Trang trí kiến trúc trong Ứng Lăng

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 56)

Ứng Lăng là một công trình kiến trúc mang đậm nét giao thoa giữa phong cách phương Đông và phương Tây. Trong đó những yếu tố hiện đại, phương Tây chiếm một vị trí quan trọng. Chính vì vậy, các chất liệu cũng như hình thức trang trí mang tính chất truyền thống không còn trở nên phổ biến

nữa. Ứng Lăng tồn tại chủ yếu hình thức trang trí vôi vữa đắp nổi, vẽ màu, khảm sành sứ và thủy tinh màu. Vôi vữa đắp nổi được thể hiện ở nhiều vị trí khác nhau như thành bậc, tam quan, cổ diêm, phường môn… Vẽ màu được thể hiện chủ yếu ở mặt tường và trần của Tả Tùng Tự, Hữu Tùng Tự, Thiên Định Cung.

Khảm sành sứ được sử dụng gần như tuyệt đối trong nội thất Thiên Định Cung với đề tài vô cùng phong phú như: chữ Phúc, chữ Thọ, chữ Vạn, các đồ án nhân vật, động vật, thực vật, đồ vật…

1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

1.3.1. Chương này đã giới thiệu tổng quát về lịch sử hình thành và tồn tại của quần thể lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Đồng thời đã đánh giá hiện trạng các lăng tẩm này, đặc biệt là hiện trạng của gốm sứ hiện diện trong trang trí kiến trúc ở các lăng tẩm các vua triều Nguyễn, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận văn.

1.3.2. Chương này cũng đưa ra khái niệm trang trí kiến trúc và giới thiệu khái quát 9 dạng thức trang trí kiến trúc phổ biến trong hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Tác giả trình bày các dạng trang trí chủ yếu và nổi trội trong mỗi lăng tẩm, từ đó, phân tích và đánh giá vai trò và giá trị nghệ thuật của các dạng trang trí kiến trúc này đối với từng lăng tẩm cụ thể, cũng như đối với cả quần thể lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế nói chung.

CHÚ THÍCH CHƢƠNG 1

1. Do hoàn cảnh lịch sử nên một số vua triều Nguyễn chỉ ở ngôi trong một thời gian ngắn, trong khi đó, đất nước lại rơi vào tình trạng khó khăn do ngoại xâm, sự bất ổn về chính trị và kinh tế suy thoái khiến ngân khố cạn kiệt. Đặc biệt, dưới triều các vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại, đất nước ta đã rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Các vua này một số làm bù nhìn của Pháp, một số chống lại Pháp và bị phế truất. Chính vì vậy, lăng của họ không có điều kiện để xây dựng.

2. Theo quan niệm của phương Đông, vua tượng trưng cho mặt trời. Mặt trời mọc ở phía đông, ám chỉ vua đang cai trị thiên hạ, mặt trời lặn ở phía tây, tức là vua đã thăng hà. Đó chính là lý do khiến lăng tẩm các vua nhà Nguyễn được xây dựng ở phía tây.

3. Quần thể Thiên Thọ Lăng bao gồm: lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), thân mẫu của chúa Nguyễn Phúc Thái (Trăn); lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng hậu, vợ của chúa Nguyễn Phúc Thái (Trăn) (1650 - 1725); lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Thụ (Chú) (1697 - 1738); lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng hậu (1738 - 1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của vua Gia Long; lăng Hoàng Cô của Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long; lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu; lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao hoàng hậu, thứ phi của vua Gia Long và là thân mẫu của vua Minh Mạng [88].

Chương 2:

GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÚC

TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 2.1. LOẠI HÌNH, XUẤT XỨ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA GỐM SỨ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÚC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA NGUYỄN Ở HUẾ

2.1.1. Loại hình

2.1.1.1. Gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc

Nếu như gốm sứ của các triều đại trước Nguyễn chủ yếu tập trung vào các loại hình phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hoàng gia và triều đình, thì các vua Nguyễn lại chú trọng đặc biệt trong việc trang hoàng các công trình kiến trúc bằng gốm sứ. Năm 1810, triều đình thành lập hẳn một lò gốm Long Thọ “chuyên sản xuất gạch ngói tráng men và các đồ gốm dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc và trong nội thất các cung điện, lăng tẩm” [59, tr. 306-307].

Gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc gồm 2 loại: gạch và ngói. * Gạch: Gạch dùng cho trang trí kiến trúc gồm: gạch lát nền (gạch Bát Tràng) tráng men và gạch trang trí (gạch đúc liền khối và gạch thống phong).

