Trong năm 2008 - 2011, BIDV - Khánh Hòa đã nỗ lực triển khai, nâng cấp các sản phẩm bán lẻ mới. Các sản phẩm bán lẻ của Chi nhánh gồm 2 nhóm:
- Nhóm sản phẩm (sản phẩm lõi):
+ Sản phẩm, dịch vụ chính đáp ứng cơ bản các nhu cầu của khách hàng và đang ngày càng đa dạng hơn, đáp ứng linh động hơn về lãi suất, phí dịch vụ, kì hạn gồm:
+ Sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm lớn lên cũng yêu thương, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm năng động, tiền gửi thanh toán, tiết kiệm rút gốc siêu linh hoạt, tiền gửi tích lũy kiều hối… Các sản phẩm huy động của chi nhánh mang tính đa dạng về cách thức gửi tiền, kì hạn.
+ Sản phẩm tín dụng cá nhân: cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay du học, cho vay mua ô tô, thấu chi tín chấp, chiết khấu/Cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá/ thẻ tiết kiệm.. BIDV với thế mạnh ở lĩnh vực cho vay các sự án lớn, khi chuyển sang ngân hàng bán lẻ, thế mạnh vẫn nằm ở các gói tín dụng cá nhân giá trị cao như cho vay mua nhà, ô tô, sản xuất kinh doanh… đáp ứng ngay nhu cầu vay vốn của cá nhân.
- Nhóm dịch vụ gia tăng đi kèm:
Các sản phẩm dịch vụ đi kèm làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm chính ngoài ra cũng làm tăng tính cá biệt hóa sản phẩm cao, không dễ bắt chước. Tại BIDV – Khánh Hòa, khi sử dụng một trong các sản phẩm lõi, nếu có nhu cầu sẽ được hưởng các dịch vụ gia tăng sau:
+ Được sử dụng dịch vụ tin nhắn BSMS, Internet Banking, Direct Banking…khi mở các tài khoản tiền gửi tại BIDV
+ Được yêu cầu cung cấp các thông tin về những giao dịch liên quan đến tài khoản và số dư trên tài khoản.
+ Được tặng sản phẩm, Bic – An sinh, Bic – An tâm Kiều hối của Tổng doanh nghiệp Bảo hiểm BIDV (BIC) khi mở tài khoản tiết kiệm tích lũy bảo an, tiền gửi tích lũy kiều hối và Bic Bình an đối với sản phẩm tín dụng dành cho công nhân viên. Ngân hàng BIDVcó kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nên việc thêm các sản phẩm bảo hiểm đi kèm các dịch vụ chính đã tăng thêm tính độc đáo trong sản phẩm của BIDV.
+ Ngoài dịch vụ cơ bản của thẻ trên hệ thống ATM, POS khách hàng còn nhận thêm các dịch vụ giá trị gia tăng: nạp ví điện tử BIDV- VnMart, nạp tiền thuê bao di động trả trước BIDV VnTopup, dịch vụ BIDV- DirectBanking, BIDV online, thanh toán vé máy bay, thanh toán hóa đơn trả sau (điện, thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau, internet của Viettel...).
2.2.2.3. Huy động vốn
Công tác huy động vốn được BIDV Khánh Hòa xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, do đó Chi nhánh đã tập trung các biện pháp đẩy mạnh công tác này. Nhờ triển khai chính sách lãi suất linh hoạt và chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên nên trong giai đoạn năm 2008 – 2011,nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm: từ 1.611 tỷ đồng năm 2008 đến 2.559 tỷ đồng năm 2011, tăng trưởng bình quân 17%/năm.
