Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 51)

- Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ

8. Đánh giá chung

Kể từ khi Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, công nghiệp chế biến gỗ đã trải qua các giai đoạn phát triển, gắn liền với những thay đổi của ngành lâm nghiệp nói chung. Cùng với những chính sách, chương trình phát triển ngành, thủ tục thành lập doanh nghiệp khá thông thoáng, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ hơn, sâu rộng hơn, công nghiệp chế biến, thương mại sản phẩm gỗ đã phát triển rất nhanh với những thành tựu đáng ghi nhận.

8.1. Thành tựu

- Công nghiệp chế biến gỗ đã có đóng góp quan trọng trong phát triển Lâm nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong nhiều năm liền, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu luôn đứng trong danh sách các mặt hàng đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam.

và chất lượng. Về cơ bản, đã hình thành được các cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại các vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

- Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong công nghiệp chế biến gỗ ngày càng gia tăng, nâng cao giá trị sử dụng của gỗ rừng trồng, là động lực góp phần thúc đẩy công tác phát triển rừng đồng thời góp phần thay đổi tập quán sử dụng gỗ của người dân, nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Với việc hình thành cụm công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, trình độ công nghệ, thiết bị chế biến gỗ được nâng cao. Để đảm bảo yêu cầu chất lượng và số lượng sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản..., các doanh nghiệp chế biến gỗ đã nâng cấp đầu tư nhà xưởng và trang thiết bị hiện đại với trình độ công nghệ tiên tiến đồng thời thu hút được số lượng lao động lớn, góp phần vào quá trình thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hội nhập thành công và mở rộng thị trường quốc tế tiêu thụ sản phảm gỗ. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã hội nhập với thế giới từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Khi nước ta gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ có thêm cơ hội mới để tham gia sâu, rộng vào thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đã rất nỗ lực và chủ động trong hoạt động phát triển thị trường. Sản phảm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ, EU và Nhật bản đã trở thành thị trường trọng điểm.

- Thị trường tiêu thụ nội địa bước đầu đã được các doanh nghiệp chế biến gỗ quan tâm. Để ổn định sản xuất trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, một số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã quay lại thị trường nội địa. Khi chiếm lại thị phần thị trường nội địa, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển căn cơ hơn. Lợi thế của các doanh nghiệp là sân nhà, chi phí vận chuyển thấp, đặc biệt am hiểu thị hiếu và phong cách sống của người Việt Nam.

8.2. Tồn tại

- Chất lượng tăng trưởng không cao: Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức cạnh tranh yếu: Phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa với những tồn tại những cơ bản như: Ít vốn, hạn chế về năng lực huy động vốn nên ít có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn; Phát triển từ mô hình sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình, Hợp tác xã/Tổ hợp tác và phần lớn có công nghệ thiết bị lạc hậu (tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, năng lượng); Thiếu tầm nhìn dài hạn do khó khăn về vốn, công nghệ và khả năng quản lý hạn chế; Hạn chế về năng lực xúc tiến thương mại; liên kết kinh tế; chia sẻ thông tin,…Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến, chưa có sự chuyên môn hóa.

- Các cơ sở kinh doanh không chính thống đang đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn đến tính bền vững của ngành công nghiệp chế biến chính thống. Rất nhiều xưởng cưa nhỏ và xưởng thủ công nghiệp hoạt động ở vùng nông thôn có thể đóng vai trò động cơ thúc đẩy việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép; làm xói mòn nền tảng của nguồn nguyên liệu hoặc có thể làm giảm sự cung cấp gỗ hợp pháp cho doanh nghiệp chính thống.

- Chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”, khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này.

- Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là không nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lượng cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài Loan, Trung quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

- Chính sách tín dụng đầu tư cho ngành chế biến gỗ chưa thích đáng. Chính sách về thuế đất, tích tụ đất trồng rừng chưa phù hợp. Các quy định về khai thác rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất chưa thông thoáng. Các doanh nghiệp chế biến gỗ khó tiếp cận với đất và rừng để xây dựng vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 51)