Giải pháp

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 108)

6. Cấu trúc của luận văn

4.4.2.Giải pháp

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cũng như điền dã thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng: muốn xây dựng được “Văn hóa làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại” một cách bền vững, hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

110

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác văn hóa.

Cần quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là trong cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền xã, thôn.

Quá trình “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” cũng là quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực con người, động lực quý báu nhất có vai trò quyết định trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta hiện nay. Đó là vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đặt ra.

Con người sáng tạo ra văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa, đồng thời môi trường văn hóa lại tác động trực tiếp đến con người, bồi dưỡng con người tác động trực tiếp đến con người, bồi dưỡng con người hoàn thiện hơn với những giá trị văn hóa mới mà chính con người tạo ra. Chính vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là mục đích để xây dựng văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới, đồng thời là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Thứ hai, phải quán triệt cho cán bộ thôn và nhân dân trong làng nhận thức

đầy đủ được ý nghĩa của việc xây dựng làng văn hóa, đời sống văn hóa là: Phát

huy các giá trị vốn có của làng đồng thời xây dựng những giá trị văn hóa mới tiến bộ phù hợp với làng xã, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế văn hóa, xã hội ở nông thôn. Nói một cách khác, việc xây dựng làng văn hóa, đời sống văn hóa có ý nghĩa thiết thực cho chính người dân và cộng đồng làng trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ.

Thứ ba, cần nhận thức đúng đắn rằng xây dựng làng văn hóa là một quá trình lâu dài, liên tục, mang tính toàn diện, vừa có thuận lợi vừa nhiều khó khăn, phải bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại.

Vì thế bên cạnh kế hoạch chung mang tính tổng thể và lâu dài, làng cần phải có những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Tích cực tìm tòi sáng tạo các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa.

111

Thứ tư, phát huy ý thức chủ động, tự giác của dân làng cũng như của chính quyền thôn.

Việc xây dựng làng văn hóa là công việc của cả làng, do chính làng tổ chức, thực hiện. Do vậy, làng cần phát huy cao độ tính tích cực chủ động trong công việc này, không nên trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ kinh phí hay sự thúc giục áp đặt của cấp trên. Đồng thời, mỗi người dân phải có ý thức tự giác cao, phải có tình yêu quê hương làng xóm, sự nhiệt tình, hào hứng trong hoạt động chung của dòng họ, của làng. Phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để cùng nhau tiến bộ cũng như tích cực nâng cao sự hiểu biết của bản thân qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là qua Internet – một hình thức học tập hiện đại, “học tập suốt đời cho tất cả mọi người” trong xã hội ngày nay, nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí của làng [10;248].

* Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn:

Thứ nhất, phải tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, các đoàn thể, ban ngành và nhân dân trong làng.

Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền phải tỏ rõ vai trò lãnh đạo của mình trong việc xây dựng làng văn hóa và coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Điều này phải được thể hiện trong nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các đoàn thể cũng như trong kế hoạch công tác của chính quyền các cấp. Thông qua các đoàn thể, dân làng tiếp thu trực tiếp sự chỉ đạo và triển khai các hoạt động một cách cụ thể. Sự đồng tình, đồng lòng, đồng sức sẽ là nền tảng vững chắc, thuận lợi trong quá trình giữ vững danh hiệu “làng văn hóa Quảng Xá”.

Thứ hai, cán bộ thôn cần giữ vững nguyên tắc “nói đi đôi với làm, xây đi đối với chống”.

Để công cuộc xây dựng đời sống mới ở nông thôn thực sự có hiệu quả, chất lượng, đòi hỏi người cán bộ thôn, xã phải luôn tiên phong, mẫu mực, “nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống” theo tinh thần đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Có như vậy cán bộ thôn mới tạo được niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, tạo nên sức mạnh đoàn kết vững chắc ngay từ bên trong của làng. Bởi lẽ trong đời

112

sống hàng ngày, những hiện tượng nói nhiều – làm ít, nói hay – làm dở, tốt – xấu, đúng – sai thường đan xen nhau, đối chọi nhau trong hành vi của mỗi con người. Không kiên quyết, dứt khoát, rõ ràng là không thể hoàn thiện nhân cách, đạo đức, vai trò lãnh đạo của một người cán bộ được dân đề cử đại diện cho quyền lực và lợi ích của họ.

