Những điều được

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 94)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2.1. Những điều được

- Cái được lớn nhất trong xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá là ý thức của đa phần người dân nơi đây hiểu về bản sắc văn hoá chính là cội nguồn của sự phát triển. Cho nên họ biết quý những gì là tinh hoa của văn hoá truyền thống làng, biết phải giữ gìn cho các thế hệ con cháu cũng như sự đồng tình, ủng hộ phong trào xây dựng làng văn hoá Quảng Xá.

Bảng 4.1: Khả năng biết thể hiện các loại hình truyền thống của làng

Loại hình truyền thống Tỉ lệ Ca Huế 30% Hát ru 70% Hát đối đáp 15% Dạy học 65% Thuộc ca dao, tục ngữ 40%

Với kết quả điều tra trên, chúng ta có thể thấy các loại hình truyền thống của làng chưa hề mất đi trong xu hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc xây dựng đời sống văn hóa mới cũng chính là việc kế tục, giữ gìn các loại hình văn hóa truyền thống của làng xã. Đó là việc làm có ý nghĩa thiết thực của con người Quảng Xá góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bảng 4.2: Thái độ của người làng đối với phong trào xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá

Thái độ Tỉ lệ

Rất ủng hộ 75% Ủng hộ 25%

96

Bình thường 0% Phản đối 0% Không quan tâm 0%

Chính nhờ sự “rất ủng hộ” và “ủng hộ” của dân làng nên Quảng Xá có điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt trong xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới.

- Muốn xây dựng làng văn hóa thì phải dựa trên cơ sở văn hóa làng. Quảng Xá với bề dày văn hóa truyền thống của mình là một trong những điều kiện thuận lợi để xây dựng làng văn hóa thành công. Một số yếu tố văn hóa làng được phát huy, đưa vào nội dung xây dựng làng văn hóa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc. Đồng thời, phong trào xây dựng làng văn hóa đã và đang làm cho đời sống văn hóa dân làng ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa làng và làng văn hóa đang được khẳng định và ngày càng chặt chẽ hơn.

- Đạt được danh hiệu đã khó, giữ được danh hiệu còn khó hơn nhiều nhưng làng Quảng Xá đã làm được điều đó. Khởi sáng từ năm 1997, đến nay Quảng Xá là đơn vị 13 năm liền đạt danh hiệu làng văn hoá, trong đó 5 năm liên tục đạt “Làng văn hoá cấp Tỉnh”, và là làng duy nhất trong tỉnh được Bộ Văn hoá-Thông tin tặng Bằng khen “Làng văn hoá giai đoạn 2001 – 2005”, trở thành làng văn hoá kiểu mẫu ở Quảng Bình.

- Phong trào xây dựng làng văn hoá đã đem lại cho con người Quảng Xá một sự khởi sắc cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, đồng thời hình thành một thói quen văn hóa trong lối sống, nếp nghĩ hàng ngày. Cụ thể:

Văn hóa trong cái ăn của làng: thể hiện rõ ở đời sống kinh tế phát triển (trên 45% hộ giàu, 42% hộ khá và ổn định, chỉ có 8,2% hộ nghèo); đặc biệt, người dân của làng không những “ăn no” mà còn ý thức việc “ăn sạch, uống sạch”.

Văn hóa ở của làng: làng không còn nhà ở dột nát, không có cảnh “vô gia

97

Văn hóa giao thông, cảnh quan làng: hệ thống đường ngang đường dọc trong làng đã được bêtông hóa thuận tiện cho việc đi lại; môi trường luôn được giữ gìn sạch, đẹp; đa phần dân làng chấp hành tốt luật lệ giao thông khi điều khiển môtô, xe máy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong làng và ngoài làng.

Văn hóa học hành của làng: với nhận thức học hành vừa là sự phát triển

cao của văn hóa, vừa là biểu hiện rõ văn hóa của sự phát triển, làng đã phát huy truyền thống hiếu học từ xưa đến nay. Con em trong làng đều được đến trường đầy đủ từ bậc mầm non đến bậc phổ thông trung học. Số lượng các em thi đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Hiện tại trong làng có trên 50 em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước... Bên cạnh hội khuyến học thôn còn có các ban khuyến học dòng họ thường xuyên tổ chức khen thưởng cho con cháu trong họ có thành tích cao trong học tập. Thông qua thư viện làng, “văn hóa đọc” được phát huy trong mọi tầng lớp dân làng.

Văn hóa nghệ thuật quần chúng: làng có 447 hộ (1.550 khẩu) nhưng có đến

11 đội văn nghệ chính thống, phát huy tốt trong các ngày lễ lớn; dân làng tham gia hội làng với tinh thần say mê, hào hứng.

