Quản lý nhà nước và chính sách đối với công nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

- Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ

7. Quản lý nhà nước và chính sách đối với công nghiệp chế biến gỗ

7.1. Quản lý nhà nước đối với công nghiệp chế biến gỗ

Công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản là lĩnh vực quan trọng của kinh tế lâm nghiệp, liên quan đến nhiều chuyên ngành hẹp như: sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp rừng (bao gồm quản lý sử dụng rừng), phân phối lưu thông, lao động, xuất-

nhập khẩu… Vì vậy, hiện có nhiều Bộ ngành cùng quản lý lĩnh vực này, trong phạm vi chuyên ngành hẹp được phân công.

Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng thống nhất quản lý lĩnh vực chế biến lâm sản.

Hiện nay, ở Trung ương có hai cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng quản lý các lĩnh vực chuyên ngành hẹp của công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản: Tổng Cục Lâm nghiệp (quản lý lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp và sử dụng rừng; bảo vệ rừng và kiểm soát lưu thông lâm sản); Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (quản lý lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản). Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công, các cơ quan này thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý điều chỉnh công nghiệp chế biến thương mại lâm sản.

Ở cấp tỉnh, hiện có các Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là các cơ quan chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ từ Tổng Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm. Đối với lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản, hiện ở cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hầu như chưa có Phòng hoặc Chi Cục chuyên ngành phụ trách lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản. Lĩnh vực này hiện được các Phòng, Ban, Chi Cục (có thể là Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Phát triển nông thôn). Ở một số tỉnh, Sở Công thương cũng theo dõi lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản.

7.2. Các chính sách đối với công nghiệp chế biến gỗ

Công nghiệp chế biến gỗ và thương mại lâm sản là một ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, các hoạt động của ngành vừa chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách vĩ mô, đồng thời với các chính sách chuyên ngành. Những luật pháp, chính sách chính có liên quan đến ngành chế biến và thương mại gỗ có khoảng 39 văn bản các loại. Trong đó có 13 luật và chính cách tầm vĩ mô và 26 văn bản chính sách vi mô. Lấy mốc là năm 2000 là khoảng giữa thời điểm ban hành Luật Doanh nghiệp và chính sách quản lý xuất nhập khẩu 2001-2005, những chính sách này đã có tác động quan trọng nhất trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến và thương mại gỗ phát triển. Giai đoạn trước năm 2000 có 24 (8 luật và 16 chính sách),

sau năm 2000 có 15 (5 luật và 10 chính sách). Nhìn chung các luật, chính sách ban hành sau năm 2000 đều tiếp cận sâu hơn với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhờ có chính sách cởi mở đối với ngành công nhiệp chế biến gỗ và sự năng động của doanh nhân, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước DN, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đưa xuất khẩu gỗ của VN vượt Indonexia, Thái Lan để trở thành nước thứ 2 về xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh ngang hàng với Malaixia. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế xuất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm gỗ xuất khẩu có xuất xứ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế xuất cao hơn sản phẩm từ gỗ rừng trồng: 37 gỗ rừng tự nhiên thuế xuất trung bình 5-10%, gỗ rừng trồng 0%. Thuế xuất thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 0%.

Đánh giá chung đến nay, luật pháp chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ là phù hợp, đã tạo điều kiện cho ngành chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển lâm nghiệp, đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP lâm nghiệp. Vấn đề tồn tại hiện nay là năng lực thực thi chính sách của bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, cải cách hành chính chậm, doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí ngoài luật để có thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w