Các dạng sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 74)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Các dạng sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống

- Ca Huế:

Quảng Xá có nhạc cung đình và ca Huế từ rất sớm, do ông Đội hòa thanh Dương Viết Hoành (1836-1909), còn gọi là Đội Đồ, phụ trách âm nhạc ở triều đình mang về các nhạc cụ (bát âm) như kèn, nhị, sáo, đàn nguyệt, đàn tranh...và các làn điệu ca Huế như Nam Ai-Nam Bằng, Lưu Thủy, Hành Vân, Kim Tiền, Tương tư khúc, Xuân Phong, Long hổ,... Sau đó có ông Bát Vời (Nguyễn Tuân) vào Huế học rồi về truyền tiếp cho người dân trong làng. Vì làng có nghề dệt vải nên các làn điệu “ca Huế” đó dễ phổ biến cho mọi người, cho mọi lứa tuổi và ai ai cũng thuộc rồi sáng tác lời mới. Từ xóm trên ngõ dưới đâu đâu cũng rộn hát ca Huế không những cuốn hút dân làng khác đến nghe mà người khắp nơi ở đất Quảng Bình thời đó cũng muốn đến thưởng thức ca Huế.

Người mà chúng tôi gặp ở Quảng Xá đầu tiên là cụ Nguyễn Mại, một đời gắn với ca Huế, nay đã hơn 80 tuổi, là thế hệ thứ bốn kế thừa ca Huế ở mảnh làng này nhưng tiếng đàn điệu ca của cụ vẫn còn rất trong trẻo, mượt mà. Cụ Mại kể rằng, khi ông Thừa Phủ cho cụ Bát Vời vào Huế học các làn điệu kinh thành không những ông thẩm thấu nhanh mà còn thể hiện hay khiến cho quan đề Trần Xá yêu mến cho con gái quý giỏi cầm, kỳ, thi hoạ về làm dâu làng Quảng Xá để cùng chồng truyền ngón nghề hát cho dân làng. Từ đó ca Huế phát triển mạnh ở Quảng Xá cho đến nay. Hiện tại con cháu cụ Bát Vời cùng con cháu của các dòng họ khác của làng vẫn lưu giữ ca Huế trong tâm và trong cuộc sống.

Nhiều bậc trưởng thượng như cụ Dương Viết Thủ nói rằng: “Ca huế đã sống trong đời sống của dân làng qua sáu thế hệ. Mỗi một người con của làng ai cũng thấm đẫm điệu Nam Ai Nam Bằng và nhiều điệu khác để rồi lớn lên còn ở làng hay đi xa lập nghiệp ai cũng có cho mình những câu ca Huế hay lịm hồn”.

Kiến Giang nước chảy lững lờ

76

“Không phải Huế nhưng được nghe ca Huế”[81;5]. Quảng Xá đã làm nên nét riêng của mình ở trên mảnh đất đầy nắng, cát và gió Lào khắc nghiệt.

- Hát sắc bùa:

Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá cổ truyền, có xuất xứ từ Nghệ Tĩnh, được du nhập vào Quảng Bình theo những người vào đây khai phá, mở đất, lập làng khoảng cuối thế kỷ XVIII.

Hát sắc bùa ở Quảng Xá được tổ chức vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc với mục đích đón mừng năm mới đồng thời xua quỷ trừ ma, vì thế nó vừa có tính chất ma thuật vừa có tính chất nghi lễ. Sắc bùa ngày trước mang nặng mê tín vào lá bùa nhưng về sau cảm thấy không phù hợp do có lá bùa mà chẳng làm thay đổi cuộc sống con người nên người ta đã bỏ hẳn việc dán lá bùa, mà chỉ còn lại điệu hát sắc bùa mang đậm chất văn hoá dân gian.

Nhạc cụ chủ yếu là chiếc trống sắc bùa hình ống thuổn, mặt trống nhỏ, chang dài, dùng hai tay vỗ vào mặt trống chứ không đánh bằng đùi. Những nguời

hát con kiêm luôn cả nhạc công; họ sử dụng sênh, tiền, mõ, bạt, đàn nhị, trống nắp

(loại trống nhỏ, bịt một mặt). Mỗi đoàn có 6-10 người, trong đó có người cái. Đoàn hát từ đêm giao thừa cho đến chiều mồng bốn. Đầu tiên họ đến các đình thờ, miếu mạo, rồi đến các nhà phú hào, rồi mở rộng ra các nhà dù ngiàu hay nghèo. Cứ thế, đoàn sắc bùa vừa hát hết nhà này đến nhà khác hoà trong tiếng trống tiếng nhạc, tiếng kèn đầy ý nghĩa với tình làng nghĩa xóm. Là làng say mê ca hát nên hát sắc bùa là một trong những thuần phong mỹ tục đang được cư dân nơi đây trân trọng và phát huy, giữ gìn.

