Kho tàng ca dao, tục ngữ

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Kho tàng ca dao, tục ngữ

Ca dao tục ngữ như in đậm trong lòng người dân Việt Nam nói chung, người Quảng Xá nói riêng. Qua xử thế hàng ngày, một cách tự nhiên, ca dao tục ngữ đã nằm trong ngôn ngữ của họ, nhất là tục ngữ, thành ngữ. Trong lao động, khi ước đoán thời tiết nhìn về phía đông nam thấy có tia chớp họ nói “chớp Chợ

Chè không què thì cụt”, hay nhìn về phía tây nam họ nói “sấm Ba Rền vừa rên

vừa chạy” là biểu hiện thời tiết thất thường. Là vùng đất mưa nắng, lũ lụt thường

xuyên nên người dân nơi đây đúc kết và rút ra kinh nghiệm để phòng chống thiên tai khi “Tháng bảy nác (nước) nhảy lên bờ”, “Ông tha mà bà chẳng tha, làm cho cái lụt mồng ba tháng mười”.

Một bà mẹ già ít chữ, buổi sáng nấu cơm cho con ăn để đi làm đồng, ăn xong có đứa còn uể oải, chần chừ, bà mẹ nói: “chưa ăn thì cha rìu con rạ, ăn rồi

81

cha ngả con nghiêng” hay chê bai thói lười nhác của các cô con gái mới lớn:

“Nước chè hâm lại, con gái ngủ trưa”.

Khi gặp một chuyện may mắn ngẫu nhiên, người ta nói “bò chết gặp lúc

khế rụng”. Câu này còn có ý nói về “ẩm thực” là thịt bò xào khế chua thì rất hợp.

Hoặc chỉ một tý rau làm gia vị cũng đã trở thành một câu ca dao mà ai cũng nhớ để kiếm rau gia vị cho phù hợp:

Canh bù (bầu) nấu với đồng hao

Bín (bí) ngô nấu tỏi, bín (bí) đao nấu hành

Khuyên răn cẩn trọng trong suy nghĩ và hành động, con người nơi đây đã rất thẳng thắn:

Thà rằng không biết thì thôi Liều như lửa cháy lò vôi sá gì

Hay đã làm thì phải làm cho có hiệu quả, năng suất, còn không thì đừng hao phí công sức khi biết trước sẽ không được gì:

Công mô (nào), công nông, công ang

Công mô múc nác (nước) tưới hang cá tràu (lóc)

Trong lao động, học tập phải có tính kiên trì, nhẫn nại, không đứng núi này trông núi nọ:

Hãy cho bền chí câu cua

Dẫu ai câu trạch, câu rùa mặc ai

Con cháu phải luôn coi trọng chữ “Hiếu” trong ứng xử gia đình, dòng họ. Người làng chê trách những ai có thái độ bạc đãi đối với người đã có công sinh thành ra mình:

Bọ (cha) mạ(mẹ) nuôi con bằng trời bằng bể Con nuôi bọ mạ kể tháng kể ngày

Là mảnh đất văn hoá từ bao đời nay, đặc điểm nổi bật của người dân Quảng Xá là rất yêu thích ca dao, ứng khẩu và họ thuộc lòng rất nhiều các bài ca dao, phương ngôn ngạn ngữ, nhất là những bài ca ngợi quê hương Quảng Xá, Tân Ninh.

82

Hầu hết các vị cao tuổi trong làng đều thuộc lòng bài thơ nói về cảnh đẹp của làng:

Ai tô phong cảnh đẹp dường này! Sơn, Thuỷ hoá cùng khéo tạc bày Nước biếc sông Giang nằm cõi Bắc Non xanh núi Lãnh đứng phương Tây Sao sa hồ rồng hồng ai bới

Đất nổi cồn Bằng giống thợ xây Hàm Rồng sẵn có đầu Voi có Ai tô phong cảnh đẹp dường này!

Với niềm tự hào đó nên dẫu ai đi xa, làm ăn hay công tác ở đâu vẫn luôn thường trực nỗi nhớ quê nhà:

Đi mô (đâu) cũng nhớ làng “miềng”(mình) Nhớ Lùm, nhớ Ếc, nhớ Kênh, nhớ Nà Nhớ mả Họ, nhớ mả Ca

Nhớ Đôồng, nhớ Nôổng, nhớ qua Nương Bòn Nhớ Trường, nhớ chợ chiều hôm

Nhớ Đình, nhớ Điện, nhớ luôn mái Chùa

...

(Trích trong bài Nhớ “Làng miềng”của Nguyễn Đại Bột) Kho tàng ca dao, tục ngữ, thơ ca của làng rất giản dị nhưng chứa đầy ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu con người cũng như ý chí vươn lên sống đẹp trong mọi hoàn cảnh. Được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhưng kho tàng đó như đã thành rễ bám sâu tạo nên nền tảng vững chắc cho tâm hồn, khí phách con người nơi đây cũng như làm sinh động thêm trong ngôn ngữ thường ngày của họ, góp phần vào tính đa dạng, thống nhất của kho tàng ca dao, tục ngữ, thơ ca của dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 79)