Dự báo về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 60)

I. Dự báo xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 1 Dự báo phát triển kinh tế xã hộ

4. Dự báo về khoa học công nghệ

4.1. Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ trên thế giới

- Công nghệ tạo ra các vật liệu composite từ nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thứ phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp làm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

- Công nghệ xử lý, biến tính gỗ để khắc phục nhược điểm gỗ, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao khả năng sử dụng gỗ.

- Công nghệ chế biến hóa học gỗ tạo các sản phẩm có giá trị cao: Than hoạt tính, phân bón, vải ...

- Cơ giới hóa và tự động hóa cao trong các khâu của công nghệ chế biến gỗ nhằm tiết kiệm lao động.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho chế biến gỗ: Keo dán, chất phủ, chất nhuộm, đinh vít....

- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản gỗ sạch, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chế biến lâm sản

4.2. Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ Việt Nam

Với thực trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện nay và xu hướng của thị trường lâm sản trong tương lai có thể dự báo xu hướng phát triển công nghệ của Việt Nam như sau:

- Bên cạnh việc hình thành các doanh nghiệp mới với trang thiết bị mới, hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ phải thường xuyên duy tu nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại và trong tương lai. Trang thiết bị, công nghệ chế biến trong tương lai sẽ được tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động của công nhân, giảm sự phụ thuộc nguồn lao động trong chế biến gỗ.

- Nhanh chóng tiếp thu và áp dụng vào sản xuất các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ như công nghệ tạo vật liệu mới, công nghệ xử lý gỗ, công nghệ sử dụng các phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ từng bước làm chủ thương hiệu, chủ động trong thiết kế để tạo các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, giá trị ngày càng tăng, mẫu mã đẹp. Sản phẩm giá trị gia tăng đang được chú trọng phát triển cả về giá trị và sản lượng. Phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển công nghệ và giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho chế biến gỗ trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề sẽ được chú trọng. Số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và đào tạo nghề đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng, song chất lượng vẫn còn là vấn đề, nếu không thay đổi các dạy và học hiện nay và thay đổi đầu tư cho giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của ngành. Các doanh nghiệp nếu muốn có nguồn nhân lực đạt yêu cầu

cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

- Sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ: thiết kế, chế tạo máy, thiết bị chế biến, keo dán, chất phủ... của nước ta.

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải quan tâm áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, bảo vệ được môi trường, sử dụng tối đa nguồn năng lượng sạch để tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w