Bảng 2. 3: Kết quả huy động vốn của BIDV-Khánh Hòa giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: tỷ đồng Tăng trưởng ( % ) TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân ( % )
I Ngân hàng trên địa bàn 12,143 15,830 20,420 23,575 30 29 15 25
Trong đó
Định chế tài chính 819 686 839 814 -16 22 -3 1
Doanh nghiệp kinh tế 3,466 4,430 5,021 4,734 28 13 -6 12
Dân cư 7,859 10,715 14,560 18,027 36 36 24 32 Tỷ trọng dân cư/tổng huy động ( % ) 65 68 71 76 5 5 7 6 II Chi nhánh 1 Tổng huy động vốn cuối kỳ 1,611.0 1,736.3 2,194 2,559.9 8 26 17 17 2 Tổng huy động vốn bình quân 1,305 1,687 1,860 2,205.7 29 10 19 19
3 Cơ cấu huy động vốn
Theo kỳ hạn
-Ngắn hạn 1,259.6 1,413.6 1,881 2,053 12 33 9 18
-Trung và dài hạn 351.0 322.4 313.0 506.9 -8 -3 62 17
Theo đối tượng khách hàng
-Định chế tài chính 396.2 242.7 390.3 155.0 -39 61 -60 -13
-Doanh nghiệp kinh tế 628.9 693.1 707.5 652.0 10 2 -8 1
-Dân cư 585.5 800.2 1,096.2 1,802.0 37 37 64 46
Tỷ trọng dân cư/tổng
huy động ( % ) 36 46 50 70 27 8 41 25
Tỷ trọng dân cư/ dân cư
địa bàn ( % ) 7 7 8 10 0 1 33 11
Theo loại tiền
-VNĐ 1,495.9 1,603.5 1,765.1 2,277.2 7 10 29 15
-Ngoại tệ 114.14 132.5 428.90 282.7 16 224 -34 69
4 Thị phần (%) 13.3 10.9 11.0 11.2 -18 1 2 -5
+ Theo kỳ hạn:
Kỳ hạn huy động tại BIDV – Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng giảm nguồn vốn trung, dài hạn và tăng nguồn vốn ngắn hạn cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Trong giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt do ảnh hưởng của tìnhlạm phát năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, người dân chỉ chọn gửi những kỳ hạn ngắn.
+ Theo loại tiền:
Do lãi suất huy động Việt nam đồng (VND) khá cao so với lãi suất ngoại tệ đã khuyến khích người dân chuyển sang gửi VND nên nguồn vốn huy động từ VND tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%/năm) làm cho tỷ trọng huy động vốn VND ngày càng tăng.
Huy động vốn tại Chi nhánh chuyển dịch dần sang bán lẻ theo đúng định hướng của ngân hàng trung ương và xu thế của địa bàn, cụ thể:
Huy động vốn dân cư của BIDV - Khánh Hòa tăng trưởng mạnh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2008 – 2011 đạt 46%. Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn dân cư của Chi nhánh trong 2 năm 2007, 2008 khá thấp (6% vào năm 2007 và 10% vào năm 2008)đi ngược lại xu thế phát triển chung về huy động vốn bán lẻ của nền kinh tế nói chung và địa bàn Khánh Hòa nói riêng vì đây là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, các NHTM không ngừng tăng lãi suất. Đến tháng 9 năm 2008, BIDV chính thức chuyển đổi môdoanh nghiệp theo dự án TA2. Theo dự án này, BIDV đãthành rõ nét môcho một NHBL hiện đại cùng với chủ trương định hướng bán lẻ của toàn ngành, tỷ lệ huy động vốn dân cư cuối năm 2008 tăng nhẹ, bất chấp chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tìnhkinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng lạm phát và giá cả diễn biến phức tạp. Ngày 10/06/2008 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1317/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 14%, ngày 29/08/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm 2008. Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng nhà nước tiếp tục chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt điều hành lãi suất theo hướng thực dương; điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước. Huy động vốn dân cư của BIDV Khánh Hòa năm
2009 tăng vọt: 37% (tương đương 214 tỷ), năm 2010 tăng 37% (tương đương 296 tỷ) và năm 2011 tăng 64% (tương đương 705,7 tỷ), cao hơn mức tăng trưởng huy động vốn dân cư toàn ngành (29%).
Nếu so sánh trong ngành ngân hàng thì BIDV tiếp tục duy trì vị trí thứ 4 trên thị trường về quy mô huy động vốn dân cư (sau ngân hàng ACB, Vietinbank và Agribank). Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, BIDV Khánh Hòa đứng vị trí thứ 2, chỉ sau Ngân hàng Nông nghiệp (3.513 tỷ), tương đương với với Ngân hàng Công thương (1.800 tỷ); hơn VCB (1.637 tỷ), cao hơn 02 ngân hàng cổ phần lớn nhất là SCB (gần 1.200 tỷ), ACB (1.650 tỷ)
2.2.2.4 Dịch vụ:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động dịch vụ tại BIDV-Khánh Hòa giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: triệu đồng Tỷ trọng/Tổng thu dịch vu (%) TT KHOẢN MỤC 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 9,871 14,970 16,882 20,427 28.48 Trong đó thu dịch vụ bán lẻ 1,512 ,362 2,583 4,540 51.83 15.32 9.10 15.30 22.23 1 Dịch vụ thanh toán 2,508 3,065 3,890 5,427 29.55 25.41 20.47 23.04 26.57 Thu phí dịch vụ thanh toán 1,604 2,201 2,839 4,290 39.11 16.25 14.70 16.82 21.00 Thu phí dịch vụ thanh toán
khác 218 196 326 319 17.88 2.21 1.31 1.93 1.56
Thu phí thanh toán nội bộ 234 195 219 222 -0.90 2.37 1.30 1.30 1.09 Thu phí dịch vụ chuyển
tiềnWU 452 473 506 595 9.80 4.58 3.16 3.00 2.91
Trong đó dịch vụ thanh toán bán lẻ
568 623 846 1,208 29.42 5.75 4.16 5.01 5.91
2 Dịch vụ Tài trợ T.Mại: 377 895 1,568 2,464 89.91 3.82 5.98 9.29 12.06 Thu phí dịch vụ Tài trợ TM 377 895 1,568 2,464 89.91 3.82 5.98 9.29 12.06 3 Dịch vụ bảo lãnh: 3,575 6,081 3,213 3,169 7.18 36.22 40.62 19.03 15.51 4 Dịch vụ Kinh doanh ngoại
tệ 2,553 3,537 5,531 4,199 23.62 25.86 23.63 32.76 20.56 4.1 Thu nhập HĐKDngoại tệ 2,535 3,435 3,965 4,222 19.14 25.68 22.95 23.49 20.67 4.2 Thu phí giao dịch quyền chọn 18 102 1,566 - 605.91 0.18 0.68 9.28 0.00 5 Nhóm sản phẩm phái sinh 165 736 1,117 1,672 346.38 1.67 4.92 6.62 8.18 6 Dịch vụ thẻ: 291 321 731 1,846 96.89 2.94 2.14 4.33 9.04 Thu phí phát hành thẻ 73 73 55 75.8 4.16 0.74 0.48 0.33 0.37 Thu phí thanh toán thẻ 184 200 498 1,115.0 93.96 1.86 1.34 2.95 5.46 Thu phí khác trong sử dụng
thẻ 1 10 134 573.6 865.43 0.01 0.07 0.79 2.81
Thu nội bộ thanh toán thẻ qua
Banknetvn 33 38 44 81.7 39.21 0.33 0.26 0.26 0.40
7 Dịch vụ ngân quỹ: 154 (180) 43 63.4 -97.87 1.56 -1.20 0.26 0.31 8 Phí dịch vụ trong hoạt động
tín dụng: 81 95 225 625.4 110.91 0.82 0.63 1.33 3.06
Thu phí dịch vụ trong hoạt
động tín dụng 81 95 225 625.4 110.91 0.82 0.63 1.33 3.06 9 Thu phí dịch vụ bảo hiểm 1 16.9 28 38.85 991.28 0.01 0.11 0.16 0.19% 10 Thu cước dịch vụ BSMS 47 108 216 522.60 123.48 0.48 0.72 1.28 2.56 11 Thu dịch vụ BIDV-
VnTopup - -
12 Thu phí quản lý tài khoản 234 288.30 23.41 1.38 1.41
Trong đó phí quản lý tài
khoản cá nhân - - 214 266.00 1.27 1.30
13 Dịch vụ khác 120 295 88 1,12.05 34.20 1.22 1.97 0.52 0.55
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân từ năm 2008 đến 2011của chi nhánh đạt 28,48%/năm. Đến 2011, thu dịch vụ ròng đạt 20.42 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,23%/lợi nhuận trước thuế. So với các ngân hàng trên địa bàn, thu dịch vụ của Chi nhánh trung bình trong 4 năm chiếm trên 19% tổng thu dịch vụ trên toàn địa bàn (sau Vietcombank có thế mạnh về thẻ và kinh doanh ngoại tệ). Trong tổng các nguồn thu thì thu từ kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh, kế đến là các sản phẩm truyền thống như thanh toán, bảo lãnh và tài trợ thương mại…, thu phí từ các dịch vụ bán lẻ còn rất khiêm tốn.
Đến 2010, phí thu được từ các dịch vụ bán lẻ chiếm tỷ trọng 20,1% trên tổng thu dịch vụ,đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2008 -2011 nhờ Chi nhánh bắt đầu thu phí quản lý tài khoản và phí thường niên dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, công tác phát triển khách hàng sử dụng các dịch vụ thẻ, nhắn tin qua điện thoại (BSMS) cũng khá tốt nên thu dịch vụ bán lẻ đã có sự chuyển biến tích cực. Năm 2011 là năm thứ 2 BIDV đẩy mạnh hoạt động NHBL theo tinh thần Nghị quyết 1235/NQ-HĐQT, mặc dù gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt với các ngân hàng đã có kinh nghiệm về hoạt động bán lẻ, đặc biệt là khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài, nhưng với quyết tâm đổi mới, sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2011 tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng.
