Những điều chưa được

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 98)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2.2.Những điều chưa được

- Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề nổi bật về cơ sở hạ tầng và thiết chế chưa làm được ở làng văn hóa Quảng Xá.

Điều “đặc biệt” đầu tiên phải nói đến là: làng văn hóa nhưng Quảng Xá chưa có nhà văn hóa. Hầu hết các hoạt động văn hóa làng đều diễn ra ở hội trường hay sân làng, hoặc các nhà thờ họ. Đồng thời, chùa, đình, cổng làng chưa phục dựng. Điều đó cũng phản ánh sự chưa quan tâm, quyết tâm của chính quyền thôn trong việc khôi phục lại “biểu tượng văn hóa của làng quê Việt”. Văn hóa vật thể nhưng chứa đựng yếu tố tâm linh, tín ngưỡng làng xã như sợi dây vô hình gắn kết cộng đồng. Nếu như không còn những yếu tố đó, nguy cơ hình ảnh làng quê Quảng Xá sẽ mất dần đi mà thay vào đó là thị trấn hóa. Với 85% ý kiến hộ gia đình cho rằng Internet chưa phổ biến ở làng và 30% ý kiến hộ gia đình cho rằng nước sạch không thường xuyên cho thấy đời sống bà con nơi đây còn phần nào chưa đầy đủ, toàn diện. Phần lớn còn phải cải tạo hệ thống nước bị nhiễm phèn, mặn bao đời nay bằng cách xây bể lọc gia đình. Đã có nước sạch nhưng 3 -4 ngày

100

mới có một lần. Đại đa số chưa hề biết đến Internet là gì. Điều đó có nghĩa là công nghệ thông tin, “văn hóa mạng” chưa được dân làng chú ý [10;248]. Đây là một thiệt thòi lớn đối với làng quê có bề dày văn hóa, truyền thống hiếu học.

- Trong quá trình xây dựng đời sống mới, làng quê này còn bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và những tàn dư của xã hội cũ để lại.

Trong các tệ nạn xã hội, trộm cắp vặt là tệ nạn đáng báo động nhất (với 75% ý kiến hộ gia đình). Điều đó cho thấy sự an toàn đối với mỗi gia đình luôn luôn bị đe dọa. Tìm hiểu điều này chúng tôi được biết thêm là ngay từ ngày xưa, khi làng còn nổi tiếng với nghề dệt vải, đời sống của bà con nhờ đó tương đối no đủ nên kẻ trộm xuất hiện rất nhiều, chủ yếu là từ nơi khác đến. Để chống kẻ trộm, lệ làng đã quy định mỗi nhà, mỗi trai tráng phải chuẩn bị sẵn một cái “đóm” (tức là ruột tre), một cái gậy để đuổi trộm; đêm lại phải đưa đồ đạc vào nhà, bỏ vào rương, sập, cắt cử người nằm trên đó để giữ. Ngày nay, vì một số thanh niên trong làng cũng như những làng lân cận lêu lỏng, ỷ lại vào cha mẹ nên học hành không đến nơi đến chốn đã nảy sinh ăn trộm vặt, khi thì con gà, khi thì buồng chuối, khi thì cây cảnh, khi thì máy bơm.... nên đi đâu nhà nào cũng phải đóng cửa đóng ngõ cẩn thận. Theo lời tâm sự của cô Nguyễn Thị Loàn và một số bà con khác thì đây

là nỗi niềm bức xúc nhất của bọn tui vì tâm trạng lúc nào cũng lo sợ, canh chừng

mọi thứ”.

Bên cạnh trộm cắp vặt là hiện tượng nhậu nhẹt (chiếm 45% ý kiến hộ gia đình), mê tín dị đoan (20%) cũng cho thấy tình hình không ổn về an ninh-xã hội của làng Quảng Xá . Một điều đáng mừng là làng hầu như không có ma túy, cá độ, tội phạm xã hội.

