Trúc là một loài cây quen thuộc đối với nhiều quốc gia ở phương Đông, trong đó có Việt Nam. Trong nghệ thuật tạo hình, cây trúc “mang biểu tượng của người quân tử… của sự trường thọ” [64, tr. 80-81].
Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, hình ảnh cây trúc được diễn tả rất đa dạng. Chúng thường được kết hợp với một loài khác để tạo thành các đồ án như: trúc với hoa cúc (cổ diêm Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng), trúc hóa rồng (cổ diêm Long Ân Điện ở An Lăng), trúc với chim (cổ diêm Huỳnh Ốc ở An Lăng, cổ diêm và bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng, nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng), trúc với hổ (nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 37: 2; 39; 41: 3; 43: 1)...
2.4.3.1.7. Cây tùng
Tùng là loài cây có sức sống mãnh liệt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để tồn tại. Do đó, cây tùng được xem như là biểu tượng của sự kiên định và trường thọ. Trong nghệ thuật tạo hình Huế nói chung và
trong trang trí kiến trúc lăng tẩm nói riêng, hình tượng cây tùng xuất hiện ở nhiều nơi, mang nhiều dáng vẻ khác nhau.
Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, cây tùng có khi được tạo hình độc lập trong một ô hộc (cổ diêm Lương Khiêm Điện, Bi Đình trong Khiêm Lăng) (BA 36: 4), có khi được thể hiện trong các đồ án như: tùng lộc (trên bình phong sau mộ vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh ở An Lăng, bờ quyết và cổ diêm Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng, nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 28: 1; 37: 39; BV 22: 2), tùng hạc (nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 39).
2.4.3.2. Bộ Bát quả
Bát quả trong trang trí Huế gồm 8 quả quý: lê, lựu, mận, đào, phật thủ, mãng cầu (quả na), nho, bầu (bí) (BV 22: 1). Chúng đều mang biểu tượng của sự đông đúc, phú quý, con cháu đầy đàn. Trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm Huế, bộ Bát quả được miêu tả hết sức sinh động, nhiều khi các quả quý được đặt chung trong mâm Bát quả hay Ngũ quả trên các cao đê kỷ ở một số công trình (nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng, bờ nóc Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng) (BA 34: 2; 39; 40: 1), nhưng cũng có khi chúng được miêu tả độc lập trong mỗi ô hộc (cổ diêm Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng, Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng) (BA 49: 2), cũng có khi chúng được kết hợp với một đồ vật, động vật hay thực vật khác để tạo thành các đồ án hoàn chỉnh như: lựu và chuột, quả mãng cầu và chữ Thọ, quả đào và quả lê với nút huyền bí… trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng (BA 42: 2; 44: 2). Điều đáng lưu ý là trong số các quả trên, thì quả lê, đào và quả lựu là 3 quả có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong Bát quả. Hầu như tất cả các công trình có sự tham gia của gốm sứ trang trí thì đều có mặt 3 quả trên. Ngoài sự hiện diện của 8 quả quý, chúng ta còn thấy một vài quả khác như: dưa hấu, quả khế, quả cam…
Bên cạnh bộ đề tài Tứ thời và Bát quả đã trình bày ở trên, hệ đề tài thực vật còn bao gồm nhiều loài thực vật khác như: cây so đũa, khế, mẫu đơn, ngô đồng, hoa chanh…
2.4.4. Hệ đề tài đồ vật
Trong nghệ thuật tạo hình của Việt Nam và Trung Quốc, con người không chỉ đưa những hình ảnh cỏ cây, hoa lá hay những con vật thân quen vào trong các trang trí kiến trúc, mà họ còn vận dụng cả những đồ vật có liên quan đến hoạt động sống của con người vào lĩnh vực trang trí. Những đồ vật này có khi hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường, đôi khi lại được cách điệu hóa, đại diện cho một vị thần tiên nào đó.