- Hò đối đáp:

Cùng với nghề nông, làng Quảng Xá có nghề trồng bông dệt vải mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Chính điều đó đã làm nên đặc thù của làng nghề vừa canh cửi, dệt vải, người ta vừa hát đối đáp tạo nên đời sống văn nghệ hết sức phong phú:

Kéo vải cho nên phải quay xa Quay quắt làm chi hỡi cụ già

77

Thiếu ăn thiếu mặc cho nên vậy Đêm hôm họp lại chùm ba bảy Chiều tối đua nhau búp bốn ba Kéo kéo mau mau trẻ chí già

(Trích bài thơ “Kéo vải” của Dương Văn Khiêm)

Muốn kéo được vải, dệt được lụa đẹp, người ta phải quay xa. Quay xa là bước cơ bản để làm nên tấm vải đẹp, đòi hỏi cần có nhiều người, khoảng từ 3-7 người. Từ đây nảy sinh các câu hò đối đáp giữa nhóm người này với nhóm người khác. Hò đối đáp thường diễn ra giữa một nhóm nam và một nhóm nữ. Các câu hát thường giản dị, dân dã nhưng biểu đạt tình cảm, ước muốn hiểu biết... Có khi giữa các đội thi nhau thử tài thử sức, ứng khẩu nhanh nhẹn, thông minh; có khi đội của làng tổ chức tốp bạn hát đối đáp đi hát với các làng khác như làng Võ Xá, Văn La (ở Quảng Ninh), với nhóm hò khoan Lệ Thuỷ...

Nữ: Em hỏi anh chữ chi là chữ chôn xuống đất

Chữ chi là chữ cất trên tra Chữ chi nặng ai tha không nổi Chữ chi gió thổi không bay Trai nam nhi anh đối đặng

Thiếp trao miếng trầu cay cho chàng

Nam: Chữ tử là chữ chôn xuống đất

Chữ thất là chữ cất trên tra Chữ hiếu nặng ai tha không nổi

Chữ trung khắc thành tượng đồng bia đá gió thổi không bay Trai nam nhi anh đối đặng

Vậy miếng trầu cay kêu nàng.

Hay:

Nữ: Nghe anh đi khắp núi cùng non

Hỏi tại răng dưới biển

78

Nam: Em ngước lên trời nhìn vô mặt trăng

Tìm nơi cây đa nọ

Tại sao chỉ có thằng chứ không có con

...

Hò đối đáp trở thành một nét sinh hoạt vui nhộn, rộn ràng có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của dân làng. Ngày nay, dù trồng bông dệt vải không còn nữa nhưng những điệu hò đối đáp vẫn vang vọng lên mỗi khi có hội làng.

- Múa bông (múa bài đăng):

Múa bông ở Quảng Xá có từ lâu đời. Theo các cụ cao niên ở đây kể lại thì từ thời nhà Nguyễn, người dân Quảng Xá được vào phục vụ các quan triều ở Huế, trong những lúc tế lễ thấy các điệu vũ hay đã ra công tìm hiểu tự học rồi mang về làng truyền lại cho con cháu làm theo.

Hiện nay, múa Bông thường được tổ chức trong những kỳ lễ thiêng xuân thu nhị kỳ tháng 2 hay tháng 8 hàng năm của làng hay của tộc họ. Múa bông thường đi đôi với múa bài chèo như một cặp bài trùng để giữ sự hài hòa của tinh thần lễ hội.

Múa bông ở Quảng Xá là điệu múa đầy chất dân gian cổ xưa. Người múa cầm đèn, vừa múa, vừa hát dưới ánh sáng mờ ảo của những ngọn nến trong đôi đèn hoa sen. Múa bông trong lễ tế là nhằm dẫn lối các linh hồn ngày ngày sống xa khuất con người được trở về cùng với bà con họ hàng trên dương thế để cùng dự lễ hội.

Nhiều điệu múa cổ truyền ở làng quê Quảng Xá hiện nay đang được lưu giữ, nhưng múa bông là được nhiều người ưu chuộng nhất. Đó chính là “một trong những hình thức quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa dân gian phi vật thể ở làng Quảng Xá” [83;32] theo như nhận định của Nguyễn Văn Tăng - nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian ở Quảng Bình.

* Tục “rút thăm” để được đi diễn văn nghệ

Qua những lần đi điền dã, chúng tôi phát hiện ra ở Quảng Xá có “tục” rất lạ, có thể xem là độc nhất vô nhị, đó là tục “rút thăm” để được đi diễn văn nghệ.