- Gạch Bát Tràng tráng men (BA 1) “có hình vuông với nhiều kích cỡ, trong đó chủ yếu là loại gạch có kích thước 30 x 30 x 5cm. Đây là loại gạch lưu ly được tráng men ở một mặt. Chúng gồm hai màu: thanh lưu ly và hoàng lưu ly” [59, tr. 310-311].

kia tráng men và khắc chìm (hoặc khắc nổi) các họa tiết, hoa văn, thường dùng làm song chắn trong các nữ tường” [59, tr. 311]. Gạch thống phong (BA 2: 2; BA 3-13; BA 34: 1; BV 1-2; BV 4: 1) “được đúc bằng khuôn, sử dụng phương pháp trổ thủng để tạo hoa văn” [59, tr. 311]. Chúng thường có 2 loại “loại để mộc, và loại tráng men xanh, men vàng. Xương xốp, màu đỏ nhạt, dễ vỡ. Riêng loại gạch không phủ men thì độ nung cao hơn, xương rắn, mịn, màu đỏ tươi” [7, tr. 338].

* Ngói: Ngói được dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn chủ yếu là ngói tráng men. Ngói tráng men gồm các loại: ngói liệt, ngói ống, ngói âm dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy.

- Ngói liệt (BA 4; 8; 14) “gồm hai loại, hình vuông và hình chữ nhật, tráng men một mặt, chúng thường dùng để lợp các ngôi miếu thờ và một số công trình ở các lăng, bề mặt phủ men hướng lên phía trên hoặc phía nền nhà” [59, tr. 312].

- Ngói ống (BA 2: 2; BA 4; 5; 9; 10: 1; 11: 2; 13; 14: 2; 15; 16; 31; 45: 1, 47; 48: 2; 49; 52 ) có “hình cái ống tách đôi, một đầu có chuôi thu nhỏ để luồn vào bên trong viên ngói khác khi lợp. Mặt ngoài ngói ống có tráng men màu lục hoặc màu vàng. Ngói ống khi lợp phải kết hợp với các viên ngói âm cùng màu trong hệ thống ngói âm dương và đảm nhiệm vai trò của viên ngói dương. Mặt tráng men của các viên ngói hướng lên phía trên. Cứ hai viên ngói âm thì có một viên ngói ống phủ lên (hay cứ hai viên ngói ống thì có một viên ngói âm liên kết bên dưới)” [59, tr. 313].

- Ngói âm dương (BA 9; 10: 1; 13: 1; 16: 3) có “hình chữ nhật nhưng mặt ngói uốn cong, kích thước 22 x 20 x 1cm, tráng men (màu lục hoặc màu vàng) ở một mặt ngói. Những viên ngói dương thì lớp men sẽ được tráng bên ngoài mặt cong, còn những viên ngói âm thì sẽ được tráng men ở bên trong mặt cong. Khi lợp, mặt có men của cả hai loại ngói đều hướng lên phía trên tạo màu lục hoặc màu vàng cho cả bộ mái” [59, tr. 313].

- Ngói trích thủy (BA 5; 9; 10; 12: 1; 13; 14: 1; 15; 16; 45: 1), là những viên ngói âm đặc biệt, nằm ở vị trí dưới cùng của mái công trình, có chức năng định hướng giọt nước mưa và trang trí cho diềm mái. Ngói trích thủy “thường được tạo hình lá đề, bề mặt phủ men xanh sẫm hoặc men vàng, tùy thuộc vào bộ mái công trình sử dụng loại ngói phủ men gì. Mặt ngoài của yếm ngói được trang trí nổi hình đầu dơi ở chính giữa, 2 bên là dây lá uốn móc, xung quanh diềm được trang trí hồi văn hình chữ Công” [7, tr. 339].

- Ngói câu đầu (BA 5; 9; 10; 12: 1; 13; 14: 2; 15; 16; 45: 1) là những viên ngói dương đặc biệt nằm ở vị trí dưới cùng của mái công trình, có chức năng trang trí cho diềm mái. Ngói câu đầu có “mặt ngoài hình tròn phủ men xanh hoặc vàng, giữa trang trí nổi chữ Thọ theo lối triện, xung quanh trang trí hồi văn hình chữ Công. Ngoài ra còn có một số ít đầu ngói được trang trí hoa dây uốn móc xung quanh chữ Thọ” [7, tr. 339].

