả làng kính trọng và yêu mến. Đứng chủ tế là vinh dự và mang trọng trách của cả làng trước thần linh. Bồi tế giúp chủ tế, đứng dưới chủ tế. Đông xướng và Tây xướng là hai người xướng các nghi thức tuần tự trong buổi tế đứng đối diện nhau hai bên hương án. Chấp sự là nhũng người đứng hai bên lo việc dâng hương, châm rượu chuyển chúc, đọc chúc. Về nghi thức hành lễ chia làm bốn phần: Nghinh thần, sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ. Cảnh tượng diễn ra vô cùng thiêng liêng.

Khi phần lễ kết thúc là bắt đầu phần hội. Nếu “lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của mỗi con người, là phần đạo thì hội là phần vui chơi giải trí, thi thố tài năng, là đời sống thường nhật của mỗi con người, mỗi cộng đồng”[23;29]. Nếu lễ mang hệ thống có tính quy phạm nghiêm ngặt thì hội là một sinh hoạt dân dã, phóng khoáng diễn ra trên bãi cỏ để dân làng cùng vui chơi. Hệ thống trò chơi của làng Quảng Xá rất phong phú, gồm: chạy hoá trang, kéo co, múa lân, đấu vật.

Các trò chơi diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, vừa lo lắng phần thua phần thắng nhưng cũng tràn trề tiếng cười reo mừng hay có sự nhầm lẫn,... Các trò chơi diễn ra không chỉ để cho vui mà còn mang theo nó là những quan niệm lành mạnh, thái bình trong cuộc sống.

3.3.2. Hội ngày Tết

Ngày Xuân các làng xã Quảng Ninh tổ chức rất nhiều trò chơi như hội đánh đu, hội bài chòi, hội hát sắc bùa, hội thi thổi cơm, thi chọi gà, kéo co, đấu vật... tạo nên một không gian vui tươi mà ấm áp tình người. Riêng với Quảng Xá, là làng nổi tiếng với hội đánh đu và hội bài chòi mà không nơi nào trong huyện có được.

Hội đu xuân ở làng Quảng Xá:

Tìm hiểu về sự ra đời của trò chơi này, hầu hết người dân nơi đây đều không xác định được thời gian chính xác mà chỉ biết là nó đã xuất hiện lâu lắm rồi,

70

từ thời mấy cụ tổ ngoài Bắc theo Nguyễn Hoàng lập nghiệp rồi mang theo. Có một số làng quanh vùng cũng vào dịp Tết Nguyên Đán có chơi đu, nhưng năm có năm không. Duy chỉ có làng Quảng Xá là năm nào cũng có Hội đu Xuân, trừ mấy năm chống Pháp, chống Mỹ ác liệt.

Để tổ chức trò chơi công việc đầu tiên là dựng đu chơi. Ngày trước nếu năm đó những đôi vợ chồng nào mới cưới thì phải họp nhau lại bàn bạc và dựng đu cho làng. Công việc chuẩn bị phải hoàn thành trong sáng 30 để chiều 30 Tết là cây đu được dựng lên.

Nguyên liệu chủ yếu là bằng tre, gỗ và một ít dây thừng. Tre phải là tre dai, thẳng, đúng tuổi, ruột đặc, không có mắt sâu và kiến đục để thật dẻo dai, được đào cả gốc lên dựng làm hai cần đu. Sau đó cho một thanh gỗ được đục hai lỗ để luồn vào hai cây tre đó, phía trên có 4 thanh gỗ làm rồng rọc, loại gỗ này thường làm bằng gỗ lim nên chịu được nặng tốt khi đánh đu. Để buộc đu, cần hai cột trụ vững chắc, một bên dựng 3 cây cau dài và tốt để làm trụ và chôn sâu, và một bên thì dựa vào cây bồ đề rất to. Ngày nay, cây bồ đề không còn nữa người làng phải dùng cau để làm cả hai cột trụ.

Như vậy, chiều 30 Tết việc dựng đu đã hoàn tất để chuẩn bị cho sáng mồng 1 khai hội. Vừa tờ mờ sáng, tất cả mọi người già trẻ, gái trai với những bộ quần áo mới đổ về đình làng (nay là sân giữa làng). Làng chọn trong các bô lão vị cao tuổi, có sức khoẻ mở đầu cho những nhịp đu. Người được làng chọn khai đu phải ăn mặc đẹp đẽ, thắp nén hương khấn vái “người khuất mặt, kẻ khuất mày” trước khi bước lên đu. Nhịp đu cao, bay bổng biểu hiện năm đó làng sẽ gặp điều may mắn an khang, thịnh vượng. Đu bay khoảng trăm nhịp thì từ từ hạ cánh trong tiếng reo vui của dân làng hoà tiếng pháo đì đùng chào mừng (ngày xưa có pháo). Tiếp theo là một đôi vợ chồng có đời sống khá giả, gia đình thuận hoà, hạnh phúc được mời lên đu. Đôi tay của cặp vợ chồng giang rộng nắm chặt lấy càng đu đối mặt nhau nở nụ cười đằm thắm. Cánh đu chuyển động sau những cái nhún khởi động, rồi càng ngày càng vun vút vẽ lên không gian vòng cung hình quạt. Tiếp theo nữa là một đôi nam nữ thanh niên như đã hẹn hò nhau - nhất là những đôi lứa đang yêu