Thứ ba, phải bảo đảm vấn đề kinh phí cho hoạt động xây dựng và giữ vững danh hiệu “làng văn hóa Quảng Xá”.

Xây dựng làng văn hóa là một trọng tâm trong công tác “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, nên cần có những kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh về tài chính để có mục kinh phí riêng cho hoạt động. Ngoài ra, chính quyền thôn cần tích cực hơn nữa trong kế hoạch kêu gọi sự hỗ trợ tự nguyện của dân trong làng và con em xa xứ góp sức tạo nguồn để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển làng.

Thứ tư, phải xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ bản cùng với các tổ chức đoàn, hội.

Việc cần thiết đầu tiên là phải xây dựng nhà văn hóa của làng. Bởi lẽ, nhà văn hóa chính là nơi sẽ quy tụ những hoạt động văn hóa và tinh thần đoàn kết trong thời hiện đại của làng. Đồng thời, phải đầu tư hơn nữa vào việc nâng cấp thư viện làng, các câu lạc bộ... cùng với các tổ chức như các đội văn nghệ, các đội bóng, các hội do nhu cầu của làng cần thiết phải thành lập... Các thiết chế văn hóa này rất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ năm, cần xây dựng “Quy uớc làng văn hóa Quảng Xá” trên cơ sở thảo luận dân chủ trong nhân dân để đi đến thống nhất nội dung, phù hợp với đặc điểm của làng.

Các điều khoản của bản quy ước xây dựng làng văn hóa nhằm xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, phát triển hài hòa, cân đối các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Quy ước làng văn hóa nhằm góp phần làm ổn định trật tự kỷ cương của làng trong mối quan hệ hài hòa giữa “lệ làng” và “phép nước”. Hương ước của

113

thôn mới chỉ dừng lại một cách chung chung, chưa cụ thể hóa các khoảng mục, đặc biệt là thưởng, phạt chưa rõ ràng, nghiêm minh. Quy ước làng văn hóa sẽ tập trung hơn vào vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của làng, tạo cơ sở xây dựng và giữ vững danh hiệu của làng.

Thứ sáu, cần quan tâm và có sự hướng dẫn đúng đắn đến việc họ của các dòng họ trong làng.

Môi trường giáo dục quan trọng đầu tiên đối với mỗi con người chính là gia đình, dòng họ. Chính nơi đây sẽ bước đầu hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức... cho con người. Vì vậy việc giữ gìn “gia phong”, “gia lễ”, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là những giá trị có lợi nhiều mặt đối với phong trào địa phương trong việc phục hồi luân lý, đạo đức, kỷ cương, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; góp phần trong việc giáo dục tư tưởng (cha mẹ hiền từ, con trung hiếu, cháu thảo hiền, nuôi con khỏe dạy con ngoan...); nêu cao ý thức tôn trọng người già, thương yêu giúp đỡ người cơ nhỡ, ốm đau, bệnh tật...[80;15]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ bảy, cần tăng cường công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền là hình thức phổ biến thông tin cho đông đảo quần chúng nhân dân cùng biết và thực hiện hành vi. Đối với việc xây dựng và giữ vững danh hiệu làng văn hóa, công tác tuyên truyền có ý nghĩa đặc biệt rất quan trọng cho nên cần phải có nhiều hình thức sinh động, cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài phát thanh; truyền hình; Internet; báo địa phương và trung ương; thông qua các tuor du lịch, đặc biệt là lối “truyền thông phi hành chính” theo thể thức “một đồn trăm, trăm đồn nghìn”, “tiếng lành đồn xa” sẽ rất hiệu quả [68;224].

Thứ tám, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng.

Đây là phong trào rộng lớn, thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội nên sẽ có nhiều cuộc vận động, nhiều danh hiệu thi đua được đặt ra, do vậy cần chú ý đến công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên tinh thần của nhân dân cũng

114

như nhân rộng tấm gương điển hình để mọi người noi theo, tạo một nếp sống văn minh, lành mạnh ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 108)