79

Cư dân làng Quảng Xá say mê ca hát, say mê văn nghệ ở mức gia đình nào ai ai cũng ưa thích đi diễn văn nghệ vào mỗi dịp làng có lễ hoặc Quốc khánh và ngày Tết cổ truyền. Theo ông Dương Viết Thủ, vì Quảng Xá là làng nông nghiệp nên cần có người ở nhà chuẩn bị cơm nước cho gia đình, điều này bắt buộc phải có người ở nhà không thể đi hết được, trong khi đó, gia đình nào cũng có tình trạng thế này, cha có đội văn nghệ của cha, mẹ có đội văn nghệ của mẹ, anh có đội văn nghệ của anh, chị có đội văn nghệ của chị, út có đội văn nghệ của út, ông bà cũng có đội văn nghệ phụ lão, vì say văn nghệ, say hát nên không ai nhường ai. Chỉ một điều công bằng kiểu may rủi mới giải quyết được “mâu thuẩn” dễ thương này là gia đình tự làm thăm rồi rút thăm, thăm làm từ những cọng rơm, ai rút nhằm cọng rơm ngắn nhất buộc phải ở nhà ở nhà chuẩn bị cơm nước. Lệ rút thăm để được ra sân làng diễn văn nghệ ở Quảng Xá tồn tại đã lâu, nhiều bô lão không nhớ rõ có từ bao giờ, chỉ biết có dụng ý hay nên tồn tại đến nay.

Quảng Xá ai cũng say mê ca hát nhưng lại chỉ diễn ở mức quần chúng, không sinh được ca sĩ nào, đổi lại họ Dương của làng lại sinh ra đến 6 vị nhạc sĩ tiếng tăm trong làng âm nhạc Việt Nam.

Vị nhạc sĩ trưởng tràng đầu tiên có tên Dương Viết Á (còn gọi là Minh Dương, sinh năm 1934 ở Quảng Xá), hiện trú quán ở phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội. Là Giáo sư-Nhạc sĩ-Nhà giáo ưu tú giảng dạy văn học, mỹ học, chuyên viết về âm nhạc, dịch lời bài hát nước ngoài, từng đoạt giải cao của Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 1994 với cuốn: Âm nhạc-Lý luận và cây đời, và giải dành riêng cho sách biên khảo: Theo dòng âm thanh cái đẹp sải cánh.

Thứ hai là nhạc sĩ Dương Viết Chiến (em của nhạc sĩ Á) hiện ở Đồng Hới, Quảng Bình, là chi hội trưởng Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Quảng Bình.

Thứ ba là nhạc sĩ Dương Mạnh Đạt, từng là Chi hội trưởng chi hội âm nhạc Việt Nam tại Lâm Đồng. Sinh năm 1946, tốt nghiệp khoa sáng tác trường âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc viên Hà Nội, là tác giả của nhiều ca khác hay một thời như: Chung câu hò chiến thắng, Mùa xuân nho nhỏ, Khúc hát chiều Đà Lạt, Hợp xướng sông Hương…

80

Thứ tư là nhạc sĩ Dương Viết Hoà, hiện là Chi hội trưởng nhạc sĩ Việt Nam tại Bình Định, tốt nghiệp trường Quốc gia âm nhạc Huế năm 1984, ngoài công tác chuyên môn ông còn tham gia viết truyện ngắn, làm thơ, viết lý luận âm nhạc, tham gia giảng dạy tại nhiều trường cao đẳng, đại học ở miền Trung Tây Nguyên. Ngoài ra ông còn thành lập Trung tâm âm nhạc Dương Gia tại Quy Nhơn, mỗi năm đào tạo gần 100 học viên các chuyên ngành sáng tác, lý luận, pianô, organ, ghi ta, thanh nhạc…

Thứ năm là nữ nhạc sĩ Dương Bích Hà, hiện giảng dạy tại trường đại học nghệ thuật Huế, từng đạt giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam với nhiều bài viết nghiên cứu lý luận về âm nhạc sắc sảo, gây ấn tượng mạnh với dư luận, giải nhì ca khúc Những người hát bè trầm.

Thứ sáu là nhạc sĩ Dương Nguyệt Ánh, hiện là Biên tập viên Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình.

Đặc biệt đối với Quảng Xá nữa là có hai người con rể cũng nhạc sĩ là Vĩnh Phúc (người Quảng Trị) và nhạc sĩ danh tiếng Phạm Tuyên (người Hải Hưng).

Quảng Xá đất không rộng, dân không đông nhưng đã sinh ra nhiều tài năng âm nhạc góp phần vào sự phát triển chung của nền âm nhạc nước nhà.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)