Thị trường

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 43)

- Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ

4.2. Thị trường

4.2.1. Thị trường quốc tế

Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sản phẩm gỗ trong những năm gần đây

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

KNXK 1.154 1.562 1.930 2.500 2.820 2.620 3.436

Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Mỹ 115,4 318,8 566,9 744,1 930 1.063,9 1.100,1 EU 160,7 379,1 457,6 500,2 633,1 791,8 763,7 Nhật Bản 137,9 180 240,8 286,8 313,1 378,8 355,4

(Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê 2010)

Trong những năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có những bước phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng cao, năm 2009 đạt 2,620 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đạt 750 triệu USD kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2004 và đạt 2 tỷ USD năm 2010 đã được đặt ra tại Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến hết năm 2006, đã có mặt tại trên 120 quốc gia. Trong đó, 3 thị trường chính chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ (chiếm 38 – 44%), EU (chiếm 28 – 30%) và Nhật Bản (chiếm 12 – 15%). Việc tập trung vào 3 thị trường lớn này một mặt tạo ra sức tiêu thụ lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đầy những rủi ro khi chính các thị trường này có những biến động bất lợi. Gần đây, thị trường EU và Hoa Kỳ đã đưa ra những yêu cầu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Vì vậy, ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên các thị trường lớn đã có, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới như: Các Quốc gia vùng Tây Á, khu vực Đông Âu… .

Từ năm 2008, tuy nền kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn được giữ vững, giá trị kim ngạch xuất khẩu có giảm so với năm 2007 là 7% , trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm khoảng 9,5%. Từ 2009 trở lại đây, kim ngạch xuất xuất gỗ vẫn giữ được đà tăng trưởng do sự năng động của các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp chế biến gỗ vẫn chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập kinh tế, chưa đưa ra được các chiến lược, chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới, chưa thật sự đủ mạnh về tài lực để lập ra một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu của mình mà thường chỉ cung cấp cho thương hiệu của khách hàng nước ngoài thông qua trung gian. Chưa hiểu biết đầy đủ pháp luật, tập tục, tình huống và yêu cầu trong thương mại của các nước như quy định về an toàn sử dụng từng chủng loại hàng hoá, quy định về vệ sinh an toàn các loại thực phẩm, luật cạnh tranh … kết quả là hàng hoá bị tiêu huỷ hoặc bị buộc bồi thường, bị áp đặt thuế chống phá giá. Bản thân các doanh nghiệp trong nước đã cạnh tranh không lành mạnh với nhau, chỉ biết dùng giá rẻ để thu hút đơn đặt hàng mà thiếu hẳn việc đầu tư mẫu mã mới, nâng cao chất lượng … vô tình doanh nghiệp đã tự phá giá của mình và dễ bị khách hàng nước ngoài ép giá.

Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi Việt Nam đã chính thức hội nhập sâu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt các cơ hội, tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường mới khi mà các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản ... đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng sâu, mở rộng sản xuất và hạn chế tối đa những xung đột lợi ích khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Đối với thị trường nội địa, cho đến nay, chưa có số liệu thống kê nào về quy mô cũng như con số tăng trưởng thị trường đồ gỗ nội địa. Hơn 2.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ hiện nay, thì số đơn vị chịu đầu tư khai thác thị trường nội địa chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), hiện nay Hội có 311 thành viên nhưng số doanh nghiệp có thị phần ổn định trong nước chỉ chiếm chưa đầy 20%. Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đang gần như bỏ trống thị trường nội địa.

Khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ sẽ tăng theo. Với dân số Việt Nam hơn 80 triệu người, nhu cầu gỗ trong xây dụng nhà của và đồ gỗ nội thất là rất lớn. Quá trình đô thị hóa với tốc độ cao cũng làm tăng nhanh nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp cho các văn phòng, cao ốc chung cư, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự... Phần lớn các sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ nội địa đều được sản xuất tại các cơ sở chế biến nhỏ tại các địa phương, các làng nghề và nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số nước EU. Tuy nhiên, do thị trường nội địa hết sức đa dạng, hiện nay các địa phương chưa có các cơ quan quản lý để thu thập và cung cấp các số liệu thông kê về tiêu thụ sản phẩm gỗ nội địa, do đó, không thể có số liệu thống kê về nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ của thị trường này.

Trong bối cảnh xuất hiện những khó khăn từ thực tế thị trường quốc tế hiện nay, ngày càng có những quy định khắt khe hơn, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, một số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã quay lại thị trường trong nước bằng hình thức mở cửa hàng, siêu thị nội thất hay xây dựng mạng lưới đại lý để bán lẻ như Hoàng Anh Gia Lai, Trường Thành, Nguyễn Thanh, Chi Lai, Nhà Xinh …. Khi chiếm lại thị phần thị trường nội địa, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển căn cơ hơn. Lợi thế của các doanh nghiệp là sân nhà, chi phí vận chuyển thấp, đặc biệt am hiểu thị hiếu và phong cách sống của người Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là chưa tạo được thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết tới. Bên cạnh đó là sự thiếu am hiểu thị trường, quy mô đơn hàng nội địa thường nhỏ, yêu cầu nhiều mẫu mã, cũng như không có hệ thống phân phối đang là rào cản đối với các doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 43)