6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Tôn giáo
So với các địa phương khác, ảnh hưởng của tôn giáo ở các làng xã Quảng Bình không nhiều. Cũng theo đó, tôn giáo đến với cư dân ở làng Quảng Xá không sâu sắc và đến mức tôn sùng như nơi khác. Đa số cư dân trong làng theo đạo Phật. Mộ đạo nhưng không có thầy tu. Chùa Phật chỉ có một ông Từ, nhà ở riêng, sớm hôm đến thắp hương, quét dọn làm vệ sinh. Dân làng tu Phật chủ yếu là “tu tại tâm”, “tu tại gia”. Cứ đến dịp lễ tết, rằm, mồng một hay lúc gặp khổ gặp nạn cũng như may mắn, dân trong làng đến chùa dâng hương (chứ không đọc kinh, niệm Phật). Nho giáo chủ yếu được thể hiện trong đạo lý “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Tam tòng”, “Tứ đức”, đặc biệt là mảnh đất hiếu học nên người làng rất coi trọng giáo lý giáo dục của Nho giáo và đã lập nên điện văn thánh thờ Khổng Tử. Trước năm 1954, một số làng xung quanh có nhà thờ Công giáo nhưng sau đó do di cư
59
vào Nam và chiến tranh phá hoại nên các nhà thờ hoàn toàn bị hư hại. Sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa giáo đối với cư dân làng Quảng Xá rất mờ nhạt.
Có thể thấy, trong tâm thức cư dân làng Quảng Xá nói riêng, Quảng Bình nói chung rất coi trọng tâm linh nhưng không sùng tín một tôn giáo nào nhất định. Vì thế có thể nói, người dân nơi đây không kì thị, cuồng tín tôn giáo, các tôn giáo và tín ngưỡng trong gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hoà hợp, bổ sung cho nhau. Thậm chí trong mỗi con người, trong mỗi gia đình đều có thờ tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ Khổng Tử...Trong làng có một ngôi đền, một bàn thờ Khổng Tử, một đình làng, ngôi chùa thờ Phật và thờ các vị thần khác nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hoà nhập tôn giáo và tính hiện thực tín ngưỡng của cư dân trong cộng đồng làng trước đây. Chính tín ngưỡng đa thần không cuồng tín mà lại dung hợp và hiện thực đó đã tạo nên sự linh hoạt, dễ hoà nhập của cư dân làng quê Việt Nam trong cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ.