Các chương trình phát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 70)

III. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 1 Quan điểm về phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

4.Các chương trình phát triển

Những mục tiêu và định hướng của Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ sẽ được thực hiện thông qua các chương trình sau đây:

4.1. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững

4.1.1. Mục tiêu

Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và

miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia.

4.1.2. Nhiệm vụ

- Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm mốc trên thực địa, trong đó quản lý bền vững và hiệu quả toàn bộ diện tích rừng sản xuất ổn định 3,63 triệu ha rừng tự nhiên 4,15 triệu ha rừng trồng (bao gồm rừng trồng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các loại rừng trồng khác);

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng và tăng cường năng lực cho các chủ rừng như: các công ty lâm nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây trồng phân tán, và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung bình đạt 15 m3 gỗ/ha/năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.

- Kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng và kinh tế xã hội liên quan. Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác quản lý rừng.

4.2. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

4.2.1. Mục tiêu

Sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp.

4.2.2. Nhiệm vụ

a) Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.

b) Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:

- Tổng công suất gỗ xẻ: 6 triệu m3/năm;

- Ván dăm: 320.000 m3 sản phẩm/năm;

- Ván MDF: 220.000 m3 sản phẩm/năm;

- Giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu: 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm); - Giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu: 0,8 tỷ USD.

c) Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15- 20%; thu hút 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.

4.3. Chiến lược xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ

4.3.1. Mục tiêu

Chiến lược này được xây dựng nhằm đạt được để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu để đạt được mục tiêu của chính phủ và xây dựng một nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài, đảm bảo ngành công nghiệp chế biến gỗ được đầu tư dài hạn một cách bền vững, phân phối giá trị cho nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu dài hạn là để phân tích chuỗi giá trị hiện tại từng bước một và tìm kiếm để nắm lấy lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong khi đặt nền móng cho một nền công nghiệp bền vững lâu dài.

4.3.2. Nhiệm vụ

- Phát triển khả năng cung cấp nguyên liệu thô tại địa phương càng nhiều càng tốt, ở những nơi không thể cung cấp nguyên liệu thô thì cần đảm bảo các cơ sở hạ tầng đầy đủ cho việc nhập khẩu nguyên liệu cần thiết

- Thông qua thiết kế và phát triển sản phẩm sử dụng tối đa nhưng nguyên liệu tự nhiên không phải là gỗ như mây, tre và sợi tự nhiên như cói, vv

- Lấp đầy những khoảng trống trong cơ sở hạ tầng về đào tạo bằng cách trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thuê chuyên gia bên ngoài về kỹ thuật, thiết kế, marketing, quản lý và tài chính

- Tận dụng các cơ hội để quảng bá Việt Nam như một điểm đến thiết thực cho nguồn cung đồ gỗ, tham dự các hội chợ thương mại quốc tế với vai trò là nhà cung cấp Việt Nam trong khi vẫn đảm bảo rằng những doanh nghiệp có gian hàng tại các triển lãm trong nước có thể nâng tầm và đề cao thương hiệu của đồ gỗ Việt Nam.

trình phát triển doanh nghiệp

- Tận dụng tối đa các phương tiện hiệu quả để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong khi cần phải chú trọng đến tất cả các bước như sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, môi trường sản xuất sạch và giảm tối thiểu các dấu vết cac-bon trong quá trình giao hàng đến người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 70)