Các kiểu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 102)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1.2.Các kiểu ngôn ngữ

* Ngôn ngữ đối thoại

Trong văn học nghệ thuật, đối thoại là hình thức ngôn từ có mặt từ rất lâu. Vì vậy, đối thoại cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết. Đây là phương thức thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật, thúc đẩy sự hình thành cốt truyện, phản ánh tính cách nhân vật và thái độ tác giả.

Trong học thuật hiện đại, nhân tố đối thoại được xem như một đặc tính phổ quát hết sức quan trọng của hoạt động ngôn từ, bởi các phát ngôn luôn luôn hiện diện sự chờ đợi (kích thích) một lời đáp lại nào đó, cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngôn ngữ trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, tiêu chí để xác định một cuộc thoại trong tác phẩm văn học bao gồm ba yếu tố:

- Chủ điểm đối thoại

- Nhân vật tham gia đối thoại

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Nghiên cứu đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chúng tôi khai thác các dạng đối thoại của nhân vật.

Đối thoại đưa ra đầy đủ, trực tiếp

Đối thoại được đưa ra đầy đủ, trực tiếp là đối thoại được tác giả ghi lại đầy đủ những hành vi của nhân vật, đưa ra toàn bộ các lượt lời một cách đầy đủ, trực tiếp trong cuộc thoại.

Hoàng xúc một miếng đút cho con bé Phương. Nó ăn ngon lành nhìn phát

thèm.

- Đã bao giờ cậu thật chán chưa

- Vài lần. Buồn đến nỗi không uống được cả rượu. - Lúc ấy cậu làm gì

- Rất khó nhớ. Đại loại là viết lăng nhăng. - Chắc là một chuyện tình thê thảm

- Không. Chân dung những triết gia mình thích - Cho mình xem với

- Có lẽ mình quăng đâu. Nhưng nếu cậu muốn.

- Mình rất muốn [29;214]

Hoặc:

Cẩm My bâng quơ lắc đầu, cô cầm chén Vũ nhấp một ngụm lớn. Sao lại có

chuyện quan trọng ở đây. Em có phải là văn bản nghị quyết đâu.

“Anh có nhớ cốc rượu đầu tiên anh uống không” “Chịu”

“còn em thì nhớ”

“Em kể cho anh nghe đi” [31;96]

Nhìn vào các cuộc thoại người đọc có thể thấy những diễn biến rất chân thực của cuộc sống, các nhân vật đối thoại với nhau không cần hoa mỹ, cầu kì. Để nhấn mạnh đặc điểm này tác giả rất ít khi chú ý đến giải ngữ điệu, lược bỏ lời dẫn thoại, đồng thời không dùng dấu câu để chỉ dẫn ngữ điệu. Tuy vậy, đối thoại vẫn được cất

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

lên một cách tự nhiên, nội dung thông tin không bao giờ lặp lại mà đa dạng và phong phú.

Đối thoại được tái hiện hoàn toàn trong lời kể của nhân vật

Nguyễn Việt Hà thường trao cho nhân vật quyền chủ động như một người dẫn chuyện. Trong những trường đoạn như vậy, người đọc có thể nhận thấy nhân vật chính là người miêu tả. Tác giả đưa chân dung của người đối thoại qua những lời độc thoại, tự kể của nhân vật. Với ngôn ngữ đối thoại kiểu này chúng tôi tạm gọi tên là: Đối thoại được tái hiện hoàn toàn trong lời kể của nhân vật.

Đọc hai tiểu thuyết có rất nhiều đoạn độc thoại mà qua đó nhân cách của nhân vật được bộc lộ rõ. Trong những đoạn độc thoại ấy, nhân vật đã tái hiện những cuộc đối thoại của mình với một người nào đó bằng nhiều giọng nói và cách nói khác nhau. Người đọc thấy một nhân vật Nhã sau bao đổ vỡ, bất hạnh vẫn ẩn chứa sự cảm thông, sẻ chia với Thủy, trân trọng Hoàng… nhưng có thể lý giải và đồng cảm trước thái độ bình thản, lạnh lùng của Nhã khi đối diện với Lâm, thỏa thuê mãn nguyện với câu chửi thề đậm chất vỉa hè của Nhã khi ném vào mặt Lâm trong đoạn nhật kí của nhân vật:

“… Anh không ngờ Nhã ơi, xin đừng bóp nát anh bằng sự chua chát.

