Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 45)

- Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ

4.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

biến gỗ trong giai đoạn qua, kết quả của quá trình sản xuất cũng đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

¥

Bảng 10. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của công nghiệp chế biến gỗ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2004 2005 2006 2007 2008

14.786,8 19.539,3 21.326,2 26.501,7 32.604,0

( Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gỗ tính theo giá thực tế của năm 2008 so với năm 2004 tăng 2,2 lần và tỷ lệ tăng trung bình mỗi năm đạt 22%. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong giá trị sản xuất công nghiệp của toàn quốc giai đoạn 2004- 2008 đạt trung bình 1,8%.

Bảng 11. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 của công nghiệp chế biến gỗ theo các thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Giá trị SXCN theo thành

phần kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị SXCN nhà nước 904,9 1027,5 735,8 1.002,1 981,7 932,0 Giá trị SXCN của khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài 1.064,6 1.449,2 1.396,4 1.971,9 1.556,9 1.523,9 Giá trị SXCN của kinh tế

tập thể 331,2 252,9 303,9 357,0 359,0 341.4

Giá trị SXCN của kinh tế

cá thể 2.358,5 2.918,5 3.391,4 4.216,3 4.982,9 5.691,4 Giá trị SXCN của kinh tế

tư nhân 1.911,1 2.472,2 2.937,7 3.387,5 4.376,6 4.713,8 Tổng 6.570,3 8.120,4 8.765,2 10.934,8 12.257,1 13.202,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

Bảng số liệu trên đây thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp chế biến gỗ của thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm năm 2008 đạt 90%. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến gỗ của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chỉ chiếm tỷ lệ 10%.

Qua phân tích hiện trạng phát triển công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ cho thấy, hiện các doanh nghiệp FDI và một số ít doanh nghiệp trong nước

là lực lượng chính tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó, chỉ với khoảng hơn 400 doanh nghiệp FDI đã tạo ra khoảng hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Theo báo cáo tại Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2010, hiện tại khoảng 99% số doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó khoảng 60% doanh nghiệp khai lỗ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp FDI có công ty mẹ tại nước ngoài và có thể họ đã cố tình chuyển giá để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế hiệu quả hơn để quản lý các doanh nghiệp này.

Là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và lao động chưa qua đào tạo, với khoảng 482.000 lao động nhưng chỉ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD cho thấy hiệu quả sản xuất vẫn còn hạn chế. Tính toán sơ bộ cho thấy, hiện nay ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/ năm.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 45)