Những yếu tố kinh tế-xã hội là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

II. Các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ 1 Các yếu tố thuận lợ

1.2. Những yếu tố kinh tế-xã hội là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến gỗ

chế biến gỗ

Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ chính là đường lối và chính sách phát triển kinh tế theo hướng hội nhập, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư của tư nhân trong nước và các chương trình, định hướng phát triển lâm nghiệp luôn được nhấn mạnh trong các văn bản, báo cáo chính trị của Đảng và Nhà nước, trong đó vấn đề phát triển trồng rừng phục vụ cho các hoạt động chế biến đặc biệt được coi trọng.

Bên cạnh đó, sự quan tâm của Nhà nước đến phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất lớn. Thật vậy, cho đến những năm cuối 1990, hệ thống chế biến lâm sản của Việt Nam chỉ là một số lượng nhỏ các doanh nghiệp chế biến lâm sản của nhà nước với những máy thiết bị chế biến lạc hậu, sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, sử dụng nguyên liệu là gỗ rừng tự nhiên, và hầu hết các doanh nghiệp này đều nằm trong tình trạng làm ăn thua lỗ. Đường lối và chính sách đổi mới nhằm phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tính đến cuối năm 2007 Việt Nam có 2.526 doanh nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ, tăng 2,8 lần so với năm 2000, và 7,7 lần so với năm 1990. Trong đó, 96% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay là doanh nghiệp dân doanh.

Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trong nước tiếp tục tăng: Nền kinh tế trong nước tăng trưởng khá và tạo ra những chuyển biến tích cực về thu nhập và điều kiện sống của người dân. Theo thống kê, tổng sản phẩm trong nước năm 2010 tính theo giá thực tế ước đạt 1.980.914 tỷ đồng, tăng 2,36 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 22,79 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đã đạt 16,65 triệu đồng, tăng 2,18 lần so với năm 2006. Những chuyển biến về thu nhập và đời sống đang kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ.

Bảng 3. Sự tăng trưởng về GDP bình quân một người giai đoạn 2001- 2010 TT Tiêu chí 2001 2006 2008 2009 2010 1 GDP/đầu người/năm tính theo VNĐ (Tr. Đồng) 6,1 11,6 17,1 22,8 22,79 2 Tính theo USD 415,4 723,6 1.038,8 1.100,0 1,106 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011)

km đường quốc lộ nối liền các khu vực có dân số lớn, bên cạnh đó hệ thống các đường tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống đường giao thông liên huyện và liên xã đã có những sự cải thiện rất lớn, đang tạo ra điều kiện thuận tiện cho luân chuyển hàng hoá nói chung và các sản phẩm gỗ nói riêng đến phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn cả nước. Mặt khác, hệ thống đường bộ có chất lượng cao đến các cửa khẩu các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Trung Quốc) đã được hoàn thành trong thời gian gần đây cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng trong vận chuyển gỗ nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm gỗ.

Hệ thống sông ngòi có dòng chảy từ các vùng miền núi, là các vùng sản xuất gỗ nguyên liệu, xuống vùng đồng bằng, là khu vực có đông dân cư, thuận tiện để phát triển các cơ sở chế biến gỗ và đổ ra biển, là nơi có thể trao đổi hàng hoá quốc tế, đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ có đặc điểm là khối lượng nguyên liệu sử dụng lớn, kích thước phức tạp và cồng kềnh.

Hệ thống thông tin liên lạc đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các hoạt động chế biến gỗ trong thời gian qua, đặc biệt trong việc giúp những nhà sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam thực hiện được việc quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế, kết nối với những bạn hàng ở nước ngoài và thực hiện các giao dịch thương mại điện tử … Trong khi đó hệ thống liên lạc điện thoại đang giúp cho việc thu nhận, tìm kiếm thông tin và mua bán nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuận tiện hơn ở gần như tất cả mọi nơi trong lãnh thổ của Việt Nam.

Nguồn nhân lực Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, nên lực lượng lao động đang khá dồi dào. Theo số liệu thống kê, năm 2010 nước ta có lực lượng lao động là 50,4 triệu người, chiếm 58% tổng dân số. So với năm 2005, lực lượng lao động của nước ta đã tăng lên 12,2%, tức là bình quân mỗi năm lực lượng lao động tăng thêm 2%. Về cơ bản lực lượng lao động đều là lao động trẻ và có trình độ học vấn ở cấp độ phổ thông khá cao.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 27 - 29)