Cung ứng và tiêu dùng gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 34 - 38)

III. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ thời gian qua

2. Cung ứng và tiêu dùng gỗ nguyên liệu

2.1. Nguyên liệu trong nước

Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cung cấp cho công nghiệp chế biến được khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn từ 2004 đến 2010 được tổng hợp tại bảng sau.

Bảng 5. Diện tích rừng giai đoạn 2004 – 2010 Năm Loại rừng Tổng cộng

Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp

Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 2004 Diện tích có rừng 12.306.858 1.920.453 5.920.688 4.465.717 Rừng tự nhiên 10.088.288 1.837.076 5.105.961 3.145.251 Rừng trồng 2.218.570 83.378 814.726 1.320.466 2005 Diện tích có rừng 12.616.700 1.929.304 6.199.682 4.487.714 Rừng tự nhiên 10.283.173 1.849.049 5.328.450 3.105.674 Rừng trồng 2.333.526 80.255 871.232 1.382.040 2006 Diện tích có rừng 12.873.850 2.202.888 5.268.789 5.402.172 Rừng tự nhiên 10.410.141 2.086.935 4.599.900 3.723.305 Rừng trồng 2.463.709 115.953 668.889 1.678.867 2007 Diện tích có rừng 12.837.333 2.078.265 4.979.188 5.779.880 Rừng tự nhiên 10.283.965 2.002.335 4.363.541 3.918.089 Rừng trồng 2.553.369 75.930 615.648 1.861.791 2008 Diện tích có rừng 13.118.773 2.061.675 4.739.236 6.199.294 Rừng tự nhiên 10.348.591 1.984.587 4.168.116 4.170.374 Rừng trồng 2.770.182 77.088 571.120 2.028.920 2009 Diện tích có rừng 13.258.843 1.999.915 4.832.962 6.288.246 Rừng tự nhiên 10.339.305 1.921.944 4.241384 4.147.005 Rừng trồng 2.919.538 77.971 591.578 2.141.241 2010 Diện tích có rừng 13.388.075 2.002.275 4.846.196 6.373.491 Rừng tự nhiên 10.339.305 1.922.465 4.231.931 4.097.041 Rừng trồng 3.083.259 79.810 614.265 2.276450

(Nguồn: Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010)

Ở những thập niên cuối thế kỷ XX, sau thời gian dài chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân khai thác tài nguyên quá mức, rừng tự nhiên Việt Nam đã bị thoái hóa, nghèo kiệt, nhiều khu rừng trước đây nay đã trở thành đất trống, đồi núi trọc. Để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn lại và phục hồi chất lượng rừng, nước ta đã thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên. Từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên trong giai đoạn 2004- 2010 cũng đã gia tăng được 951.790 ha. Đối với diện tích rừng trồng, đã gia tăng được 955.984 ha. Công tác trồng rừng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ mục tiêu “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” sang trồng các tập đoàn cây mọc nhanh cho năng suất và chất lượng cao phục vụ cho sản xuất hàng hóa. Diện tích rừng trồng sản xuất được chú trọng hơn.

tự nhiên do Bộ phê duyệt trong những năm qua đã giảm xuống dưới 200.000 m3 năm. Cụ thể, lượng gỗ nguyên liệu là gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước năm 2004 là 300.000 m3 và năm 2005 giảm xuống 150.000 m3, năm 2008 là 180.000 m3, năm 2009 là 150.800 m3 và năm 2010 là 80.650 m3.

Sản lượng gỗ rừng trồng của Việt Nam đang ngày một gia tăng. Mức tăng trưởng tính bình quân là xấp xỷ 8%/năm. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có khoảng từ 30 – 40% (khoảng 1,2 – 1,5 triệu m3) sản lượng này đã được dùng cho công nghiệp chế biến đồ gỗ.

2.2. Nguyên liệu nhập khẩu

Bảng 6. Giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ giai đoạn 2004- 2010

Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị gỗ nguyên liệu nhập khẩu Triệu USD 78 667 760 1.022 1.095 1.134 1.021 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2009 và 2011)

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ, hàng năm ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn phải nhập khối lượng gỗ nguyên liệu rất lớn. Trong 3 năm (2006-2008), các doanh nghiệp đã phải chi ra tới hơn 2,7 tỷ USD, hay 41,54% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, để nhập nguyên liệu. Giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2009 đã tăng lên 1,134 tỷ đô la, năm 2010 giảm gần 10% so với năm 2009, nhưng vẫn đạt mức 1,02 tỷ đô la.

Nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu chủ chốt cho công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam bao gồm: Trung Quốc đã trở thành nguồn chính cung cấp các loại ván nhân tạo cho Việt Nam; Lào, Thái Lan, Mianma, Campuchia và Inđônêxia ở Đông Nam Á cung cấp các loại gỗ có đường kính lớn, gỗ cứng từ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo; Niu Di lân thuộc châu Đại Dương cung cấp các loại gỗ gỗ Keo, Bạch đàn có đường kính lớn; Các nước Nam Mỹ, như Braxin, Chi Lê, Paraguay và Uruguay, cung cấp gỗ Bạch đàn từ rừng trồng; Mỹ cung cấp các loại gỗ có chất lượng cao như Sồi, Anh đào... Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu gỗ từ các nước như Chi Lê, Đài Loan, Úc, Thuỵ điển, Đức, Canada, Hàn quốc, Nam Phi, Camorun…

2.3. Thực trạng sử dụng gỗ nguyên liệu

Bảng 7. Sử dụng gỗ nguyên liệu và cơ cấu sử dụng giai đoạn 2003-2010

Nội dung Năm

2003 Năm Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010

1. Tổng khối lượng gỗ nguyên liệu đã sử

dụng (triệu m3) 8,8 10,5 11 13,5

2. Cơ cấu sử dụng (%)

- Gỗ sử dụng cho công nghiệp chế biến

đồ gỗ 51,6 53,4 57,3 55,0

- Gỗ làm nguyên liệu cho chế biến ván

nhân tạo và dăm gỗ 18,7 20,2 24,2 27,5

- Gỗ cho công nghiệp chế biến giấy và

bột giấy 29,1 25,5 17,6 16,9

- Gỗ trụ mỏ 0,68 0,89 0,86 0,6

(Nguồn: Tập hợp từ nhiều nguồn báo cáo khác nhau, như: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020, Niên giám thống kê 2007, FOMIS – 2006

và các nguồn khác, và ước tính.)

Kết quả tổng hợp cho thấy 120 doanh nghiệp đã sử dụng 2.263.644 m3 gỗ nguyên liệu, trong đó có 1.659 m3 gỗ nhập khẩu, chiếm 73,31%, và 604.155 m3 gỗ nguyên liệu nội địa, chiếm 36,69%. Cụ thể:

- Các doanh nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc và đồng bằng Sông Hồng sử dụng 256.699 m3 gỗ nguyên liệu, trong đó lượng gỗ nhập khẩu chiếm 27,9%, còn lại gần 72,1% là gỗ từ rừng của nội vùng.

- Các doanh nghiệp ở vùng Miền Trung sử dụng 1.673.435 m3 gỗ nguyên liệu, trong đó lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu chiếm tới 89,9%, nguyên liệu gỗ nội địa chỉ chiếm xấp xỷ 10%. Sở dĩ có tình trạng sử dụng tỷ lệ nguyên liệu gỗ nhập khẩu lớn như vậy là do khu vực này tập trung sản xuất đồ gỗ ngoài trời và đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.

- Các cơ sở chế biến gỗ ở Tây nguyên sử dụng 210.784 m3 với tỷ lệ gỗ nhập khẩu chỉ chiếm 18%. Lượng gỗ này chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến đồ mộc xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến ván nhân tạo như MDF Gia Lai và các cơ sở sản xuất gỗ xẻ, gỗ xây dựng chủ yếu sử dụng nguyên liệu nội địa.

36,6%, nguyên liệu gỗ nội địa chiếm xấp xỷ 63,4%. Các doanh nghiệp khảo sát tại đây, bao gồm cả các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu và và gỗ xẻ, gỗ xây dựng. Do đó, tỷ lệ sử dụng gỗ nội địa cũng cao hơn so với khu vực Miền Trung.

2.4. Nhu cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu trong tương lai của công nghiệpchế biến gỗ chế biến gỗ

- Việc trả lời câu hỏi nhu cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu trong tương lai là một việc làm khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp chế gỗ. Điều này trước hết là do những điều kiện khách quan như sự bất ổn trong phát triển của nền kinh tế quốc tế, khả năng phục hồi kinh tế trong thời gian tới, chính sách ở các thị trường chủ chốt (Mỹ, Eu, Nhật ...). Mặt khác là những nguyên nhân chủ quan từ chính các nhà sản xuất. Hầu hết các cơ sở chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đều mang tính chất gia công, không có đơn đặt hàng thì dừng sản xuất.

- Dựa vào tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong một thập kỷ vừa qua để ước lượng nhu cầu gỗ nguyên liệu của công nghiệp chế biến gỗ. Tính bình quân tăng trưởng của nguyên liệu gỗ đạt từ 13,74%/năm đến 21%/năm. Nếu ngành chế biến gỗ tiếp tục phát triển theo mức độ tăng trưởng này thì hàng năm lượng gỗ nguyên liệu cần sử dụng sẽ từ 1,85 triệu m3 đến 2,8 triệu m3 quy theo gỗ tròn. Đây là một khối lượng rất lớn và nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng thì ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu nguyên liệu.

- Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam sẽ ngày càng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nước đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn và hạn chế xuất khẩu gỗ xẻ. Hơn thế, việc xuất và nhập khẩu gỗ phải được các cơ quan có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc khai thác hợp pháp và cấp chứng chỉ FSC. Nhưng hiện nay không phải quốc gia nào cũng có tổ chức cấp chứng chỉ FSC. Trong khi đó, việc nhập khẩu gỗ từ một số quốc gia có nền lâm nghiệp chưa phát triển đang đứng trước những nguy cơ bị các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên án và bị xử lý theo luật và các quy định về sử dụng gỗ bất hợp pháp. Nhìn chung, công nghiệp chế biến của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có sự chuẩn bị trước kế hoạch phát triển nguyên liệu trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 34 - 38)