Nhìn chung, các đồ vật được sử dụng trong trang trí kiến trúc ở lăng tẩm các vua triều Nguyễn thường được miêu tả kết hợp với những dải hồi văn, hoa lá hay cụm mây. Có rất nhiều đồ vật hiện diện trên các trang trí kiến trúc, nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến bộ Bát bửu.
2.4.4.1. Bộ bát bửu
Bát bửu là 8 vật quý. Những vật quý này thường kết hợp với nhau tạo thành từng bộ. Mỗi tôn giáo đều có bộ Bát bửu đặc trưng. Bộ Bát bửu của Nho giáo gồm: cái bầu - thanh gươm - thảo sách - tháp viết - cuốn thư - chiếc đàn - cái quạt - phất trần. Bộ Bát bửu của Phật giáo gồm: pháp luân (bánh xe lửa) - ốc tù và - tán - trướng - bảo bình - đôi cá - hoa sen - nút huyền bí. Bộ
Bát bửu của Đạo giáo gồm: quạt ba tiêu - kiếm và phất trần - ngư cổ (túi thiêng) - cặp sanh - bầu và nạnh - cây sáo - lẵng hoa - hoa sen (BV 23).
Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, các vật quý trong bộ Bát bửu hiện diện hầu khắp mọi nơi. Chúng có thể gồm một vài món, cũng có khi bao gồm đầy đủ cả 8 món quý. Đặc biệt, trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng có sự hiện diện của cả 3 bộ Bát bửu đại diện cho 3 tôn giáo Nho - Phật - Lão (BA 32: 2; 38; 39; 40: 1; 41: 2; 42: 1; 43).
Trong số 8 vật quý, hình ảnh cái quạt, bút, cuốn sách và bầu hồ lô hầu như xuất hiện khắp nơi trên các trang trí kiến trúc ở các công trình lăng tẩm.
Cái quạt tượng trưng cho lối sống quý phái. Bút và sách tượng trưng cho sự học hành và thi cử. Bầu hồ lô với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Khi nó mang biểu tượng của sự phồn thực với tư cách là một trái bầu, lúc lại tượng trưng cho bầu vũ trụ khi hình ảnh chiếc bầu hồ lô được đặt trên đỉnh nóc của một số công trình kiến trúc.
Cùng với bộ Bát bửu, còn có các đồ vật thuộc bộ Văn phòng tứ bửu
(bút, giấy, nghiên và mực). Những vật dụng này gắn liền với các sĩ tử, các nhà nho, nhà văn, nhà thơ. Chúng tượng trưng cho sự học hành, thi cử và con đường hoạn lộ.
2.4.4.2. Các đồ vật khác
Ngoài những đồ vật thường thấy trong mỹ thuật truyền thống trên đây, còn có sự hiện diện của một số đồ vật “hiện đại” như: đồng hồ, kính lúp, đèn dầu, cây vợt tennis, bình hoa… được trang trí trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng (BA 55: 2; BV 24: 1).
2.4.5. Các đồ án trang trí khác
Ngoài các hệ đề tài nhân vật, động vật, thực vật và đồ vật... như đã trình bày trên đây, chữ Hán và hồi văn cũng được sử dụng như những đồ án trang trí bằng gốm sứ trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn.
Chữ Hán (chữ Thọ, chữ Vạn, chữ Hỷ, chữ Phúc…) (BV 25) được thể hiện trên gạch thống phong, phù điêu gốm hay được khảm bằng gốm sứ, được kết hợp cùng nhiều đề tài khác để trang trí trên các công trình kiến trúc trong các lăng tẩm.
Ngoài ra, các dạng hồi văn như: hồi văn chữ Công, hồi văn hình lục giác, hình tròn, hình thoi, hình lá đề, hình chữ S (BV 24: 2)… ghép bằng gốm
công trình kiến trúc có sự tham gia của nhiều kiểu hồi văn và văn tự nhất, cùng với các đồ án trang trí khác để tạo nên nét đẹp lộng lẫy, tráng lệ của công trình kiến trúc này (BA 6: 2; 7: 2; 30; 41-44; 55: 2).