Bảng 4.3: Các thói hư tật xấu

Các thói hư tật xấu Tỉ lệ

Nói tục, chửi thề 35% Gia trưởng 10%

101

Quan liêu, hách dịch 10% Kéo bè kéo cánh 30% Đố kỵ, hiếu thắng 20% Nói xấu nhau 70%

Đa số các thói hư tật xấu đều tồn tại trong đời sống của người dân làng Quảng Xá. Trong đó “nói xấu nhau” là hiện tượng nổi bật nhất (với 70% ý kiến hộ gia đình). Chỉ là biểu hiện ở một số cá nhân nhưng đã cho thấy tàn dư của xã hội cũ có sức mạnh ghê gớm trong nhận thức và hành vi của con người. Khi đã trở thành thói quen không dễ xóa bỏ thì nó trở thành lực cản, hạn chế sự phát triển, sáng tạo của con người.

- Hội làng là một trong những nét làm nên đặc trưng của văn hóa làng Việt. Nhưng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn, một số hội làng ở Quảng Xá đã bị mai một và mất dần đi như Lễ hội Chơm cá Thâm Ứ, Lễ hội Đuổi Chim, Lễ hội cầu mùa. Các thế hệ con cháu sau này của làng không còn được tận mắt chứng kiến cái hay, cái thiêng liêng của các lễ hội đó mà chỉ nghe nói đến trong quá khứ mà thôi.

- Chính quyền thôn cùng các dòng họ chưa có kế hoạch đầu tư thích đàng trong việc kế tục các hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống của làng như ca Huế, hát sắc bùa, hò đối đáp nên đang có nguy cơ mất dần đi trong tương lai. Tỉ lệ người biết thể hiện chiếm con số rất khiêm tốn (Bảng 1).

- Về cảnh quan của làng, thực tế đã có nhiều thay đổi. Để hiện đại hóa, xây dựng đường bêtông, làm cột điện, xây nhà, làm tường người ta đã cho hạ đốn ngay cây xanh, tre măng, lấp ao. Cho nên một điều báo động đối với cảnh quan của làng là “thiếu xanh, thiếu mát”, đang bị “biến dạng”. Mỗi lần nắng là nóng rực. Trưởng thôn Trần Đình Xờ cho chúng tôi biết: “năm nào thôn cũng phát động phong trào trồng cây xanh nhưng chưa thể phục hồi ngay được, tỉ lệ chặt đi nhiều hơn tỉ lệ

trồng nên hiện tại vẫn phải chịu đựng và chờ đợi”. Giếng làng một thời có ích cho

102

thương tiếc. Cổng làng chỉ còn là hình ảnh ngày xưa trong quá khứ. Khung cảnh nông thôn quen thuộc dần dần đang rời bỏ con người quê vĩnh viễn.

- Đời sống văn hóa có nhiều chuyển biến đồng nghĩa với sự xuất hiện những biểu hiện mới trong văn hóa hiện nay ở làng Quảng Xá:

Bảng 4.4: Những biểu hiện mới trong văn hóa hiện nay ở làng Quảng Xá

Biểu hiện Tỉ lệ

Tích cực

Năng động, sáng tạo 60% Tiếp cận và xử lý nhanh các thông tin 50% Chăm lo cho cuộc sống đầy đủ, hiện đại về vật chất và tinh

thần

85% Tham gia nhiều các hoạt động, đóng góp từ thiện, nhân đạo 80% Phấn đấu học hành, có nghề nghiệp 80% Ý kiến khác 0% Tiêu cực Ngôn ngữ Việt-Anh lộn xộn 0% Y phục hở hang 0%

Lối sống thực dụng, vì đồng tiền trong quan hệ hôn nhân, bạn bè

15% Chây lười, không lo học hành 35% Không biết hoặc thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống của

làng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40%

Ý kiến khác 5%

Nhìn vào kết quả điều tra ta thấy những biểu hiện mới trong văn hóa hiện nay ở làng Quảng Xá có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Dù chưa có độ chính xác cao nhưng cũng thể hiện được nhiều “cái mới” trong sự hiện đại của làng. Đáng mừng là những biểu hiện tích cực như năng động, sáng tạo; tiếp cận và xử lý nhanh các thông tin; chăm lo cho cuộc sống đầy đủ, hiện đại về vật chất lẫn tinh thần;... chiếm tỷ lệ cao hơn những biểu hiện tiêu cực. Những mặt tiêu cực, hạn chế

103

dù chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng ảnh hưởng ít nhiều đến nếp nhà, thuần phong mỹ tục của làng, đặc biệt là việc “không biết hoặc thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống của làng” (chiếm đến 40% ý kiến hộ gia đình). Theo lời tâm sự của già làng Duơng Viết Thủ thì đây là “nỗi buồn lớn nhất của bọn tui, thế hệ trẻ chừ lo nhiều việc và có nhiều thứ hiện đại để giải trí quá nên có một số không thích thú với các hoạt động ở làng lắm. Không biết làng có tồn tại như nó vốn đã tồn tại hay không chứ bọn tui thấy rất lo”.

