6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Phong tục trong hôn nhân – gia đình
* Hôn nhân
Hôn nhân không chỉ là việc giữa hai người mà là chuyện có liên quan đến dòng tộc. Đặc trưng của hôn nhân là xác lập quan hệ giữa hai gia tộc, mặt khác hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng nhất để duy trì dòng dõi cũng như phát triển nguồn nhân lực. Bởi vậy ngày xưa rất thận trọng trong việc đi hỏi vợ
61
cho con, cưới hỏi phải qua nhiều lễ gọi là “lục lễ thành hôn” (sáu lễ cưới hỏi) gồm: lễ nạp thái (gọi là lễ bỏ trầu), lễ vấn danh (tức là lễ hỏi), lễ nạp cát (là lễ viếng thăm họ hàng nhà gái), lễ thỉnh kỳ (gọi là lễ xin cưới hoặc thách cưới), lễ nạp trưng (tức là nộp của cưới), lễ thân nghinh (là lễ rước dâu). Nhưng thấy phiền phức nên nhiều nơi đã đơn giản hoá đi, chỉ còn 4 lễ là: lễ bỏ trầu (lễ dạm); lễ hỏi (vấn danh); lễ chịu lời (lễ nạp trưng); lễ cưới (vu quy ở nhà gái, rước dâu và thành hôn ở nhà trai).
Cùng với những phong tục chung của dân tộc về hôn nhân, cưới hỏi ở làng Quảng Xá còn có những tục như: tục mẹ vợ không đi đưa con gái về nhà chồng; tục trao của hồi môn của nhà gái có thể là chiếc nhẫn vàng, sợi dây chuyền vàng hay tiền bạc,... những nhà giàu có nhiều ruộng tư còn cắt cho con gái một ít ruộng đất trước sự chứng kiến của mọi người; tục sắm cổ lại mặt sau lễ cưới ba ngày.
* Gia đình
- Gia đình là tổ ấm, là tế bào của xã hội. Gia đình hoà thuận thì đất nước bình yên thịnh trị. Phần lớn trước đây có nhiều nơi một gia đình cùng 4 đời chung sống trong một căn nhà nghĩa là cũng ăn, cùng ở, cùng làm chung một công việc do một người có uy tín điều hành gọi là “tứ đại đồng đường”. Đó cũng là một tục hay còn có nơi đang lưu giữ. Nhưng đối với làng Quảng Xá, theo sự khảo sát của chúng tôi thì ở đây không phổ biến hình thức đó mà chủ yếu là tồn tại loại gia đình nhỏ (2 hoặc 3 thế hệ sống chung với nhau). Bởi lẽ ở đây “có tục ra riêng được thực hiện một cách triệt để từ rất sớm” [50;26].
Tục ra riêng là tục cho con cái vốn riêng sau khi cưới vợ, cưới chồng. Đôi vợ chồng trẻ từ số vốn liếng ban đầu sẽ tự làm chủ, tự tính toán bàn bạc nhau để chùng cộng sự làm ăn. Thường thường cha mẹ cho vốn như nồi niêu, bát, đọi (tô); thúng, mủng, nong, nia; nhà làm ruộng thì cho một tạ lúa, nhà dệt vải thì cho một đến hai lô bông dệt. Vì ban đầu chưa có vốn làm nhà nên cha mẹ ngăn nhà, ngăn bếp cho sinh hoạt. Như vậy có nghĩa là vợ chồng trẻ hoàn toàn lo liệu cuộc sống bằng cách tự làm chủ không lệ thuộc cha mẹ.
62
Vì có tục ra riêng nên vợ chồng trẻ còn được bà con hàng xóm, anh chị em đã trưởng thành sớm để cho thêm vốn, ví dụ: cho một đôi gà, cho một con lợn bột, cao hơn thì cho một vài khâu vàng.
Vì có tục ra riêng mà vợ chồng “tay hòm chìa khoá” tự làm chủ mình nên đôi vợ chồng nào siêng năng, đôi vợ chồng nào lười nhác, đôi vợ chồng nào căn cơ, đôi vợ chồng nào sa sút đều thể hiện rất rõ qua một vài vụ làm ăn.
Sau một thời gian ra riêng, 5 năm hay 10 năm vợ chồng tích luỹ được vốn xin bố mẹ làm nhà ở thì sẽ được sự quan tâm tiếp như: làm thủ tục xin đất, tuỳ vốn có nhiều hay ít để tính toán làm nhà rộng hay hẹp, nhà ngói hay tranh,...
