Ứng Lăng (Lăng vua Khải Định)

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 39)

Châu Chữ làm địa điểm xây cất lăng mộ. Ứng lăng (Bình đồ 5; Sơ đồ 8) nay thuộc địa phận thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Lăng lấy một ngọn đồi trước mặt làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn làm “tả thanh long, hữu bạch hổ”, khe Châu Ê đóng vai trò yếu tố minh đường, núi Châu Chữ (đổi tên thành Ứng Sơn) làm hậu chẩm. Tên của lăng được gọi theo tên của núi là Ứng Lăng. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm, quy mô của Ứng Lăng không đồ sộ bằng nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức. Ứng Lăng xây dựng trong vòng 11 năm mới xong (1920 - 1931). Vật liệu xây dựng là gạch, đá, xi măng, sắt, thép, gốm sứ và thủy tinh màu... hầu hết được nhập từ nước ngoài về.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật bao gồm khoảng 10 công trình kiến trúc chính phân bố trong khuôn viên rộng khoảng 5.600m2. Các công trình kiến trúc được bố trí theo từng cặp đối xứng nhau qua trục “thần đạo” xuyên suốt kiến trúc của lăng, mở đầu bằng các bậc cấp ở dưới cùng và kết thúc ở nơi cao nhất là Thiên Định Cung.

Ứng Lăng là một công trình kiến trúc phản ánh đậm nét sự giao thoa văn hóa Đông - Tây. Tuy bị người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống bởi những điều khác lạ so với dòng kiến trúc truyền thống ở Huế, nhưng Ứng Lăng lại có vai trò “đánh dấu giai đoạn tân cổ điển của lịch sử mỹ thuật triều Nguyễn nói riêng và của sự hội nhập văn hóa ở Việt Nam nói chung vào những thập niên đầu của thế kỷ XX” [3, tr. 246].

Có thể nói, 7 lăng tẩm được xây dựng trong những khoảng thời gian không giống nhau, phong cách cùng quy mô kiến trúc cũng khác nhau. Tuy nhiên, quy trình xây dựng các lăng tẩm lại khá đồng nhất và thường tuân theo các bước sau: “tìm đất - vẽ bản đồ địa cuộc, xác định vị trí đặt huyệt, quy hoạch các khu vực - tiến hành xây dựng - tổ chức lễ tạ Sơn thần/Thổ thần” [22, tr. 21].

Như vậy, trong khoảng một thế kỷ (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) các vua nhà Nguyễn đã xây cất được 7 khu lăng tẩm quy mô và bề thế bên cạnh nhiều công trình kiến trúc hoành tráng khác. Những công trình kiến trúc lăng tẩm này đã thể hiện trí thông minh, óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nói riêng và của triều Nguyễn nói chung. Lăng tẩm Huế

“so với những kiến trúc lăng mộ nổi tiếng thế giới như Thập Tam Lăng ở Trung Quốc, các kim tự tháp mộ vua ở Ai Cập… chưa phải là ghê gớm, nhưng nó cũng là di sản quý không riêng gì của Việt Nam mà là của loài người văn minh” [13, tr. 46].

Một phần của tài liệu Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)