Những việc chưa làm được trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, lối sống tiêu cực ở con người ngày càng có dịp để phát triển bên cạnh lối sống năng động, sáng tạo. Xã hội có tính chất “mở” hơn chứ không khép kín như trước kia nên mọi người dễ dàng tiếp cận những cái hay cũng như những điều dở. Nhiều thú vui, cám dỗ vật chất làm cho con người quên đi cái truyền thống không hoặc chưa đủ sức hấp dẫn như hội làng; hát, ca, hò, vè;... Một số người dân bị ảnh hưởng tiêu cực của những nét văn hóa ngoại lai qua tiếp xúc, phim ảnh làm pha tạp nếp sống gia phong của người nông dân.

- Lãnh đạo chính quyền thôn chưa có sự đầu tư, khai thác triệt để mọi nguồn lực để thúc đẩy phong trào xây dựng làng văn hóa đồng đều cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trong nhận thức về văn hóa, không phải mọi người dân trong làng (trong đó có cán bộ thôn) đã hiểu đúng về giá trị và vai trò của văn hóa truyền thống. Vẫn còn có một số người nghĩ rằng, xây dựng làng văn hóa là chỉ xây dựng những cái “mới”, mà bỏ qua nét đẹp đặc thù rất riêng biệt của làng, khiến cho văn hóa truyền thống của làng ngày càng bị mai một. Dẹp hết đường lát đá để bêtông hóa đường làng; chặt hết hàng rào bằng cây tàu chè để xây tường; ca Huế, hát ru không còn mang tính phổ biến, đặc biệt ở lớp trẻ; truyền thống “làng thầy” dường như đang bị chững lại mà thay vào đó là các ngành nghề mới; văn hóa ứng xử nhuốm sự lai căng, hiện đại, vô lối ở một số thanh niên trẻ;... Từ nhận thức không đúng đến hành vi không phù hợp đã và đang gây ra một số khó khăn cho quá trình xây dựng làng văn hóa Quảng Xá.

104

- Một số cá nhân chưa có ý thức tự giác, quyết tâm trong việc cải tạo nhận thức và thói quen xấu do tàn dư của xã hội cũ (như ỷ lại, nói tục chửi thề, đố kỵ, gia trưởng, nói xấu nhau, ăn cắp vặt...) đến các hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật (như con cái đánh cha mẹ, có thai trước khi cưới hỏi, tranh giành tài sản, không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng môtô xe máy ở đường làng, đánh võng,...).

- Hương ước thôn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể hóa mức khung ở phần xử phạt, khen thưởng nên chưa tạo tính “lệ làng” cao như trước kia.

- Sự lúng túng, chưa có tầm nhìn vĩ mô cũng như chưa có sự đoàn kết cao trong nội bộ lãnh đạo thôn đang là một trong những trở lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển làng văn hóa Quảng Xá. Vẫn chưa có nhà văn hóa; vẫn chưa mạnh dạn phục dựng được đình làng, cổng làng, giếng làng; vẫn chưa trồng được nhiều cây xanh tạo không gian “xanh-mát”, đặc biệt là “cây tre – hình ảnh làng quê Việt và là nét văn hóa bền vững mang đậm giá trị truyền thống dân tộc” đang ngày càng mai một dần đi [54;96] ... Nếu như “không” với những vấn đề “chưa” đó chắc chắn trong tương lai gần, nguy cơ “làng Quảng Xá” không còn nữa mà thay vào đó là trị trấn, đô thị, nóng rực khô khan - một sự mất mát lớn không thể nào lấy lại được cho các thế hệ con cháu mai sau.