Tục ra riêng là một hình thức giáo dục cho con cái sớm tự lập. Cũng từ việc lo toan để càng hiểu thêm công lao cha mẹ. Đến nay tục ra riêng vẫn được phát huy tốt. Trong cơ chế thị trường, tục ra riêng cũng phát huy được thế mạnh của nhiều đôi vợ chồng có chí hướng làm ăn biết tiêu pha, tích luỹ, bỏ được tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cha mẹ. Dù ra riêng nhưng mối quan hệ gia đình vẫn bảo đảm mật thiết.
- Trong sinh đẻ:
Sinh con là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ sau khi lập gia đình. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy ở làng Quảng Xá có rất nhiều tục trong sinh đẻ rất nghiêm ngặt và bất cứ ai cũng đều tuân theo với mong muốn “mẹ tròn con vuông”, gặp nhiều điều tốt lành đặc biệt đối với gia đình có người sinh con và đứa bé được sinh ra. Sau đây là những tục mà theo chúng tôi thấy rất hay và độc đáo của làng:
+ Tục “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”: con so là con sinh đầu
lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Con gái mới lớn lên còn trẻ người non dạ chưa biết kiêng cữ khi đi đứng, ăn uống, tắm giặt... hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sau đã có kinh nghiệm hơn, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc. Đây là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có sự thu xếp. Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rễ sang nhà ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường sá xa
63
xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng. Sau khi “mẹ tròn con vuông”, cháu cứng cáp thì chàng rể cũng sắm một số lễ, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về.
+ Tục xin áo quần cũ cho trẻ sơ sinh và tục cho chó mặc áo trẻ.
Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con họ hàng, làng xóm nhà ai có con bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như vậy thì xin một vài cái áo hay cái quần, vài cái tả cũ của đứa bé về giặt giũ, sửa sang lại để dùng cho con mình. Và nguời ta cũng quan niệm: vì trẻ sơ sinh da còn non mặc đồ mới dễ bị xây xát, hay đau yếu nên dùng đồ cũ cho bền, cho tốt. Vì vậy, người cho áo cũng thấy vinh dự được người khác quý con mình và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hưởng của mình.
Ngoài xin áo quần cũ, người mẹ còn mua sắm thêm vài cái áo cái quần, cái tả mới cho trẻ. Nhưng không để con mặc ngay mà để cho một con chó nhỏ trong nhà khoác đi một vòng nhà mới mở ra cho trẻ mặc tiếp. Nếu không có chó thì thả áo xuống nhà dùng bàn chân chà nhẹ lên áo lăn vài vòng là được. Người ta quan niệm làm vậy để đuổi cái khí tà âm nơi chiếc áo, đứa trẻ mặc vào ngủ ngon hơn, không bị trở giấc.
+ Tục đặt tên xấu: Ở làng Quảng Xá, đứa trẻ mới sinh ra chưa gọi tên chính. Mới lọt lòng, nếu là con trai thì gọi là “cu”, “đái”, thằng cún, thằng chuột; nếu là con gái thì gọi là “mẹt”; đến khi đến trường mới gọi theo tên khai sinh. Dân làng quan niệm rằng nếu đặt tên đẹp tên hay đứa trẻ sẽ khó nuôi, đặt tên xấu ma quỷ không chú ý sẽ sống yên thân. Bởi vậy phải chọn những tên quê kiểng xấu xí thậm chí vô nghĩa để đặt mà gọi hàng ngày. Ví dụ nhà có 3 đứa con thì đặt ba tên Choảnh, Choành, Choanh; ông Bát Vời sinh được 5 người con trai ba người con gái đều chọn các danh từ tính từ đặt tên: 5 người con trai thì lần lượt từ lớn đến bé: Rú – Ri - Rừng - Rậm - Rịt, còn 3 con gái thì được đặt là Vời - Biển – Sông; cụ Dương Uý có 5 người con trai thì đặt tên là: Mễ - Châu – Âu – Á – Xiêm (tên của những vùng lục địa trên thế giới), còn con gái thì Than - Luốc – Lem (nghe đâu
64
thời trước làng hay bị hoả hoạn nên cụ mới đặt tên cho 3 cô con gái như thế có ý trừ yểm).
Việc đặt tên phải cẩn trọng, tránh trùng tên với các bậc trên trong họ tộc và cũng tránh trùng tên với bề trên của láng giềng. Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên.
