Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.1.2.Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học

Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Vì thế có thể gọi là biểu tượng hoặc tượng trưng. Biểu tượng hay tượng trưng có nhiều điểm giống ẩn dụ. Để tránh nhầm lẫn, các nhà phong cách học và thi pháp học đã phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biểu tượng và ẩn dụ như sau:

- Biểu tượng và ẩn dụ giống nhau ở hai điểm:

+ Chúng đều được biểu thị bằng hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. + Chúng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà nói đến biểu tượng và ẩn dụ là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm ẩn.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

- Biểu tượng và ẩn dụ khác nhau ở tính bền vững và tính biến đổi, tính ước lệ và tự do. Biểu tượng thường mang tính kí hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu lên hình ảnh biểu tượng là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng. Còn ẩn dụ tự do hơn, còn giữ nguyên dấu ấn cá nhân, biến đổi linh hoạt hơn, liên tượng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng cũng nhiều hơn nhưng không bền vững bằng biểu tượng.

Nhà nghiên cứu văn học Nga V.I Erêmina đã phân biệt như sau: “ẩn dụ là thơ ca dân gian, được sinh ra tức thời và mất đi rất nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình thời gian dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng không biến đổi mà bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ mà phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì lại được giới hạn

nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định”[77;138]

Các nhà nghiên cứu lý luận văn học của trường ĐHSP Hà Nội định nghĩa:

Biểu tượng là hình tượng từ ngữ có tính chất tĩnh tại, cố định, thường xuyên như là

kí hiệu cho hiện tượng đời sống”[62;324]

Tuy nhiên, việc phân định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì biểu tượng là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao hơn, lặp đi lặp lại, mang tính quy ước. Ý nghĩa biểu cảm, chất thẩm mĩ thơ ca mang tính nghệ thuật cao qua việc sử dụng biểu tượng. Nó không chỉ đơn thuần là tầng nghĩa hàm ẩn của một so sánh ngầm, ví ngầm mà nó đạt tới giá trị tượng trưng. Biểu tượng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký hiệu, là ký hiệu mang tính chất một hình thể từ ngữ chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng, vừa không đồng nhất với hình tượng.

Theo nghĩa hẹp, biểu tượng hay còn gọi là tượng trưng, “là phép chuyển nghĩa dựa vào những ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ được dùng nhiều lần, dùng phổ biến và trở nên quen thuộc với mọi người đến mức hễ nhắc đến vật đó ai cũng hiểu

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Chẳng hạn, trong ca dao cổ nói đến “con cò” là người ta liên tưởng ngay tới người nông dân hiền hậu chất phác hoặc người đàn bà lam lũ vất vả. Trong văn học cổ, nói đến tùng, cúc, trúc, mai là người ta liên tưởng đến những phẩm giá của người quân tử. Ngày nay nhắc đến “bồ câu” người ta liên tưởng đến hòa bình. Ngay cả hình ảnh mũ tai bèo, dép cao su, tay cày, tay súng, … con tàu trắng, miếng da lừa…. cũng được dùng làm biểu tượng.

Tóm lại, dù được định danh nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, biểu tượng luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao.

2.5. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.

Nguyễn Việt Hà nhập vào quỹ đạo văn xuôi Việt Nam bằng cả một hệ thống biểu tượng đa nghĩa giàu giá trị biểu trưng như: Biểu tượng đô thị; Biểu tượng Đức Cha đi mất; Biểu tượng con số 40; Biểu tượng Nắng; Biểu tượng gió, Biểu tượng

Kính trắng; Biểu tượng tóc muối tiêu; Biểu tượng bầu vú… ở tất cả các thể loại

trong đó có cả hai tiểu thuyết mà luận văn tham gia khảo sát.

Đối với Nguyễn Việt Hà, biểu tượng là nhân tố quan trọng, là chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật của anh. Đặc biệt biểu tượng cũng được xem như là hạt nhân cơ bản giúp Nguyễn Việt Hà đổi mới nghệ thuật của thể loại, giúp Nguyễn Việt Hà có một diện mạo riêng, vị trí riêng trong giai đoạn văn học chứa đầy phức tạp và thử thách đối với một bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ.