4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá

Từ những điều được và chưa được qua quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá thời gian qua, chúng tôi thấy cần thiết phải rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: kết quả xây dựng làng văn hóa trên địa bàn thôn trong những năm qua là kết quả của một quá trình lãnh đạo bền bỉ, sáng tạo, kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của Đảng bộ và nhân dân thôn Quảng Xá, đồng thời có sự chỉ đạo sát sao của Bộ, của Sở Văn hóa – Thông tin, của Phòng Văn hóa Thể thao- Du lịch. Đặc biệt, bên cạnh việc kịp thời biểu dương, động viên những nhân tố tích cực của phong trào, các phương tiện thông tin đã vào cuộc thực hiện chức năng tuyên truyền, góp phần khẳng định và nhân điển hình tiên tiến của Quảng Xá ra

105

toàn tỉnh, toàn quốc, làm cho phong trào xây dựng làng văn hóa có thêm động lực để phát triển sâu, rộng, có chất lượng cao hơn.

Qua nhiều thế hệ lãnh đạo, thôn đã hết sức quan tâm đến phát triển văn hóa, đặc biệt là vấn đề xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đưa thôn trở thành điểm sáng về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Thứ hai: Điều cốt lõi rút ra từ thực tiễn phong trào xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá là “Khó trăm lần dân liệu cũng xong!”. Văn hóa là sự nghiệp của dân, dân hưởng ứng, dân tham gia hoạt động, dân hưởng thụ văn hóa. Hiểu thấu đáo điều đó nên các cấp lãnh đạo xã, thôn đã thực sự biết dựa hẳn vào dân, huy động sức mạnh của nhân dân trong các mặt hoạt động và đặc biệt là trong xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Biết dựa vào dân và thực sự tin dân, phát huy thực sự quyền làm chủ của dân, Quảng Xá đã có biện pháp đúng đắn: nhân dân bàn rồi quyết định, nhân dân đóng góp và nhân dân cử đại biểu giám sát các hoạt động văn hóa, không để xảy ra chuyện gì đáng trách, đáng lo ngại. Nhân dân đã đóng góp vào xây dựng cảnh quan văn hóa làng, xây dựng làng xóm xanh sạch đẹp, nâng cao ý thức cộng đồng làng xã. Trong hơn 10 năm qua, Quảng Xá đã biết dựa vào sức dân, khai thác sức mạnh của dân – đó là điều kiện tiên quyết làm nên sự bền vững của sự nghiệp văn hóa và các mặt hoạt động khác.

Thứ ba: Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa”, Quảng Xá đã có những bước đi thích hợp và sáng tạo. Với nhận thức “gia đình là tế bào của xã hội” cho nên việc “trồng người” cũng như phong trào xây dựng “nếp sống văn hóa”, Quảng Xá luôn chú trọng vận động nhân dân tự giác đăng ký phấn đấu theo các tiêu chuẩn của “Gia đình văn hóa”. Cho tới nay, 100%

số hộ gia đình trong thôn đăng ký và hơn 10 năm qua đã có 435 gia đình đã được Sở Văn hóa-Thông tin công nhận đủ tiêu chuẩn là “Gia đình văn hóa”.

Thứ tư: Mục đích xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá mang tính thiết thực,

gắn liền với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đó là góp phần làm giàu đẹp quê hương bằng cách xóa đói giảm nghèo. Các hộ nghèo đói ở Quảng Xá ngày

106

càng giảm, số hộ giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo chiếm tỉ lệ 8,2%, số hộ đói hầu như không còn nữa.

Thứ năm: Quán triệt phương châm “lấy xây để chống”, Quảng Xá đã thực

hiện chống các tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan và hủ tục bằng cách tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh, đúng hướng, khôi phục và tổ chức một số lễ hội, các trò chơi vui khỏe trong các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, 2/9, 30/4, 20/11...

Thứ sáu: Quảng Xá có Hương ước thôn được xây dựng trên cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cùng với hệ thống luật pháp của Nhà nước, Hương ước thôn góp phần xây dựng và phát triển làng vừa hợp quy về đạo đức vừa đúng với pháp luật.

Thứ bảy: Quảng Xá có đội ngũ cán bộ thôn tuy ít người nhưng nhiệt tình,

có chuyên môn và có ý thức trách nhiệm với việc chung của làng, của nước. Tính tiên phong, dám làm dám chịu của một số đảng viên đã làm gương tốt cho quần chúng noi theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tám: Ý thức tự giác, ý chí quyết tâm của cá nhân và cộng đồng đóng

vai trò rất quan trọng trong xây dựng làng văn hóa thành công. Nhân dân làng Quảng Xá phải quyết tâm hơn nữa trong công tác phê bình và tự phê bình để có

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 98)