2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
2.5.1. Chương này đã tập trung phân loại các loại hình gốm sứ, giải quyết vấn đề nguồn gốc, niên đại và xuất xứ của các loại hình gốm sứ được sử dụng trong trang trí kiến trúc ở lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Theo đó, có 3 loại hình chính là: gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc; gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí kiến trúc và gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí kiến trúc. Trong mỗi loại hình lại có nhiều sản phẩm, với màu sắc khác nhau.
Cùng với sự phong phú về loại hình, gốm sứ được sử dụng cho các trang trí kiến trúc còn rất đa dạng về nguồn gốc và xuất xứ, bao gồm: gốm Việt Nam, gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ Nhật Bản và gốm sứ châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan...), chủ yếu có niên đại từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
2.5.2. Chương này cũng tập trung làm rõ đặc điểm phân bố của từng loại hình gốm sứ trên các công trình kiến trúc lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế. Trong 3 loại hình gốm sứ được dùng cho trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế, mỗi loại hình có những đặc điểm phân bố khác nhau tùy vào công năng và vai trò của chúng đối với các đồ án trang trí kiến trúc. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kiến trúc trong lăng tẩm, từ chính yếu đến thứ yếu đều có sử dụng gốm sứ để trang trí.
2.5.3. Chương này cũng bàn về các hình thức và kỹ thuật thể hiện các loại hình gốm sứ trên trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn. Theo đó, hình thức thể hiện rất phong phú, kỹ thuật thể hiện linh hoạt, tinh xảo. Với các tượng và phù điêu nguyên khối, người ta sử dụng kỹ thuật ốp
hoặc lát lên trên các vị trí kiến trúc định sẵn. Với các mảng trang trí, người ta sử dụng kỹ thuật lắp ghép các mảng gốm hoặc khảm mảnh sành sứ… Tất cả nhằm mục đích chung mang lại cho công trình kiến trúc một vẻ đẹp rực rỡ.
2.5.4. Từ chất liệu gốm sứ, các nghệ nhân xưa đã khéo léo tạo ra rất nhiều đồ án trang trí với các đề tài về con người, động vật, thực vật, đồ vật, các dạng hồi văn… Những đề tài trang trí bằng gốm sứ hiện diện trên các công trình kiến trúc lăng tẩm của các vua triều Nguyễn là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ cao và mang đến cho công trình kiến trúc sự lộng lẫy vẻ sống động và đầy quyến rũ.
CHÚ THÍCH CHƢƠNG 2
1 Thực ra, gạch, ngói thanh lưu ly là loại gạch, ngói được tráng lớp men phủ màu xanh dương (được chiết xuất từ oxid cobalt), không phải là men màu lục (được chiết xuất từ oxid đồng). Tuy nhiên, do oxid cobalt là nguyên liệu quý hiếm, đắt tiền nên triều Nguyễn sử dụng oxid đồng để tạo ra lớp men phủ màu lục nhưng vẫn gọi là thanh lưu ly [53, tr. 36].
2 Điển tích Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi được biết đến như sau:
Vào thời Chiến Quốc bên Tàu, 2 nước Yên và Triệu thường đánh nhau. Chiến tranh giữa 2 nước kéo dài từ năm nầy sang năm khác, khiến nhân lực và tài nguyên của 2 nước bị suy kiệt dần. Một người nước Yên tên là Tô Đại (anh của Tô Tần) tới yết kiến vua nước Yên là Huệ Vương, tâu rằng: “Trên đường đi tới đây, tôi đi ngang qua bờ sông Dịch Thủy, thấy một con trai đang há miệng phơi nắng. Lúc đó một con cò đáp xuống, thấy thịt trai có vẻ ngon, thò mỏ mổ vào thịt trai, con trai lập tức khép chặt miệng lại, kẹp cứng mỏ cò. Hai con trì níu nhau một hồi lâu. Con cò bảo: Hôm nay mày không há miệng ra, ngày mai mày không há miệng ra, mày sẽ chết đói. Con trai đáp: Hôm nay mày không rút được mỏ ra, ngày mai mày cũng không rút được mỏ ra, mày cũng sẽ chết đói. Hai con tiếp tục trì kéo nhau, không con nào chịu buông tha con nào. Một ông chài đi ngang trông thấy, mỉm cười thích chí, thò tay túm bắt cả 2 con: trai và cò, đem về nhà làm thịt, nấu chung một nồi, gia đình ông chài được một bữa ăn ngon lành.