+ Dịch vụ thẻ:
Phí thu từ dịch vụ thẻ trong giai đoạn 2008-2011 liên tục tăng trưởng qua các năm. Riêng năm 2010, phí thu từ phát hành thẻ giảm sút do Chi nhánh liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi miễn phí phát hành để thúc đẩy tăng trưởng thẻ. Phí thu được từ thanh toán thẻ quốc tế các năm còn đạt thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tại địa bàn. Riêng năm 2011, phí ròng dịch vụ thẻ đạt 1.846 triệu đồng tăng 152% so với năm 2010 do trong năm 2011, số lượng thẻ phát hành tăng đột biến và toàn hệ thống thu thêm phí thường niên trên toàn bộ các dòng thẻ trong khi năm 2010 chỉ thu phí thường niên trên loại thẻ VIP và Power.
Phí phát hành và sử dụng thẻ Visa không thay đổi nhiều so với năm 2010.Lý do là cuối năm 2010 và 2011, Trung tâm thẻ áp dụng chính sách miễn phí thường niên trên thẻ Visa. Mặt khác, số lượng thẻ năm 2011 có tăng nhưng số lượng thẻ Visa bị khóa/đóng cũng tương đối nhiều nên số thẻ Visa tăng ròng không thay đổi.
Xét trong phạm vi khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa đứng vị trí thứ 3 về số lượng thẻ ATM và xếp thứ 2 về số lượng thẻ VISA phát hành, trong khi đó, phí thu dịch vụ lại đứng đầu khu vực. Tuy nhiên so với địa bàn, dịch vụ thẻ của chi nhánh vẫn
lại nguồn thu chính trong hoạt động thẻ (Phí thu dịch vụ thẻ của BIDV chỉ chiếm tỷ trọng 9% trên địa bàn, đứng sau VCB, Agribank và Sacombank).
+ Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử:bao gồm dịch vụ thanh toán lương
tự động, nhắn tin tài khoản qua điện thoại di động BSMS, tra cứu vấn tin tài khoản BIDV – Directbanking, và dịch vụ nạp tiền điện thoại VN- topup. Hiện nay dịch vụ BIDV – Directbanking và VN- topup đang được miễn phí, số lượng khách hàng sử dụng hai dịch vụ này khá cao. Đây là nền tảng tốt để BIDV triển khai kênh phân phối IBMB trong thời gian tới. Số đơn vị chi lương qua chi nhánh là 198 trong tổng số 1.100 doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh. Do đó, Chi nhánh cần phải có kế hoạch phát triển số đơn vị thanh toán lương trong thời gian tới vì việc đẩy mạnh dịch vụ này sẽ là cơ sở cho dịch vụ khác phát triển như thẻ, BSMS, VnTopup, thanh toán tiền điện…. Tuy vậy, sau một thời gian triển khai, dịch vụ này đã bộc lộ hạn chế như chất lượng tin nhắn chưa ổn định. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong công tác giới thiệu, bán sản phẩm này tới khách hàng trong thời gian tới.
+ Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện: Chi nhánh đã chính thức triển khai
dịch vụ này từ tháng 9/2009. Giai đoạn đầu do chưa kết nối được dữ liệu với doanh nghiệp điện lực EVN nên các giao dịch thanh toán tiền điện cho khách hàng đều thực hiện thủ công nên số phí thu được thấp. Đến tháng 05/2010 sau khi các chương trình thanh toán được kết nối, cùng với chỉ đạo quyết liệt của Ban Lãnh đạo và thực hiện giao kế hoạch phát triển khách hàng cho các phòng nên đến 31/12/2010, doanh số thanh toán tiền điện luỹ kế trong năm đạt hơn 13 tỷ đồng (bình quân 1 tháng thu được 1.2 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong năm 2010, dịch vụ này được miễn phí nên Chi nhánh chưa thu được phí từ dịch vụ thanh toán hóa đơn này. Đến cuối năm 2011, doanh số thanh toán tiền điện lũy kế đến cuối năm đạt 22,28 tỷ đồng, bình quân 1 tháng đạt 1,6 tỷ đồng. Phí thu từ sản phẩm: 800đ/hóa đơn, bình quân mỗi tháng 4,5 triệu đồng, lũy kế cho năm 2011 là 54 triệu đồng.
+ Dịch vụ thanh toán qua POS: Chi nhánh có 66 điểm POS và 33 đơn vị chấp
nhận thẻở những doanh nghiệp kinh doanh thương mại lớn với tổng doanh số thanh toán đạt gần 5 tỷ đồng trong năm 2009. Tuy nhiên, do bị giới hạn bởi khả năng chấp nhận các loại thẻ như Master, Diner Club … nên POS của BIDV chưa được khách hàng đánh giá cao bằng các ngân hàng khác như VCB, ACB. Thu phí thanh toán trên POS năm 2011 chiếm 39% tổng thu dịch vụ thẻ, đứng đầu trong top 10 chi nhánh có