Tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 55)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên

Giống như các làng Việt khác, ở Quảng Xá việc thờ cúng tổ tiên được coi là hình thức tín ngưỡng sâu sắc nhất, bền vững nhất.

Với quan niệm lúc còn sống cha mẹ, ông bà là những người có công sinh thành, công dưỡng dục, lúc mất đi họ về với tổ tiên nơi chín suối nhưng vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu nên đối với con người Quảng Xá việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên có ý nghĩa thiêng liêng. Ngoài việc cúng giỗ (ngày mất) thì việc thờ cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các ngày mồng một, ngày rằm, dịp lễ, Tết và bất kì khi nào trong nhà có việc dựng vợ, gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử,... đều thắp hương tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cầu mong phù hộ mọi việc đều tốt đẹp. Sự kính trọng tổ tiên còn được thể hiện ở chỗ bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa, nơi trang trọng nhất và trên các bức án của nhiều nhà thờ họ thường có câu “ân đức lưu truyền”. Ngoài ra, nhà nào cũng có “cột thờ Trời” (bàn thờ ngoài trời) với quan niệm rằng: người

57

chết “lộ đồ không được vào nhà nên gia đình phải thờ cúng ở ngoài trời, chủ yếu là vào ngày Rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên, ngày “xá tội vong nhân”). Nay nhiều nhà làm thêm bình phong, hồ phong thủy vừa có ý nghĩa tâm linh vừa thể hiện tính thẩm mỹ và thế vững chãi. Việc chăm sóc, trông coi mồ mả của những người trong dòng họ cũng được con cháu thường xuyên quan tâm.

Việc cúng giỗ tổ tiên ngoài việc bày tỏ lòng thành kính của người sống đối với người đã chết, thực chất nó còn là ngày kỷ niệm. Trong ngày này con cháu thường tụ hội đông đủ tại nhà gia trưởng để ôn lại những hành trang và công đức của người quá cố, giáo dục con cháu học tập và noi gương người đã khuất. Đồng thời cũng là dịp để chú bác, anh em, con cháu nội ngoại ngồi bên nhau, kết chặt thêm tình thân ruột thịt, cho nên việc cúng tế cũng tuỳ, con cháu cũng thế, đến ngày thì con cháu có gì thì đem lại gửi giỗ cho nhà người gia trưởng, lấy lòng thành làm chính chứ không ai bắt bẻ gì, xuất phát từ lòng thành nên cúng giỗ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà quan trọng là con cháu, anh em trên dưới một lòng hoà thuận, thương yêu nhau, mượn ngày kỵ nhật làm ngày họp mặt chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau trong một gia đình. Cho đến nay, tục thờ cúng tổ tiên ngày càng chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc của việc giáo dục truyền thống đối với các thế hệ tương lai ở Quảng Xá.

Thờ Thành hoàng

Thành hoàng là thần tượng được tôn vinh nhất trong một làng. Các vị là thiên thần hoặc nhân thần, đều là thần có công đem lại độc lập cho quốc gia, an ninh cho thôn xóm, mùa màng bội thu, là người khai cơ lập ấp dựng xây đất nước Việt Nam, tuyệt đại là những vị “bảo quốc, hộ dân” [12;16]. Đối với làng Quảng Xá, thờ Thành hoàng chính là thờ những người có công khai khẩn trong việc thành lập làng, cụ thể là các vị của ba dòng họ Dương, Nguyễn, Trần. Thờ Thành hoàng ở làng Quảng Xá được coi là biểu tượng khởi nguyên của làng với những nghi lễ trọng thể nhất. Ngày xưa, nghi lễ thờ cúng Thành hoàng làng được tổ chức ở đình làng nhưng nay do đình làng không còn nên lễ cúng diễn ra tại các nhà thờ họ vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

58

Thờ các thần khác

Ngoài thờ Thành hoàng, làng còn tổ chức thờ một số thần khác: thờ thần tự nhiên: thần Đất, thần Lửa, thần Trời, thần Giếng, thần Nông,...; thờ nhân thần như: thờ Trần Hưng Đạo, thờ Bà Trưng-Bà Triệu; thờ Thổ Công, thờ Táo quân,...; đặc biệt làng còn có am thờ ông Dương Văn Thành - một chiến binh Văn Thân của phong trào Cần Vương. Theo gia phả họ Dương Văn, Dương Văn Thành chính là thầy Mười - người có công lao rất lớn trong hoạt động cách mạng được dân làng kính trọng. Am được làm vào khoảng năm 1890 đến nay đã hơn trăm năm. Dù là một cái am thờ nhỏ nhoi ở góc làng quê nhưng nó minh chứng cho tinh thần yêu nước, trách nhiệm của dân làng với cha anh trong việc giữ gìn nâng niu hồn thiêng của một chiến binh yêu nước, đó cũng là tinh thần giữ gìn một di sản văn hoá quá khứ có ích cho lịch sử.

Tóm lại, tín ngưỡng thờ thần ở làng Quảng Xá nặng về nhân thần, tức là nặng về sùng bái con người hơn là thờ thần theo giới tự nhiên (thiên thần). Qua đó chúng tôi thấy được việc thờ cúng ở làng Quảng Xá chủ yếu là đề cao lòng kính trọng thiêng liêng của con người trong các hiện tượng của cuộc sống một cách sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 55)