Rõ ràng việc đặt tên con cho thấy cái ngộ nghĩnh, hài hước, vừa gần gũi bình dị, vừa có chút phi thường trong niềm khát vọng, sự mong ước cuộc sống luôn yên vui hạnh phúc, giàu sang, sung túc và khả nguyện. Đó là nét văn hoá rất riêng mang giá trị dân gian trong tính cách con người Quảng Xá
+ Tục vẽ nhọ lên mặt trẻ: Đứa trẻ mới sinh khi vì công việc gì phải bồng ra đường thì thường thường các bà lấy nhọ quệt lên mặt. Quệt ngang quệt dọc để nhìn đứa trẻ bị dị dạng khuôn mặt mới yên tâm. Dân làng quan niệm rằng: đứa trẻ sinh ra vốn bụ bẩm, xinh đẹp, khi ra đường sẽ có nhiều người chú ý, quở khen. Trong lúc quở khen có kẻ tốt, có kẻ xấu sẽ không có lợi cho đứa trẻ lúc trưởng thành.
Việc có tục quẹt nhọ lên mặt trẻ là để con người không chú ý, ma quỷ thấy xấu xí cũng không rình rập theo. Đứa trẻ là niềm tin, là hy vọng nên rất được sự quan tâm của mọi người. Nhưng phong tục như vậy cũng là thể hiện sự cầu yên trong ý thức mọi người với đứa trẻ.
Tục này thường có trong ý thức các người già nhất là khi trẻ đi từ nhà nội đến nhà ngoại hoặc từ nhà ngoại về nhà nội dù đoạn đường ngắn dài nhưng phải được bảo toàn. Việc bồng trẻ ra khỏi nhà ngươi ta cũng ít khi cho đi buổi hoàng hôn. Buổi hoàng hôn nhiều khí âm không tốt cho đứa trẻ vừa lọt khỏi bụng mẹ.
3.2.3. Phong tục tang chế
Cũng giống như người Việt ở các địa phương khác, người Việt ở làng Quảng Xá có phong tục tang chế mỗi khi có người thân trong gia đình qua đời. Các việc phải làm đó là: những nghi thức về tang lễ, lập ban tang lễ, nhập quan, lễ thành phục, di quan, hạ huyệt, lễ mở cửa mả, lễ thất thất (49 ngày), lễ tất khốc (100 ngày), giỗ đầu hay còn gọi là tiểu tường (1 năm), lễ đại tường (2 năm), cải
65
táng, thời gian để tang. Thực hiện những phong tục đó chính là thể hiện đạo hiếu, đạo nghĩa với người đã khuất cũng như trách nhiệm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình khi có chuyện đau buồn.
Qua điền dã thực địa, chúng tôi thấy ở làng Quảng Xá hiện vẫn có những tục tồn tại, đó là tục sắm cổ hậu sự (chiếc hòm) và tục trổ cửa ngõ lúc đưa tang.
Tục sắm cổ hậu sự:
Người già bước vào tuổi “Bất đáo đình trung”, thậm chí tuổi “Ngủ thập tri thiên mệnh” là đã bắt đầu tích luỹ để đóng cổ hậu sự cho mình. Xuất phát từ ý nguyện để được an tâm nếu khi rủi ro xảy đến nên nhiều người bất kể con cái đông đàn đông lũ hay sống cô đơn đều ao ước điều trên. Khi thấy trong túi mình đủ số tiền để mua gỗ cấp thì họ mời thợ sơn tràng đến nhà đặt vấn đề. Sơn tràng nhận tiền đi rừng khai thác gỗ đưa về đúng hẹn. Có gỗ rồi thì họ định ngày rước thợ mộc về nhà để hoàn thành cổ hậu sự. Cổ hậu sự hoàn thành là họ tổ chức ăn mừng cơm rượu rồi tiễn thợ. Ngày đó, con cháu cũng đến chúc mừng gọi là mừng hoàn thành “nhà đất” cho ông, bà.
Bước tiếp theo là mua sơn về sơn. Sơn cổ hậu sự thường dùng sơn đỏ, kẻ chữ thọ sơn vàng trông nổi lên rất đẹp.
Có người sắm cổ hậu sự từ khi mới 50, 55 tuổi nhưng tuổi thọ đến trên chín mươi. Nghĩa là cổ hậu sự sống bên người già những bốn mươi năm. Có người sắm cổ hậu sự cho mình nhưng bỗng nhiên con cháu có sự cố “lá xanh rụng trước lá vàng trên cây” thì lại dùng cổ hậu sự ấy. Ông bà phải tổ chức làm cổ hậu sự mới khác cho mình. Vậy là có người sống thọ đến phải ba lần đóng cổ hậu sự. Việc làm lo cho cái chết, cái chết không đến nên vẫn có quan niệm cho rằng người lo cổ hậu sự luôn luôn sống thọ. Bây giờ đã thành tục hay của làng.
