Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ và Hiệp hội ngành gỗ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 79)

IV. Một số giải pháp thực hiện chiến lược 1 Giải pháp về thể chế, chính sách, quy hoạch

2.Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ và Hiệp hội ngành gỗ

- Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về tình trạng pháp lý để phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu đặc biệt ở các quốc gia đang chịu tác động ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

- Trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ trong và ngoài nước thì cách duy nhất để DN ngành hàng gỗ vượt qua là phải luôn chủ động sáng tạo trong việc đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm của mình nhằm bắt nhịp được với những nhu cầu mới của thị trường. Các DN nên có những sự đầu tư hợp lý như thuê các chuyên gia trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính sách thu hút nhân lực có chuyên môn cũng rất quan trọng. Vì vậy, DN cần có chính sách tiền lương cũng như trích phần trăm cho các chuyên gia thiết kế mẫu mã cũng như những nhân công đóng vai trò tích cực trong sự thành công của một mẫu mới.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Lâm sản Việt Nam và các hiệp hội chế biến XK đồ gỗ địa phương, tăng cường sự liên kết giữa các DN, từng bước thực hiện phân công hợp tác lao động giữa các DN theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng, có khả năng đáp ứng cho thị trường nước ngoài những hợp đồng lớn, bảo đảm an toàn môi trường cũng như tránh các hàng rào kỹ thuật chống bán phá giá, liên kết trong việc tìm nguồn hàng, NK nguyên liệu nhằm giảm trung gian, giảm chi phí và nâng cao được khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam.

- Khẩn trương thành lập các sàn giao dịch nguyên liệu ở các vùng chế biến gỗ trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN chế biến gỗ mua nguyên liệu, tiết kiệm chi phí giao dịch. Có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh giữa DN trong nước với các tập đoàn của nước ngoài chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu

KẾT LUẬN

Có thể nói, gỗ là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển, các sản phẩm từ gỗ ngày càng tạo được chỗ đứng trên thị trường, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm gỗ để phục vụ cho cuộc sống của mình. Ngành công nghiệp chế biến gỗ là một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều lợi thế cạnh tranh và việc Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư hỗ trợ ngành gỗ không phải là điều quá bất ngờ. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển một cách bền vững, bài bản, tận dung được những lợi thế và cơ hội là điều mà bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực để ngành gỗ Việt Nam có thể tiến xa, giữ vững là trụ cột xuất khẩu chính của nền kinh tế nước nhà ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ. Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, cản trở việc nâng cao giá trị sản xuất và xuất khẩu của ngành. Việc xây dựng chiến lược này sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý các cấp về lâm nghiệp nói chung, chế biến lâm sản nói riêng xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chiến lược định hướng. Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ có thêm căn cứ để xây dựng Chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với sự phát triển lành mạnh, đúng hướng của công nghiệp chế biến gỗ, tránh phát triển tràn lan cùng một mô hình giữa các vùng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 79)