Giải pháp về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

IV. Một số giải pháp thực hiện chiến lược 1 Giải pháp về thể chế, chính sách, quy hoạch

6. Giải pháp về phát triển thị trường

6.1 Thị trường xuất khẩu

- Tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường truyền thống, kể cả với thị trường trung chuyển và thị trường tiêu dùng trực tiếp, nhất là với các thị trường có, sức mua lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… đồng thời nghiên cứu, mở rộng thị trường thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, ASEAN, các nước SNG, các nước Ả Rập, các nước châu Phi…

- Ưu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gỗ. Từng bước tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ Việt Nam tại nước ngoài để chủ động điều phối hàng hoá tại các thị trường lớn. Xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh và liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường để phát triển sản phẩm phù hợp thị hiếu thị trường nhằm tăng nhanh khả năng tiêu thụ. - Xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất. Cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường lâm sản thế giới trên các mặt: giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu.

- Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức làm công tác thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương

mại. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn, và các thị trường mang tính đột phá như Trung Quốc, Nga, EU, Mỹ...

- Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, để chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp và rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước gây ra.

6.2 Thị trường tiêu thụ nội địa

Để phát triển thị trường nội địa, các DN cần phải xác định sản phẩm cho phân đoạn thị trường này, trên cơ sở đó đầu tư thiết kế sản phẩm, tổ chức tiếp thị, lắp ráp, bảo hành sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi khác. Cần đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng nguyên liệu, thiết bị công nghệ, lao động… đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước. Đa dạng hóa chất liệu sử dụng trong kết cấu sản phẩm để hạ giá thành, tăng khả năng năng cạnh tranh.

Đẩy mạnh tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm gỗ. Tổ chức hệ thống buôn bán sản phẩm gỗ tại các địa phương có nhu cầu lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ở các đô thị, các địa phương phát triển công nghiệp, các vùng tập trung nhu cầu theo hướng văn minh – hiện đại .

Thực hiện thanh tra giám sát trên thị trường các sản phẩm gỗ đã công bố về chất lượng, ghi nhãn. Tăng cường xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm gỗ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 76 - 77)