Kỳ lân (BV 16) là một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng). Kỳ lân thực chất là tên ghép: kỳ là con đực, lân là con cái. Tuy nhiên, người Việt thường đồng nhất kỳ và lân làm một, và cũng gọi linh vật này là ly. Kỳ lân cũng là một con vật huyền thoại7, có đức tình nhân từ, khoan dung, không dẫm đạp lên cỏ non, không làm hại bất cứ loài côn trùng nào. Kỳ lân là con vật báo hiệu điềm lành, biểu tượng cho sự trường thọ, sự nguy nga đường bệ, niềm hạnh phúc lớn lao. Lân xuất hiện báo hiệu một vị minh quân hay một nhà hiền triết nào đó chuẩn bị ra đời.
Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, lân được tạo hình dưới dạng một tác phẩm độc lập hay kết hợp với các con vật khác. Những con lân được tạo dáng bằng vôi vữa đắp nổi, sau đó người ta khảm các mảnh sành sứ lên các vị trí như mắt, trán, mình, chân, đuôi. Lân được trang trí ở phần tiếp xúc giữa bề mặt của tường và cổng (tượng 2 con lân đắp bằng vôi vữa khảm mảnh sành sứ trang trí phần tiếp xúc giữa bề mặt tường và cổng trước mộ vua Dục Đức và mộ hoàng hậu Từ Minh ở An Lăng) (BA 25), bình phong (tượng 3 con lân được đắp nổi bằng nề vôi vữa và khảm mảnh sành sứ trên bình phong trước mộ vua Dục Đức), trên các ô hộc (Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 27: 1). Lân đi liền với rồng và rùa bằng mảnh sành sứ khảm trên bình phong hậu Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng (BA 27: 2).
Trong trang trí kiến trúc cung đình thời Nguyễn ở Huế, bên cạnh con lân, còn có hình tượng con nghê và con long mã. Thực ra, giữa lân, long mã và nghê không có sự phân biệt rạch ròi, nên người ta thường hay nhầm lẫn các linh vật này với nhau.
Long mã là sự kết hợp giữa rồng, lân và ngựa.8 Theo truyền thuyết, long mã xuất hiện dưới thời vua Phục Hy. Ông vua trong huyền sử Trung Hoa
Đồ.9 Trong trang trí Huế, long mã xuất hiện ở các vị trí khác nhau như cổ diêm của các cổng (đồ án long mã phụ Hà đồ cổng Bửu Thành ở Khiêm Lăng, cổng trổ của La Thành bao quanh lăng ở An Lăng) (BA 55: 1), bình phong (đồ án long mã phụ Hà đồ được đắp nổi bằng nề vôi vữa khảm mảnh sành sứ trên bức bình phong hậu, tả Minh Khiêm Đường, hậu và hữu Ôn Khiêm Đường ở Khiêm Lăng) (BA 10). Trên các bức bình phong trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, hình tượng long mã thường được thể hiện: lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây.
Trong khi đó hình tượng con nghê được thể hiện dưới hình thức tượng gốm hay phù điêu gốm tráng men gắn trên vọng lâu của vọng lâu Khiêm Cung Môn ở Khiêm Lăng (BA 45), hay trên đầu hồi và đầu bờ nóc, bờ quyết hoặc là các mảng phù điêu gốm tráng men gắn ở bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng (BA 47: 1; 49: 2).