Dự báo về chế biến và thương mại sản phẩm gỗ đến năm

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 56 - 59)

I. Dự báo xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 1 Dự báo phát triển kinh tế xã hộ

2. Dự báo về chế biến và thương mại sản phẩm gỗ đến năm

2.1. Dự báo về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ thế giới

Với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều loại vật liệu có thể thay thế gỗ phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Song nhu cầu về sử dụng các sản phẫm vẫn không ngừng gia tăng. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng gỗ một cách lâu dài trên toàn cầu có thể kể đến là: sự thay đổi dân số; tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục; sự thay đổi kinh tế - xã hội của các khu vực trên thế giới; những quy tắc và chính sách về môi trường; các chính sách về năng lượng…

Để xác định rõ hơn nhu cầu của thị trường sản phẩm gỗ trên thế giới trong giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến 2025, cần xem xét xu thế của cung và cầu của thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới.

Số liệu thống kê của FAO cho thấy do nhận thức về vai trò của rừng ngày càng nâng cao cùng với việc thực thi nhiều chính sách khuyến khích phát triến rừng nên diện tích rừng trên toàn cầu đã bắt đầu tăng lên đạt trung bình 0,1% năm, trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương diện tích rừng tăng cao nhất đạt 1,1%/ năm, tiếp theo là Châu Âu đạt 0,9%/ năm.

Số liệu cũng cho thấy sản lượng gỗ tròn, gỗ xẻ sản xuất và tiêu thụ trong giai đoạn 1995 – 2005 đều giảm xuống ở tỷ lệ -0,1%/năm đối với gỗ tròn và 0,7 – 0,8%/năm đối với gỗ xẻ. Đến giai đoạn từ 2005 trở đi và dự báo đến năm 2030, sản xuất và tiêu thụ gỗ tròn và gỗ xẻ trên toàn cầu đều có tỷ lệ tăng trung bình theo năm tương đối cao. Riêng sản xuất và tiêu thụ ván nhân tạo đều có xu hướng tăng trong

các giai đoạn và tỷ lệ tăng hàng năm cao hơn nhiều so với gỗ tròn và gỗ xẻ. Sản xuất và tiêu thụ ván nhân tạo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng nhanh và có sản lượng cao nhất. Điều này thể hiện thực trạng công nghiệp sản xuất ván nhân tạo đang dịch chuyển dần từ các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ sang các nước đang phát triển như ở Châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, do diện tích rừng ở khu vực này có tốc độ tăng nhanh nhất, phần lớn là rừng trồng với các loài cây mọc nhanh. Đây là nguồn nguyên liệu thích hợp cho sản xuất ván nhân tạo.

2.2. Dự báo về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ nội địa

2.2.1. Dự báo nhu cầu nguyên liệu gỗ Dự báo nhu cầu nguyên liệu gỗ

Theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020, dự báo nhu cầu về nguồn nguyên liệu phục vụ cho đến công nghiệp chế biến gỗ (không tính đến nguyên liệu gỗ cho sản xuất bột giấy và trụ mỏ) như sau:

Bảng 12: Dự báo nhu cầu nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đến 2020

Danh mục Năm 2015 Năm 2020

Tổng nhu cầu gỗ (1000 m3) 13.188 13.675 - Gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng

(1000 m3 )

10.266 11.993

- Gỗ nhỏ sản xuất ván nhân tạo, dăm gỗ xuất khẩu (1000 m3)

2.922 1.682

(Nguồn: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2020) Theo tính toán, đến năm 2020 tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất gỗ xẻ, ván nhân tạo và dăm gỗ (chưa bao gồm nhu cầu bột giấy, gỗ trụ nhỏ) đạt khoảng 30 triệu m3 gỗ tròn các loại và đến năm 2025 sẽ đạt khoảng trên 35 triệu m3 gỗ tròn các loại. Số liệu ước tính này vượt xa số liệu dự báo trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Với tốc độ trồng rừng hiện tại, cùng với nguy cơ cạnh tranh giữa trồng nguyên liệu gỗ với việc trồng các loại cây trồng khác thì nguồn gỗ rừng trồng khó có khả năng đáp ứng đủ các nhu cầu trên. Vì vậy, cần cân nhắc các phương án phát triển công nghiệp chế biến gỗ, trong đó tính đến khả năng hạn chế xuất khẩu dăm gỗ trên cơ sở không gây tác động tiêu cực đến các nhà máy băm dăm hiện tại và vấn đề tiêu thụ gỗ rừng trồng.

Dự báo khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước

Theo số liệu Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố năm 2011, diện tích trồng rừng mới của Việt Nam khá cao. Với kết quả trồng rừng đã đạt được, dự báo khả năng về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của Việt Nam sau năm 2015 sẽ vượt 8,7 triệu m3/năm, từ năm 2018 sản lượng khai thác đạt mức ổn định khoảng 11,5 triệu m3/năm. Xem số liệu trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 6. Diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2002-2010

Rừng tự nhiên trong thời gian tới cần được khai thác và quản lý một cách bền vững để cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Dự báo sản lượng gỗ lớn được khai thác từ rừng tự nhiên sẽ đạt khoảng 2 triệu m3 vào năm 2015 và 15 triệu m3 vào năm 2025. Bên cạnh nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên, còn một lượng gỗ lớn khai thác từ diện tích trồng cây phân tán và gỗ Cao su hết tuổi khai thác nhựa. Số lượng cây trồng phân tán đạt trung bình 200 triệu cây /năm, tương đương với 100.000 ha rừng trồng tập trung. Đây là nguồn cung cấp gỗ lớn cho nhu cầu sản xuất đồ gỗ tại các địa phương. Mặc dù không có sô liệu thống kê chính xác, song theo dự tính của FOMIS (2010), nếu chỉ 50% số cây được khai thác thì lượng gỗ này ước khoảng 5 triệu m3/ năm. Sản lượng gỗ cao su ước đạt khoảng 500.000 m3/năm.

2.2.2. Dự báo phát triển thị trường nội địa và thế giới

Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6-8% như hiện nay cùng với tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu trong nước về gỗ hàng năm tăng từ 6-11%. Với tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm (giai đoạn 2010-2015) khoảng 15 triệu m3, trước mắt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng giảm dần đến năm 2025 cùng với sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên trong nước được khai thác và quản lý bền vững.

Do có sự khác nhau về mức sống, tập quán sử dụng giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng cũng như nhu cầu khác nhau giữa thị trường trong nước và thế giới nên chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, bao gồm cả xu hướng sử dụng nguyên liệu. Gỗ rừng trồng sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng, cùng với việc áp dụng công nghệ chế biến phù hợp hơn, để góp phần thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng của những yêu cầu mới của thị trường thế giới về chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Ván nhân tạo sẽ được sử dụng nhiều hơn từ nay đến năm 2025 với tổng nhu cầu khoảng gần 4 triệu m3.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục được mở rộng so với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay, trong đó vẫn tập trung duy trì chủ yếu tại các thị trường chính chiếm tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ là tiếp cận với người tiêu dùng cả về gián tiếp và trực tiếp thông qua các hệ thống phân phối hoàn thiện và ổn định hơn. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng, thâm nhập thị trường và tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.

Với những hạn chế về mẫu mã sản phẩm, chủ yếu phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ nước ngoài, không chủ động về nguyên liệu…, sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các nước như Trung quốc và các nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippin.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 56 - 59)