Tục trổ cửa ngõ lúc đưa tang:
Thường khi đưa tang, ban tang lễ cho trổ ngõ khác. Đưa xong thì tấp lại. Dân làng quan niệm người sống không thể đi chung đường với linh hồn người chết. Đi chung đường dễ kéo dài sự thương nhớ.
66
Nếu không trổ được cửa thì chặt hai cây chuối dựng hờ hai trụ cổng. Đưa quan tài đi qua rồi thì đạp dập hai cây chuối ấy xuống. Cách làm phép như vậy cũng thay cho việc trổ ngõ mới.
3.3. Lễ hội và các trò chơi dân gian
3.3.1. Lễ hội cúng Thành hoàng và các bậc khai canh khải cư ở làng Quảng Xá
Mảnh đất và con người Quảng Bình có được như ngày nay là do những đợt Nam tiến, di dân trong lịch sử từ phía Bắc vào đây sinh cơ lập nghiệp. Từ xa xưa, các vị tiền bối đã kéo đến đây khai hoang, lập làng, lập ấp dần dần hình thành tên làng, tên xã như ngày nay. Để tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân và cũng là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sau khi các vị này qua đời, con cháu - hậu duệ của họ đã lập nên các đình, đền, miếu... để thờ phụng và nhang khói trong các dịp lễ Tết, đặc biệt trong dịp kị - dỗ của các ngài, dân làng thường tổ chức các hình thức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của các ngài, cũng như nhắc nhở con cháu hôm nay và mai sau nhớ về cội nguồn “nơi chôn rau cắt rốn”. Đồng thời cầu mong các ngài luôn “là vị thần bảo vệ làng” khỏi mọi điều không hay trong đời sống [31;48]. Chính vì vậy, tục thờ cúng thành hoàng làng và các bậc khai canh khải cư có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân làng xã Quảng Bình.
Có làng chỉ thờ 1 vị thành hoàng như thôn Thượng Phong (xã Phong Thuỷ- huyện Lệ Thuỷ) thờ danh tướng Hoàng Hối Khanh, làng Lũ Phong (xã Quảng Phong - huyện Quảng Trạch) có vị thần thành hoàng là Hoàng Phạm Xuân Quế, làng Lệ Sơn (huyện Tuyên Hoá) có vị thần thành hoàng là Lê Văn Thành....; có làng thờ 2 vị thần như làng Hoà Ninh (huyện Quảng Trạch) thờ Đoàn Tất Đạt và Nguyễn Sum, làng Trung Trinh (Long Đại-Quảng Ninh) thờ Đoàn Văn Bổn và Đoàn Ngọc Nghị,...; nhưng có làng thờ đến 7-8 vị như làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) nên dân làng phong họ là “Thập nhị hiền tục khẩn”,... Đối với làng Quảng Xá (xã Tân Ninh - huyện Quảng Ninh) thì có 3 vị đứng đầu 3 dòng họ Dương, Nguyễn, Trần được dân làng phong làm thần Thành hoàng làng. Hàng
67
năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, dân làng làm lễ cúng Thành hoàng, ngày xưa tại đình làng nhưng bây giờ chuyển về tại các nhà thờ họ (vì đình làng không còn nữa do chiến tranh tàn phá). Lễ hội được tiến hành trong 2 ngày, từ chiều 14/2 đến 15/2 âm lịch. Tiến trình buổi lễ như sau:
- Chiều 14/2 dân làng làm lễ Túc Yết.
- Sáng 15/2 là ngày chính của lễ hội bao gồm: lễ Chánh tế, lễ rước, Đại tế và cuối cùng là phần Hội.
Các vật lễ cúng được trưng bày trên ba bàn thờ lớn: Thượng – Trung - Hạ. Lễ vật cúng gồm nhiều loại nhưng nhất thiết phải có những lễ sau:
- Bàn Thượng gồm: một cái thủ lợn, một mâm hoa quả, một dĩa đựng huyết có ít lông lợn gọi chung là “mao huyết”.
- Bàn Trung gồm: một con gà luộc, một dĩa xôi, một mâm hoa quả. - Bàn Hạ gồm: một mâm hoa quả, một dĩa muối gạo, một dĩa trầu cau. Khi màn đêm buông xuống, lễ Túc Yết bắt đầu. Túc Yết nghĩa là trình các vị thần linh biết rằng mọi việc đã được chuẩn bị đầy đủ, xong xuôi. Vào thời điểm ấy, ban tổ chức lễ hội bày biện sẵn hương hoa, quả phẩm và các món hào sản trên