71

nhau thì đây là một dịp họ gặp gỡ và trổ tài. Lại có những nam nữ thanh niên giành nhau và mỗi người chỉ được ôm một cánh đu để khởi động thi thố. Khi người con trai đẩy nhịp thì tất cả con trai cổ vũ, khi người con gái đẩy nhịp thì tất cả chị em động viên. Ban đêm thanh niên nam nữ đốt đuốc để đánh đu, họ say sưa chơi mãi cho tận khuya. Và cuộc vui kéo dài cho đến hết chiều mồng 3 Tết. Đu hạ xuống, những chiếc ròng rọc được lau chùi cất giữ đợi mùa xuân sau.

Hội đánh đu là dịp để con người bày tỏ quan điểm, lòng mong mỏi được bay cao, bay xa, ước muốn về một tương lai tốt đẹp hơn. Song đó cũng là một trò chơi vui, có ý nghĩa của người dân sau một năm lao động mệt nhọc. Đồng thời mối quan hệ đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, gần gũi hơn trong một năm mới đầy khởi sắc.

Hội bài chòi:

Đây là trò chơi mang nét đẹp truyền thống dân tộc lâu đời được dân làng ưa chuộng với một tinh thần say mê náo nức:

“...Ba ngày xuân ăn uống vui vầy Bài chòi, bàn ghế, lôi dây

Bỏ công vất vả những ngày nắng mưa...”

(Trích trong Bài vè lịch sử làng Quảng Xá, năm 1902)

Trò chơi bài chòi thường diễn ra ở trung tâm làng (trước kia sân đình nay ở sân giữa làng) thu hút không chỉ dân trong làng mà còn cả các làng khác đến. Bài chòi sử dụng nguyên cả bộ bài tới 30 quân gồm: nhất trò, nhị đấu, tam quăn, thái tử, trạng hai, trạng ba, ông ầm, con xe, con gà, con gối, sáu tiền, tám tiền, sáu dây, tám dây, lá liễu, cữu sại, bạch tuyết...

Trước mấy ngày của cuộc chơi dân làng chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết để dựng chòi ngồi chơi. Chòi thường làm bằng tre. Mười chòi con cho 10 người chơi, một chòi cho người chỉ huy (ông Cái), một chòi cho bộ phận nhạc công, người phục vụ. Chòi con có kích thước vuông cạnh 1,5m, cao gần 3m, có sàn lót ván hoặc sạp tre cách mặt đất khoảng 1,5m, có thang lên xuống dễ dàng, trên có mái che được mưa nắng, được trang trí đẹp đẽ. Mỗi chòi con được trang bị

72

một chiếc mõ tre (cưa ống tre để nguyên 2 mắt tre 2 đầu, trổ rảnh để đánh cho kêu, dùng để báo hiệu. Các chòi được bố trí theo hình vuông, chữ nhật hoặc tròn tuỳ địa hình nhưng khép kín.

Mặt chính là rạp Ban tổ chức, chính diện là chòi Cái, 10 chòi con vây kín cách đều nhau. Tất cả mọi người trong Ban tổ chức mặc trang phục đẹp: người chạy bài như lính xưa trong các vở tuồng cổ, ông Cái như vị tướng ra trận, nhạc công áo dài đen, khăn xếp...

Cách chơi: trước chòi Cái dựng một ống hương to đựng 30 con bài. Người chạy bài cũng dùng cái ống tương tự, cầm vào cán chạy đến từng chòi con, mỗi chòi rút 3 quân bài.

Người Cái rút con bài đầu tiên gọi con bài “đi chợ”, rồi hô (hò) theo điệu bài chòi Khu Năm: Bà con lẳng lặng mà nghe, nghe tôi “đi chợ”:

Mùa xuân mở hội nơi nơi Ơi bà con hãy cùng tôi chơi bài Lắng nghe tôi kể rạch ròi

Kể tên kể tuôit khúc nôi quân bài

Kể rằng: Hoàng thượng chuẩn bị sẵn sàng Nay mai người ấy đăng đàn thiên cung.

Người chạy bài nắm lấy con bài người cái giao vừa chạy, múa, vừa hô lại lời trên, rồi báo kết quả: Ấy là con thái tử (thái tử là con vua nối ngôi).

Chòi chơi nào đó nghe đúng tên con bài đang cầm trên tay liền gõ mõ, người chạy bài đưa con bài tới kèm lá cờ đuôi nheo màu đỏ. NGười cái lại rút tiếp con bài khác, lại hô:

Một hai bậu chối rằng không

Dấu chân ai đứng song song hai người?

Không riêng chỉ người chơi đoán mà khán giả đến chung vui cũng đoán xem câu hò trên là con gì. Người chạy bài lại hò lại và cho đáp án. Ấy là con tứ cẳng (hai người đứng song song là 4 chân (chân còn gọi là cẳng). Và, vân vân... các câu hò do người cái sáng tác tại chỗ, hoặc học thuộc những câu ca dao, văn

73

học cổ có liên quan đến các quân bài, họ cố tìm những câu “hóc búa” để mọi

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)