Gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 61)

kiến trúc

Để phục vụ nhu cầu xây dựng, sinh hoạt và trang trí, ngoài việc thành lập các lò sản xuất gốm sứ chuyên dụng ở Huế, triều đình nhà Nguyễn còn huy động gốm sứ từ các trung tâm sản xuất gốm sứ trên cả nước như: Bát Tràng, Móng Cái, Lái Thiêu… đưa về Huế. Ngoài ra, triều đình còn nhập khẩu các sản phẩm gốm sứ cao cấp từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu…) thông qua các hoạt động thương mại, ngoại giao [55, tr. 196-204], [59]. Gốm sứ gia dụng gồm: bát, đĩa, lọ, bình… , không chỉ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn được sử dụng trong việc trang trí các công trình kiến trúc như cung điện, đền đài, lăng tẩm…

Khảo sát thực địa tại các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế, tôi thấy có nhiều loại hình gốm sứ gia dụng có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Anh, Pháp… đã được sử dụng để trang trí

Các loại gốm sứ gia dụng này được nhập về Huế, rồi được đập ra thành nhiều mảnh lớn, nhỏ khác nhau. Sau khi cắt, gọt, tỉa, mài, các nghệ nhân sẽ tiến hành gắn, ghép chúng vào các vị trí khác nhau của các công trình kiến trúc theo những đồ án định sẵn, nhằm làm giảm đi sự nặng nề, khô cứng cho các công trình, đồng thời làm đẹp các công trình kiến trúc. Đa phần chúng được thiết kế thành một đồ án hoàn chỉnh theo ý đồ sẵn có từ trước để trang hoàng các công trình kiến trúc. Kiểu trang trí này được định danh là “nghệ thuật khảm sành sứ” [10, tr. 50].

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)