- Thực hiện Chỉ thị số 30 – CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quảng Xá đã tiến hành họp bàn trong dân để lấy ý kiến và đi đến thống nhất xây dựng “Hương ước thôn Quảng Xá”. Sau 2 lần sửa đổi, bổ sung (năm 2000 và 2008) cho phù hợp, “Hương ước thôn Quảng Xá” đi vào cuộc sống có hiệu quả.

Một điều đặc biệt ở Quảng Xá là không có “Quy ước làng văn hoá” riêng như một số làng xã khác mà ở đây Hương ước bao gồm luôn cả những nội dung xây dựng nếp sống văn hoá – Gia đình văn hoá – Làng văn hoá. “Hương ước thôn Quảng Xá” được coi là vấn đề cốt lõi của việc xây dựng làng văn hoá Quảng Xá.

- Với sự phấn đấu đầy tâm huyết, chính quyền thôn cùng nhân dân, nhất là các già làng đã khẳng định thêm tên làng qua danh hiệu “Di tích lịch sử làng chiến đấu Quảng Xá” cấp Tỉnh theo Quyết định số 3355/QĐ-UBND ngày 18/12/2008. Ý

98

thức bảo vệ di tích và các di sản khác của làng được con người nơi đây luôn coi trọng, nhắc nhở nhau cùng có trách nhiệm.

- Cái truyền thống được giữ gìn đồng thời cái hiện đại xuất hiện và định hình trong lối sống, nếp nghĩ tạo nên nét đẹp của làng quê trong thời đại mới. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, làng đã chấp hành khá nghiêm túc Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Hôn nhân-Gia đình, và các quy định pháp luật khác của Nhà nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng (như điện, đường, trường, trạm...) và các thiết chế văn hóa (như thư viện làng, sân vận động, đài tưởng niệm, bảo tàng lịch sử, loa phát thanh,...) được hình thành và đi vào sử dụng có hiệu quả.

Hiện đại nhưng trong lòng nó vẫn ẩn chứa những nét xưa của văn hoá truyền thống làng hơn 450 năm tuổi. Lễ hội, trò chơi dân gian, ca Huế, ca dao, tục ngữ, truyền thống “làng thầy”, “làng say hát”.... tất cả đều là những giá trị mang đặc trưng riêng góp phần vào sự đa dạng của văn hóa dân tộc.

Có được những điều trên, chúng tôi tìm hiểu và thấy tập trung ở những

nguyên nhân sau:

- Xây dựng làng văn hóa là một phương thức thích hợp, một hướng đi đúng, phù hợp với sự nghiệp đổi mới ở nông thôn hiện nay – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, cuộc vận động xây dựng làng văn hóa đã được nhiều tỉnh, thành trong cả nước ủng hộ và thực hiện có kết quả bước đầu. Nhiều làng xã trở thành điểm sáng văn hóa cho cả nước, trong đó Quảng Xá trở thành một trong những “làng văn hóa kiểu mẫu ở Quảng Bình” và là địa chỉ văn hóa cho cả nước.

- Muốn xây dựng một cái gì đó thường phải bắt đầu từ những cái nhỏ, cái đơn giản trước rồi sau đó mới tiến đến những cái lớn, cái phức tạp. Đó là một quy luật khách quan. Xây dựng làng văn hoá xét về mặt lôgic là theo quy luật trên. Đó chính là phải dựa trên những gì làng đã có, sau đó bổ sung, điều chỉnh cho thích hợp, hướng tới sự hoàn thiện theo mô hình được thiết kế. Với một bề dày văn hoá

99

truyền thống làng cùng các yếu tố về điều kiện tự nhiên, con người, Quảng Xá có điều kiện thuận lợi để thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá có hiệu quả.

- Công tác cổ động, tuyên truyền cho vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng văn hóa được làng chú trọng có hiệu quả. Cá nhân này tuyên truyền cho cá nhân khác, gia đình này tuyên truyền cho gia đình khác, xóm này tuyên truyền cho xóm khác. Cả làng tạo nên một “mạng lưới” thông tin tốt thuận lợi cho việc hình thành lối sống mới, nếp sống mới trong thời đại mới.

- Chính quyền phát động, nhân dân có ước nguyện nhưng nếu như không có sự nhất trí, đồng lòng đồng sức với nhau thì không thể làm gì được. Hiểu được điều đó nên ngay từ đầu phong trào đã diễn ra sự hợp tác, nhất trí cao trong Đảng bộ thôn ra đến dân, đảng viên luôn đi đầu, thực hiện trước để dân làm theo, “miệng nói tay làm” chứ không như một số nơi có biểu hiện “nói một đàng làm một nẻo”. Chính sự thống nhất đó đã tạo nên sức mạnh đoàn kết trong xây dựng và phát triển làng.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 94)