2.5.1 Biểu tượng kính trắng

Mầu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết của Đức Phật, còn kính trắng thì tượng trưng cho sự thông thái, những nét đẹp này sẽ tỏa sáng rực rỡ khắp nơi trên trái đất và trong vũ trụ

Kính trắng (kính cận, viễn): là một loại kính thuốc dùng cho người bị các tật khúc xạ về mắt

Thời công nghiệp hiện đại cùng với hấp lực của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường đã mang đến nhịp sống sôi động, nhanh nhẹn đến bất ngờ cho con người.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Xã hội càng hiện đại, để có khả năng thích ứng và xử lí lanh lẹ với cuộc sống con người càng phải lĩnh hội thêm nhiều thông tin. Để tồn tại giữa bạt ngàn các tri thức cần có, con người muốn nắm bắt được không còn con đường nào khác là dấn thân vào thực tế đời sống đầy xô bồ, phức tạp. Lớp người thứ nhất làm giàu tri thức của mình bằng cách tự trải nghiệm qua từng công việc đòi hỏi phải “bắt tay cầm chân” một cách nặng nhọc và đau đớn, trải qua thất bại hay thành công rồi mới đúc rút được bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Lớp người thứ hai “khôn khéo” hơn khi tự làm giàu tri thức cho bản thân bằng cách miệt mài lao động trí óc trên những xác chữ khô khan và bất động. Ở lớp người thứ hai, thời gian tích lũy tri thức bị hao tổn ít hơn song lại mang đến thành công và sự trưởng thành sớm hơn. Sở dĩ vì lớp người thứ hai học hỏi đúc rút đúc kinh nghiệm cuộc sống từ chính lớp người thứ nhất đã phải mất nhiều thời gian trải qua. Người ta gọi lớp người thứ hai ấy bằng một tên gọi đầy ấn tượng, nể phục là: “Trí thức”. Trong quá trình nghiên cứu, học, tìm hiểu kinh nghiệm ấy giới trí thường bị mắc các tật khúc xạ về mắt. Vì vậy, trí thức cần dùng đến một phương tiện hỗ trợ đắc lực là kính trắng. Cũng từ đây chiếc kính trắng được dùng như là vật có tính chất quy ước cho những trí thức, nghĩa là chỉ cần nêu lên hình ảnh biểu tượng kính trắng là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng là chỉ giới trí thức- những con người đại diện cho trí tuệ và sự thông thái.

Trong phần lớn các tình huống của hai tiểu thuyết Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn, hình ảnh kính trắng đi liền với các nhân vật trí thức, hay nghề nghiệp liên quan đến trí thức. Chiếc kính “học thức” mang lại cho họ vẻ ngoài lịch lãm, đáng tin, đáng tôn trọng.

Với Trần Bình và Lâm, hai đại diện mẫu mực của tầng lớp trí thức mới, Nguyễn Việt Hà đặc biệt lưu lại ấn tượng cho người đọc qua cặp kính trắng.

- “Hoàng bắt tay phiên bản các tài tử nam đóng vai chính trong những bộ phim lãng mạn Hồng Kông. Trắng trẻo, sống mũi thẳng rất hợp với kính Tây Đức

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

- “Người Nhã yêu là một giáo viên trong trường. Khuôn mặt đẹp, đa cảm và

rất trí thức… Qua cặp kính trắng, hắn cố tạo cái nhìn thẳng thắn sự giận dữ chính

trực rất đúng lúc, đúng chỗ…” [29;81].

Bên cạnh những câu chữ bày tỏ sự tôn kính nhất mực với trí thức, Nguyễn Việt Hà không quên dành những đoạn trần thuật lột tả chân thực sự việc cũng như con người thật. Dù cái vỏ trí thức có đạo mạo có được cấu tạo một cách cầu kì đến mức nào thì bản chất cuối cùng cũng bị lộ tẩy, xác thực. Người đọc có thể lột trần ngay bộ mặt bẩn thỉu, đểu cáng của Trần Bình ngay trong ba lá thư hắn gửi cho người yêu Hoàng, hay những cú lừa phỉnh điệu nghệ của hắn đối với Phượng trong màn kịch được dựng lên ở những trang giữa của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa mà không cần đến lời dẫn của nhà văn. Là người từng yêu Lâm tha thiết nhưng cuối cùng Nhã cũng cay đắng nhận ra rằng “Lâm làm tôi ghê tởm vì sớm bộc lộ sự hèn hạ” [29;235]. Thật vậy, Lâm còn lại gì sau lớp kính trắng đầy học thức kia khi đê tiện xúi dục Nhã rũ bỏ với đứa con gái đang thành hình trong cô để đổi lấy chuyến đi du học Đông Âu? Lâm chỉ còn là một trí thức mang thương hiệu: “đểu lỗi lạc” đằng sau lớp kính trắng mà hắn đã phải cố tạo ra sự thẳng thắn trung thực.

