Tổng quan về số lượng, loại hình tổ chức sản xuất và phân bố của các cơ sở chế biến gỗ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 31)

III. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ thời gian qua

1. Tổng quan về số lượng, loại hình tổ chức sản xuất và phân bố của các cơ sở chế biến gỗ ở Việt Nam

chế biến gỗ ở Việt Nam

1.1. Số lượng và các loại hình tổ chức sản xuất

Trong 10 năm vừa qua ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã có những thay đổi về số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ và có sự biến đổi sâu sắc về phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng lên 3126 doanh nghiệp, tăng 23,75%; và năm 2009 là 3930 doanh nghiệp, tăng 25,72% so với năm 2008 và 55,58% so với số liệu thống kê năm 2007. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ ở miền Bắc vẫn tiếp tục xu hướng tăng chậm, trong khi miền Nam vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Số lượng doanh nghiệp của miền Nam hiện chiếm 80% số lượng doanh nghiệp của cả nước. Ở miền Bắc, có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đã được thành lập ở các vùng Đông bắc và Đồng bằng Sông Hồng. Ở miền Nam, số lượng doanh nghiệp tập trung ở vùng Duyên Hải Miền Trung (Đà Nẵng, Bình Định), Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai).

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng là sự phát triển của các loại hình tổ chức sản xuất. Việc thực hành Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho sự hình thành nhiều các loại hình tổ chức kinh doanh chế biến gỗ. Đến nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam có các loại hình tổ chức sản xuất và kinh doanh, như công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và tập đoàn.

Xem xét từ góc độ sở hữu, các đơn vị chế biến gỗ hiện nay có thể xếp vào bốn nhóm: Các cơ sở chế biến do nhà nước làm chủ sở hữu, các cơ sở chế biến do tư nhân làm chủ sở hữu (doanh nghiệp dân doanh), các cơ sở chế biến do các cá nhân và tổ chức nước ngoài làm chủ sở hữu và các cơ sở sở hữu hỗn hợp, trong đó chiếm đại bộ phận các doanh nghiệp chế biến của công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam là doanh nghiệp dân doanh. Theo số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, số lượng doanh nghiệp dân doanh trong nước hiện nay chiếm xấp xỉ 87,5% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ.

Tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ năm 1990 đến tháng 6 năm 2008 là 421doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp liên doanh là 22 và 399 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam đến từ 26 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Đài loan có nhiều doanh nghiệp nhất và số lượng là 183, chiếm 43,5% tổng số doanh nghiệp, sau đó là Hàn quốc, Anh, Nhật và Trung quốc.

Từ năm 2000 đến nay số lượng và vị trí của các doanh nghiệp nhà nước đã có sự suy giảm rất lớn do kinh doanh không có hiệu quả, thiếu đầu tư và tình trạng tham nhũng ở các cơ quan quản lý các quan chức năng. Hiện chỉ còn một số lượng nhỏ DNCBGNN tập trung ở một số vùng như Tây nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc.

1.2. Phân bố của các doanh nghiệp

Chính phủ luôn có chủ trương và thực hiện khuyến khích xây dựng doanh nghiệp chế biến gỗ gần vùng nguyên liệu, nhưng trong thực tiễn các doanh nghiệp chế biến gỗ từ trước đến nay lại phân bố tập trung ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư, gần vùng tiêu thụ và có cơ sở hạ tầng tốt, chứ không gần vùng nguyên liệu. Phát triển công nghiệp chế biến hướng về xuất khẩu, nên những năm gần đây rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu được xây dựng trong các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, gần cảng biển thuận tiện cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm, như khu công nghiệp Phú Tài ở tỉnh Bình Định, hoặc ở khu công nghiệp Sóng Thần ở tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, các doanh nghiệp chế

biến dăm gỗ xuất khẩu đều phân bố ở các tỉnh duyên hải có các cảng biển nước sâu và các doanh nghiệp có công suất lớn thường được đặt tại các cảng cho tàu trọng tải trên 8.000 tấn.

Mặt khác do diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đã bị cạn kiệt, rừng trồng phân tán và chỉ cung cấp gỗ tròn có đường kính nhỏ, trong khi đó các doanh nghiệp cần gỗ có đường kính lớn và sản phẩm được sản xuất ra để xuất khẩu, nên các doanh nghiệp chế biến sản phẩm phải tập trung vào những khu vực gần cảng biển để thuận tiện cho nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm.

Sự phân bố tập trung của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở khu vực Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể xem xét thêm từ về góc độ thuận lợi về môi trường sản xuất kinh doanh của các Tỉnh, Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh và một tỉnh miền Đông Nam Bộ, Vùng Duyên Hải miền Trung có Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam đều có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở mức khá đến rất tốt. Điều đó thể hiện tại các vùng này, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng sẽ tiết kiệm được chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp nhiều thuận lợi trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực. Ở miền Bắc, các tỉnh có chỉ số PCI từ mức khá trở lên không nhiều. Đặc biệt, các tỉnh miền núi, trung du phần lớn đều ở mức trung bình đến thấp. Vấn đề này thể hiện những khó khăn, trở ngại cho sự phát triển các cơ sở chế biến gỗ mặc dù khu vực phía Bắc có diện tích rừng trồng lớn và khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến ngày càng gia tăng.

Từ những lý do trên đây dẫn đến sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng rất khác nhau. Cụ thể:

Bảng 4. Phân bố doanh nghiệp chế biến và phân bố rừng sản xuất Vùng

Diện tích rừng sản xuất Doanh nghiệp chế biến gỗ Diện tích (ha) Cơ cấu

(%) Số Số lượng Tỷ trọng (%) Cả nước 4.787.711 100 2526 100 Miền Bắc 2.045.252 42,71 497 19,68 Tây Bắc 105.018 2,20 19 0,75 Đông bắc 1.110.777 23,18 216 8,55 ĐB Sông Hồng 14.559 0,23 135 5,34 Bắc Trung bộ 841.898 17,56 127 5,03 Miền Nam 2.415.495 50,29 2029 80,32 DH Nam Trung bộ 378.520 7,90 185 7,32 Tây nguyên 1.639.975 34,23 185 7,32 Đông Nam bộ 214.875 4,47 1493 59,10

ĐB Sông Cửu Long 182.089 3,69 166 6,58

(Nguồn: VIFORES, 2009)

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w