Vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 48 - 49)

- Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ

6. Vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ

Thực tế cho thấy trong tổng số khoảng gần 4000 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện có thì khoảng hơn 50% số cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản và chưa có biện pháp hạn chế các nguồn gây tác động đến môi trường. Chỉ những doanh nghiệp quy mô lớn, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu mới có khả năng đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Với công nghệ hiện nay, công nghiệp chế biến gỗ tạo ra các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu sau:

6.1. Chất thải rắn

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào.... Tùy theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lượng khác nhau.

Một số cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi quy mô lớn như nhà máy MDF Gia lai, Nhà máy ván dăm Thái nguyên... đã được đầu tư hệ thống hút bụi trực tiếp tại các công đoạn sản xuất phát sinh bụi gỗ mịn. Còn lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hầu như chưa được quan tâm đầu tư. Đây là một trong các nguy cơ gây các bệnh về đường hô hấp cho người lao động.

Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, không đầu tư thiết bị sấy gỗ thì lượng phế thải rắn này không được thu gom để sử dụng làm chất đốt, hơn thế chúng thường được đốt và khí thải gây ô nhiễm môi trường. Nếu phát triển cơ sở chế biến gỗ theo quy hoạch, theo từng cụm thì có thể tận dụng tối đa lượng phế thải rắn để sản xuất ván dăm, viên đốt, làm giá thể nuôi trồng nấm...

6.2. Chất thải lỏng

Chất thải lỏng trong công nghiệp chế biến gỗ thường chủ yếu là dung dịch thừa trong quá trình xử lý bảo quản gỗ, nước luộc gỗ, dung dịch keo dán, sơn còn dư lại trên thiết bị, trong bao bì đựng. Thực tế trong quá trình sản xuất, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các cơ sở kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng triệt để nguyên phụ liệu. Vì vậy, lượng phát thải dạng lỏng trong công nghiệp chế biến gỗ không lớn.

Tuy nhiên, trong công nghiệp chế biến gỗ, nguyên liệu sơn, keo và dung môi pha chế là nhóm nguyên liệu có nguy cơ gây cháy nổ cao. Do đó vấn đề phòng cháy chữa cháy cũng đã được các cơ sở quan tâm nhưng thực tế cho thấy nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ không đủ diện tích sản xuất nên chưa tuân thủ đúng quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy như kho tàng, quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh nhiệt, thông gió, thu dọn bao bì có dính sơn, dung môi trong mỗi ca sản xuất...

Với các cơ sở chế biến gỗ nằm trong các khu công nghiệp, chất thải lỏng được gom tập trung để xử lý. Các cơ sở nằm phân phân tán và các làng nghề chế biến gỗ thì hầu như chất thải lỏng không được được quan tâm xử lý trước khi thải ra môi trường.

6.3. Chất thải khí

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải dạng khí có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường thường phát sinh trong quá trình phun sơn, ép nhiệt khi sử dụng các loại keo nhiệt dẻo như keo phenol foocmandehyt, xử lý bảo quản gỗ bằng các hóa chất có mùi hắc, khói lò phát sinh tại khâu sấy gỗ...

Các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp thường được trang bị các hệ thống chụp hút và các cửa hút gió với áp suất đủ lớn để thu gom các nguồn phát khí thải. Đối với cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ, công đoạn phun sơn phổ biến biến được thực hiện bằng súng phun sơn thủ công. Mặc dù được trang bị khẩu trang, nhưng công nhân vẫn có nguy cơ mắc bệnh hô hấp do hít phải dung môi hữu cơ. Mặt khác theo thống kê cho thấy, công đoạn phun sơn thủ công cũng rất dễ gây cháy nổ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 48 - 49)