Vẫn tiếp tục chủ đề “tha hóa” đến Khải huyền muộn, cặp kính trắng vẫn là hình ảnh biểu tượng số một đại diện cho tầng lớp trí thức. Nếu Cơ hội của Chúa

người đọc còn thấy Kính trắng đem lại vẻ ngoài lịch lãm, đáng trọng thì ở Khải huyền muộn, ngôi vị tối thượng của trí thức đã hoàn toàn bị anh hạ bệ, huỵch toẹt, xổ thẳng một cách không thương tiếc ở mọi hành vi, tình huống.

- Chú tôi bán xổ số dạo, post card kèm những truyện tranh in thiếu nhi lòe loẹt. Nhờ cái vét tông không cũ kỹ lắm và cái kính trắng trên khuôn mặt sáng ánh màu ria bạc, hồi đầu chú tôi lọt vào mọi xó xỉnh của các nhà hàng và khách sạn

[31;142]

- “Có một lần tôi bay từ Hà Nội ngồi cạnh một thanh niên mặt sáng sủa nhang nhác vẻ một kỹ sư người thành phố. Anh này chăm chú đọc một tiểu thuyết dày mà tôi đoán là của Pháp vì có nhiều chữ le hoặc la… Anh ta có tư thế đọc lạ,

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

cặp kính trắng cúi gầm không rời trang sách để thấp gần ngang dưới bụng.”

[31;221]

Người chú mà nhà văn phải tránh mặt ấy đã không ngần ngại đem vẻ ngoài học thức của mình để hơn một lần bán thầy buôn bán nay lại dùng vẻ ngoài học thức để kiếm những đồng tiền rẻ mạt. Chiếc kính trắng đích thị trở thành vật trang sức tối ưu để hắn có thể lừa phỉnh mọi xó xỉnh ở những nơi sang trọng. Người mẫu nhận ra điều gì ở người hành khách hạng sang đi cùng cô trên chuyến bay nếu không vô tình biết rằng: “Máy bay sắp xuống Tân Sơn Nhất, tôi ngồi thẳng người

dậy và tôi thấy cửa quần bò của tôi không kéo phẹc mơ tuya”[30;221]? Người kỹ

sư, cặp kính trắng, tư thế đọc là kì lạ kia là gì nếu không nhằm che đậy một sự thật tha hóa bẩn thỉu đầy dâm đãng, tục tằn của một con người trót mang hình hài và vẻ ngoài của trí thức.

Không còn nghi ngờ gì hơn nữa, mỗi lần cặp kính xuất hiện nó hiện nguyên hình là một trang sức hữu hiệu để bộc lộ vẻ trí thức đồng thời cũng tạo thành thứ vỏ bọc che đậy sự giả dối khốn nạn nhất của nhân vật. Với Nguyễn Việt Hà, Kính trắng được lắp trên các khuôn mặt kia không còn là chiếc kính của sự thuần khiết, thông thái mang ánh sáng tỏa rọi khắp mọi nơi trên trái đất hay chỉ danh riêng cho những người có tật về mắt như người ta vẫn thường biết đến, thực chất là phương tiện hữu ích nhất cho những kẻ khốn nạn, tầm thường che đậy những dục vọng bẩn thỉu, tha hóa bên trong. Nguyễn Viêt Hà đã không ngần ngại cười cợt, giễu nhại ngay chính tầng lớp mà anh đang có mặt trong đó. Giữa thời buổi hỗn tạp nhiều nhiễu nhương, người ta thường dùng cái vẻ học thức (qua một cặp kính) để lừa thiên hạ (giống như cách lừa thiên hạ của các đại gia bây giờ là xe xịn, hàng hiệu, chân dài…).