sở, người và tài nguyên thiệt hại, chẳng khác chi hai con trai và cò trì kéo lẫn nhau. Tôi e rằng nước Tần hùng mạnh kia sẽ đóng vai ngư ông, chờ 2 nước Yên và Triệu không còn đủ sức tự vệ nữa thì đem quân thôn tính cả 2 nước”.
Vua Yên Huệ Vương cho lời tâu của Tô Đại rất xác đáng, giật mình tỉnh ngộ, khen thưởng Tô Đại là người thấy xa biết rộng, rồi cử Tô Đại làm sứ giả, đi qua nước Triệu giảng hòa, bãi việc chiến tranh[81].
3 Con rồng có “sừng hươu, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng lang, râu cá trê, thân
rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng…” [13, tr. 59].
4 “Rồng được gắn liền nhiều nhất với việc sinh ra mưa và sấm là biểu hiện
hoạt động của trời. Làm công việc kết hợp nước với đất, nó là biểu tượng của cơn
mưa thần thánh làm tươi nhuần đất đai” [28, tr. 781].
5
“Có lúc, từ chiếc mõm há rộng của nó, tuôn ra những chiếc lá: đấy là biểu
tượng của sự nảy mầm” ” [28, tr. 781].
6 Rồng thời Lý: “Là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ „S‟,
cổ tự của chữ „lôi‟, tượng trưng cho sấm sét, mây mưa” [91].
Rồng thời Trần: “Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vẩy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều
đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng” [91].
Rồng thời Lê Sơ: “Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc
Rồng thời Nguyễn: “Rồng Nguyễn đều có một dáng chung: một thân rắn dài, lẳn, phủ kín vảy uốn lượn hình sin, một bộ đầu thon khỏe có cặp sừng có ngạnh nhỏ, mắt hơi dẹt, mũi sư tử, má thon, hàm há rộng để lộ hai răng nhỏ, sít, có bốn nanh dài, nhọn, bờm tỉa thành từng cụm mềm, mượt, phủ kín gáy, vẩy lưng thưa, nhọn, cánh
đều nhau, bốn chân thường có bốn móng nhọn, đuôi xoắn tròn” [20, tr. 225].
7
Kỳ lân có “hình dáng của một con hươu xạ, với chiếc đuôi bò, trán sói, móng ngựa, da có 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, dưới bụng có màu vàng. Giọng kêu của kỳ lân giống như tiếng chuông, có khi như tiếng của một loại
nhạc cụ” [64, tr. 97].
8
Long mã có “sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; cao 8 thước 5 tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh
nhân để bức cổ đồ” [92].
9 Long mã mang trên lưng “một hình vẽ đã gợi cho vị hoàng đế này cái ý niệm về hai hình tượng sơ khởi; những hình tượng ấy, lặp lại và chồng lên nhau theo nhiều cách khác nhau, trước tiên là tạo thành hình bát quái, rồi đến sáu mươi bốn biểu tượng gọi là những quẻ, mỗi quẻ được cấu tạo với sáu hình sơ đẳng. Hình vẽ sơ
khai do vị hoàng đế ấy quan niệm ra được mang cái tên là Hà đồ” [30, tr. 244].
10 Rùa “thuộc nam tính và nữ tính, thuộc loài người và vũ trụ, ý nghĩa biểu
trưng của rùa trải rộng trên tất cả các miền của trí tưởng tượng. Do có mai, phía trên tròn như bầu trời - điều này khiến nó gợi nhớ cái mái vòm - phía dưới phẳng như mặt đất, rùa là biểu thị của vũ trụ: chỉ riêng nó thôi đã làm thành cả một vũ trụ