Các yếu tố không thuận lợ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 29)

II. Các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ 1 Các yếu tố thuận lợ

2. Các yếu tố không thuận lợ

2.1. Những yếu tố tự nhiên là điều kiện không thuận lợi cho sự phát triểncủa công nghiệp chế biến gỗ của công nghiệp chế biến gỗ

Điạ hình phức tạp và chia bị cắt mạnh: Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch để sản xuất gỗ nguyên liệu của nước ta đều có điạ hình phức tạp và rất phức tạp, độ dốc lớn và nhiều nơi bị chia cắt rất mạnh. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các hoạt động xây dựng cơ bản khâu lâm sinh (sản xuất gỗ), mà còn gây khó khăn cho vận chuyển gỗ khai thác được và gia tăng chi phí vận chuyển.

Khả năng cung cấp gỗ của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm: Hiện tại Việt Nam có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó có 4,17 ha rừng tự nhiên sản xuất. Song, phần lớn diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt – trữ lượng thấp – bị khai thác quá mức. Rất nhiều khu vực rừng tự nhiên sản xuất đã mất khả năng tái sản xuất gỗ. Mặt khác, diện tích rừng tự nhiên sản xuất tiếp tục bị suy giảm do việc chuyển đổi đất canh tác.

2.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội là điều kiện không thuận lợi cho sự pháttriển của công nghiệp chế biến gỗ triển của công nghiệp chế biến gỗ

- Sự hạn chế về khả năng đầu tư: Trong một thời gian dài, tư duy, lý luận và thực hành phát triển sản xuất của Việt Nam nói chung và trong các hoạt động chế biến gỗ nói riêng không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới theo hướng phát triển kinh tế, các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất. Từ đó đến nay, thành phần kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, tiềm năng vốn sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân còn rất nhỏ bé, trình độ và năng lực tổ chức sản thấp. Nhìn chung, thành phần kinh tế tư nhân của nước ta vẫn chưa thể có được khả năng đầu tư phát triển sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và quy mô lớn.

- Thiếu công nhân lao động lành nghề: Nước ta đang có một số lượng lớn lao động trẻ và có sức khoẻ tốt, nhưng phần lớn số lao động này chưa được đào tạo để có chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng lao động đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ và phân công lao động quốc tế. Điều này đang dẫn đến Việt Nam thừa lao động, nhưng lại thiếu những công nhân có thể làm việc được trong những nhà máy, xưởng sản xuất có thiết bị và công nghệ chỉ ở mức độ trung bình hiện nay.

- Sự không thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách của các cấp chính quyền địa phương: Trong những năm vừa qua, đã có nhiều chính sách tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, những người có khả năng về tài chính đầu tư phát triển các hoạt động trồng rừng và chế biến lâm sản nhưng trong thực tế, do việc thực hành chính sách ở các tỉnh rất khác nhau nên việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ của cả nước có phần bị hạn chế.

- Các chính sách quản lý và sử dụng rừng tự nhiên không phù hợp: Việt Nam đã từng được coi là một nước có diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng, sự đa dạng của các loại gỗ cao. Tuy nhiên, do những sự yếu kém trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách quản lý và sử dụng không hợp lý nên về cơ bản rừng tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt, mất khả năng tự phục hồi. Kể cả khi xây dựng được và thực hiện tốt các chính sách phát triển bền vững rừng tự nhiên thì cũng phải đợi từ 20 đến 30 năm nữa sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt Nam mới có thể có khối lượng tăng lên đáng kể so với sản lượng khai thác hiện tại.

- Hoạt động kinh doanh rừng trồng mới chưa trở thành phong trào phổ biến: Do những bất cập trong thực thi các chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh rừng nên mới chỉ có một số tỉnh trong Vùng Đông Bắc và Vùng Bắc Trung Bộ (như: Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) có nhiều người quan tâm đầu tư phát triển rừng trong những năm gần đây. Điều này cũng có nghiã là diện tích rừng trồng chưa cung cấp được nhiều gỗ để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Trình độ kinh doanh rừng còn thấp: Lực lượng then chốt thực hiện trồng rừng và cung cấp gỗ hiện nay là hộ gia đình. Đại bộ phận hộ gia đình sử dụng các loài cây mọc nhanh để trồng rừng với kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác rừng chủ yếu xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân và học hỏi từ người quen. Chính vì vậy, năng suất rừng thường thấp, sản phẩm thu được phần lớn là gỗ đường kính nhỏ và chỉ thích hợp cho công nghiệp sản xuất giấy hoặc ván nhân tạo. Mặt khác, các hoạt động kinh doanh chưa quan tâm đến cải tạo đất và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 29)