2.1.1.2. Gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí kiến trúc kiến trúc

Để phục vụ nhu cầu xây dựng, sinh hoạt và trang trí, ngoài việc thành lập các lò sản xuất gốm sứ chuyên dụng ở Huế, triều đình nhà Nguyễn còn huy động gốm sứ từ các trung tâm sản xuất gốm sứ trên cả nước như: Bát Tràng, Móng Cái, Lái Thiêu… đưa về Huế. Ngoài ra, triều đình còn nhập khẩu các sản phẩm gốm sứ cao cấp từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu…) thông qua các hoạt động thương mại, ngoại giao [55, tr. 196-204], [59]. Gốm sứ gia dụng gồm: bát, đĩa, lọ, bình… , không chỉ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn được sử dụng trong việc trang trí các công trình kiến trúc như cung điện, đền đài, lăng tẩm…

Khảo sát thực địa tại các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế, tôi thấy có nhiều loại hình gốm sứ gia dụng có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Anh, Pháp… đã được sử dụng để trang trí

Các loại gốm sứ gia dụng này được nhập về Huế, rồi được đập ra thành nhiều mảnh lớn, nhỏ khác nhau. Sau khi cắt, gọt, tỉa, mài, các nghệ nhân sẽ tiến hành gắn, ghép chúng vào các vị trí khác nhau của các công trình kiến trúc theo những đồ án định sẵn, nhằm làm giảm đi sự nặng nề, khô cứng cho các công trình, đồng thời làm đẹp các công trình kiến trúc. Đa phần chúng được thiết kế thành một đồ án hoàn chỉnh theo ý đồ sẵn có từ trước để trang hoàng các công trình kiến trúc. Kiểu trang trí này được định danh là “nghệ thuật khảm sành sứ” [10, tr. 50].

2.1.1.3. Gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí kiến trúc

Ngoài 2 loại hình gốm sứ nói trên, gốm sứ mỹ thuật cũng xuất hiện trong các công trình kiến trúc lăng tẩm với mục đích trang trí. Tiêu biểu là những tượng gốm ở Khiêm Cung Môn, Xung Khiêm Tạ (Khiêm Lăng) (BA 45-54), BV 2: 4). Đặc biệt, trên Ngưng Hy Điện (Tư Lăng) có khoảng 150 bức phù điêu gốm tráng men với nhiều đề tài phong phú. Những bức phù điêu này “làm bằng đất nung, tráng men nhiều màu, thể hiện các mặt hổ phù, tứ linh (long, lân, quy, phụng), thường tọa lạc ở các vị trí như hai đầu hồi, bờ đao, bờ quyết, ở các ô hộc trang trí trên cổ diêm…” [55, tr. 203-204]. Sự xuất hiện của loại hình gốm sứ mỹ thuật này trên các kiến trúc là nét mới lạ trong trang trí kiến trúc truyền thống ở Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Xuất xứ và niên đại

2.1.2.1. Gốm sứ Trung Quốc

Gốm sứ Trung Quốc được sử dụng trong các công trình kiến trúc chủ yếu là gốm sứ có niên đại vào thế kỷ XVIII - XIX (Bảng 17).

Sau khi chiến thắng nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra vương triều Nguyễn. Ông bắt tay ngay vào khôi phục đất nước và xây dựng các công trình kiến trúc ở kinh đô Huế. Tuy

nhiên, do nhu cầu về gốm sứ phục vụ xây dựng các cung điện, lăng tẩm, đền đài… không đủ, nên nhà Nguyễn phải cho nhập thêm gốm sứ từ Trung Quốc. Các sản phẩm được nhập từ Trung Quốc bao gồm nhiều loại như gạch, ngói, gốm sứ (BA 6: 2; 7; 17; 18: 2; 19: 20: 1)… Về sản phẩm gạch, ngói có “các loại gạch lát nền và gạch trang trí (gạch thống phong, thường gọi là gạch hoa đúc rỗng) có tráng men; các loại ngói âm dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy, có tráng men (thanh lưu ly và hoàng lưu ly), trong giai đoạn đầu phải mua từ Trung Quốc về” [55, tr. 197].

Triều đình còn cho ký kiểu đồ sứ từ Trung Quốc và các nước phương Tây để phục vụ “nhu cầu bài trí trong nội điện và ngoại thất các cung điện, lăng tẩm” [59, tr. 316], với các loại hình phong phú như bình, chóe, thống, chậu (BA 18: 2; 19)... Ngoài đồ sứ ký kiểu, triều đình còn cho nhập khẩu

“một số đồ gốm sứ Trung Quốc một số ghi niên hiệu các triều vua Trung Quốc đương thời… cả sứ men màu, đồ pháp lam từ Trung Quốc về dùng” [26, tr. 96].

Kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học tại các lăng tẩm triều Nguyễn ở Huế từ năm 2004 - 2007 đã cung cấp những tư liệu xác thực về sự hiện diện của gốm sứ Trung Quốc ở kinh đô Huế. Gốm sứ Trung Quốc chủ yếu là đồ sứ ký kiểu được nhà Nguyễn đặt hàng hoặc mua từ Trung Quốc về dùng với các loại hình như bát, đĩa, chén, âu, thìa… có niên đại trong các thế kỷ XVIII - XX, nhiều nhất là gốm sứ trong các thế kỷ XVIII - XIX [31], [32], [33], [34]. Sự hiện diện của các loại hình gốm sứ Trung Quốc trên các công trình kiến trúc lăng tẩm là bằng chứng xác thực cho nhận định trên.

2.1.2.2. Gốm Việt Nam

2.1.2.2.1. Gốm Việt Nam làm tại Huế

Gốm Việt Nam sử dụng trong các công trình kiến trúc lăng tẩm ở Huế chủ yếu là gốm được sản xuất ở lò Long Thọ vào thế kỷ XIX (Bảng 17).

Trước nhu cầu xây dựng và trang trí cung điện, đền đài, lăng tẩm… ngày càng cao của triều đình, trong lúc các sản phẩm gốm sứ và gạch ngói trưng nạp từ các địa phương khác trong nước và gốm sứ mua từ nước ngoài về không đủ dùng, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng các lò sản xuất gốm sứ và gạch ngói ở Huế để đáp ứng nhu cầu trên.

Một mặt, triều đình cho khôi phục lại các lò sản xuất gạch ngói thuộc

Nê ngõa tượng cục (Cục làm gạch ngói) có từ thời các chúa Nguyễn cầm quyền ở Huế, hình thành nên một hệ thống các lò sản xuất gạch ngói kéo dài 5 - 6 km ở khu vực Ngõa Tượng - Nam Thanh - Vân Cù (nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cách Kinh Thành Huế khoảng 3 km về phía đông bắc, với khoảng “trên dưới 50 lò chuyên cung cấp các loại gạch vồ, gạch thẻ, ngói liệt, ngói âm dương” [59, tr. 307]. Mặt khác, triều đình cho thành lập ở đồi Long Thọ, làng Nguyệt Biều (nay là phường Thủy Biều, thành phố Huế) một “lò chuyên sản xuất gạch ngói tráng men và các đồ dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc và trong nội thất các cung điện, lăng tẩm” [59, tr. 307], gọi là lò Long Thọ.

Sự thành lập và hoạt động của lò Long Thọ đã được miêu tả như sau:

“vào tháng 11 năm Gia Long thứ 9 (1810) vua Gia Long ra đạo dụ thành lập ở Long Thọ một xưởng sản xuất gạch ngói và đồ gốm tráng men. Ðạo dụ này cho phép một người Hoa tên là Hà Ðạt, là bang trưởng Quảng Đông, thuê ba người thợ làm gạch ngói giỏi ở Quảng Ðông (Trung Quốc) đến Long Thọ giúp triều đình sản xuất các loại gạch ngói tráng men nhiều màu sắc để phục vụ cho các công trình xây dựng cung điện, đàn miếu của triều đình. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các người thợ Trung Quốc, các thợ gốm Việt Nam trong công xưởng Long Thọ đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật làm gốm tráng men và đảm nhận từ việc xây lò, khai thác nguyên liệu, pha chế men... đến tạo hình và nung chín sản phẩm. Những người thợ Trung Quốc hoàn thành công việc, họ trở về nước với nhiều ân thưởng của triều đình” [59, tr. 307].

Sản phẩm của lò Long Thọ gồm “gạch ngói cao cấp có tráng men như thanh lưu ly, hoàng lưu ly, câu đầu, trích thủy, các loại gạch khoét lọng với nhiều đồ án hoa văn đa dạng, các tượng đất nung, phù điêu trang trí trên vách tường, thành quách, trụ biểu…” [62, tr. 130] (BA 2-16; BA 30-33; BA 45-54; BV 1-2).

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và so sánh những tài liệu thư tịch triều Nguyễn, bài khảo cứu của Rigaux về đồ gốm ở Long Thọ [37], những công trình nghiên cứu của những người đi trước về đồ gốm thời Nguyễn có liên quan đến lò Long Thọ [21], [26], [27], [59], [61], [67], kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học của khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là trường Đại học Khoa học Huế) phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 56)