4. Phương pháp luận nghiên cứu
2.2.5. Mẫu nghiên cứu
2.2.5.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng đi siêu thị ở Nha Tang. Mẫu được chọn là sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng, chủ doanh nghiệp, công chức, lao động phổ thông, người nội trợ ….
2.2.5.2. Cách thức chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), bất cứ khách hàng nào đã từng mua sắm tại các siêu thị ở thành phố Nha Trang. Việc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp tại các siêu thị, hộ gia đình, văn phòng Công ty, trường học, …
2.2.5.3. Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu:
Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà chỉ đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983) trích trong MacClallum và đồng tác giả (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến.
Theo Hair & ctg (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) phải có ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát.
Theo Hair & ctg (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì để sử dụng phân tích nhân tố khám phá, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên.
Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ giữa số mẫu tối thiểu trên số biến đo lường ít nhất phải là 4 hay 5.
Như vậy, căn cứ vào số biến ban đầu của mô hình nghiên cứu (47 biến) thì cỡ mẫu đạt yêu cầu khoảng 5 x 47 = 235 mẫu. Tuy nhiên, phương pháp lấy mẫu mà tác giả sử dụng là lấy mẫu thuận tiện nên số mẫu cần phải lớn thì mới đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, bên cạnh đó trong các mẫu thu về sẽ có những mẫu không sử dụng được do mắc các lỗi bỏ trống, trả lời sai, … nên tác giả quyết định phát ra số mẫu gấp 1,5 lần số mẫu dự kiến 235 x 1,5 = 353. Số bảng câu hỏi tác giả phát ra là 360 bảng.
Sau khi thu thập đầy đủ các mẫu đã phát ra và thu về, tác giả tiến hành kiểm tra sự phù hợp của các mẫu. Lần kiểm tra thứ nhất, tác giả dựa vào tiêu chí loại đi các mẫu bỏ trống hoặc chọn hơn một lựa chọn trong các câu chỉ được chỉ được phép chọn một. Sau lần kiểm tra thứ nhất sẽ có một số mẫu bị loại đi. Số còn lại sẽ được kiểm tra lần thứ hai với tiêu chí đánh giá sự logic giữa các câu trả lời. Sau lần kiểm tra này, tác giả loại đi những mẫu không hợp lệ.