2.5.2 Biểu tượng bầu vú

Ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đón cuộc sống, mỗi sinh linh nhỏ bé đã tìm đến bầu vú để duy trì sự sống của mình. Bầu vú của người mẹ là bản nguyên sống của đứa trẻ trong những tháng ngày ấu thơ, là báu vật của cuộc đời mỗi con người.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Bầu vú trong nguyên bản vốn là thiên phú của cơ thể nữ, nó mang ý nghĩa phồn thực, biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở giống nòi. Trong quan niệm đạo đức truyền thống, bầu vú là một trong ba bộ phận kín của người phụ nữ. Người phụ nữ chỉ phô bày vẻ đẹp của bầu vú trong quan hệ luyến ái nam nữ và trong thời kỳ nuôi dưỡng con nhỏ.

Từ xa xưa, mĩ học đã coi trọng vẻ đẹp của bầu vú. Khoảng thế kỷ VII trước công nguyên nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ đại đã điêu tạc hình tượng người phụ nữ với hai bầu vú để trần bên cạnh những bức tượng nam khỏa thân. Bước sang thời kỳ Phục hưng khi tôn giáo trở thành chủ đề chính trong ngành nghệ thuật cũng là lúc xuất hiện nhiều bức phù điêu và tượng của nghệ sĩ lừng danh Đô- na- ten- lô là bức tượng nổi tiếng nhất. Bức tượng đã tái tạo vẻ đẹp trần thế và tình yêu thương vô hạn của Đức Mẹ với Đức Chúa con, nó vượt xa ý niệm thần thánh của tôn giáo. Trong hội họa phương Tây cũng có rất nhiều họa sĩ mô tả bầu vú thông qua những bức tranh bất hủ, tiêu biểu phải kể đến bức tranh nổi tiếng của danh hoa Bô-ti-xen- ki “Ngày sinh của thần Vệ nữ” tái hiện vẻ đẹp của một nữ thần, đó là một cô gái mang vẻ đẹp trần tục: mảnh dẻ, lả lướt với những lọn tóc vàng, dày nhưng lại vô cùng mềm mại cuộn rủ xuống thân hình khỏa thân. Nữ thần khỏa thân đã phô bày một bộ ngực căng tròn, tràn đầy sức sống và cảm xúc, nàng đứng trên một vỏ sò lớn, được thần Gió thổi vào bờ, bên phải là nữ thần hoa Flo-ra đang mang tấm khăn lớn màu đỏ choàng cho thần Vệ nữ, đã khiến cho người xem sửng sốt, ngất ngây và say đắm trước vẻ đẹp quyến rũ của nàng.

Bước sang thế giới hiện đại, khi tôn giáo không còn chi phối nhiều đến cảm quan nghệ thuật, vẻ đẹp thân thể nữ vẫn được nhấn mạnh, trong đó bầu vú được coi là điểm ấn tượng khi mô tả người phụ nữ đẹp, bức tranh sơn dầu “Người đàn bà tắm” của Can-nơ, nhà danh họa Pháp thế kỉ XIX đã khẳng định giá trị mĩ học của bầu vú trong nhiều ngành nghệ thuật.

Bầu vú không chỉ là đối tượng của nhiều ngành nghệ thuật mà ngay trong lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực ít trần tục nhất cũng tái hiện bầu vú theo những quan điểm tôn giáo riêng. Trong văn hóa cổ đại xa xưa, bầu vú là một trong những hình

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

ảnh biểu trưng khá quan trọng của Bàlamôn giáo. Nữ thần của Bàlamôn luôn là người phụ nữ khỏe mạnh, rắn chắc và có bộ ngực căng đầy hay những vũ nữ Áp-sa- ra của dân tộc Chăm luôn có bộ ngực đầy sức sống. Đến với nghệ thuật thời Phục hưng, những nữ thần mà loài người quen thuộc đều có bộ ngực đồ sộ và vòng hông đẫy đà, nó đã trở thành tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá một người phụ nữ đẹp.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 68)