- Một câu hay. Có cái dở là anh ít chịu đọc tiểu thuyết. Tất nhiên chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngành kinh tế không cần sự lãng mạn. Trong những cuốn best-seller đa cảm nhất nhân vật nam cũng chỉ nói được gần như anh. Thưa thầy, em luôn tôn trọng sự thông minh ở thầy.

- Nhã!

- Xéo đi với bộ mặt sám hối của anh. Anh tưởng tôi không biết chửi hả. Cút

mẹ anh đi”[29;109]

Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã dành cho mỗi nhân vật một tính cách riêng hay một đặc điểm dễ nhận dạng cho từng nhân vật. Với tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà thực sự đã làm mới mình bằng cách làm cho người đọc chưa hết ngỡ ngàng trước lối kết cấu đa thanh nhiều tuyến truyện đan cài, lồng xoắn vào nhau lại bị ngỡ ngàng trước cách xây dựng nhân vật với tính cách đa bình

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

diện. Mỗi nhân vật “ẩn lậu” nhiều nét tính cách phức tạp như một chủ thể thực mà mỗi chúng ta có thể nhận ra ở đâu đó trong cuộc sống xô bồ gấp gáp hàng ngày. Với một trí thức đã trót vướng vào tha hóa như Vũ, người đọc lại càng khó có thể phát hiện được đâu là tính cách thật, là lí tưởng sống của nhân vật. Ngay cách ứng xử với phụ nữ trong những cuộc tình tay ba vụng trộm của Vũ cũng có những ngôn ngữ đối thoại rất khác nhau:

“… Tay chủ quán phảng phất mùi thảo khấu bán thịt rừng, có cháu ngoại

vẫn xưng em ngọt xớt với Cẩm My. Vũ bật cười. Tiền bạc là phẳng được nếp nhăn xưng hô tuổi tác

“Anh lại nghĩ bậy bạ gì vậy”

“Chúng mình yêu nhau được bao lâu rồi nhỉ” “Một năm lẻ bốn tháng và sáu ngày”

“Em có chán anh không”

“Thật khốn khổ cho em, em vẫn yêu anh”

Vũ khẽ khẽ hôn vào tóc Cẩm My, rồi cồn cào Vũ thè lưỡi[31;70]

Theo dõi hành trình xây dựng, hư cấu nhân vật Vũ trong tiểu thuyết viết dở, nhà văn cho ta thấy Vũ là một quan chức có tri thức đã bị tha hóa toàn diện: đút lót, tiêu tiền nhà nước, ngoại tình, chơi gái… Đây có thể được coi là khoảnh khắc hiếm hỏi Vũ có được sự bình yên dịu dàng, chân thật bên cạnh Cẩm My người phụ nữ

Vũ trọng và tin” [31;73] nên từ ngôn ngữ đối thoại đến hành vi của Vũ qua lời kể

của chính nhân vật cũng thật hồn nhiên, đơn giản. Thế nhưng, ở một góc khuất khác của cuộc sống, khi đối mặt với cái trắng trợn, tham lam bản tính đàn bà của cô thư kí hai mươi tám tuổi biết ba ngoại ngữ:

Vũ mệt mỏi cố điềm tĩnh

“Em suy nghĩ kỹ đi. Em khác những người phụ nữ đó và anh cũng khác

những người đàn ông đó

“Cùng một duộc như nhau cả thôi”

“Điều kiện của em khắt khe quá. Anh hoàn toàn không có tài lực và thế lực để đáp ứng”

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

“Anh đã ngủ với tôi bao nhiêu lần” “…”

“ Không tranh cãi chuyện phải trái nữa. Anh duy nhất chỉ còn ngần này

tiền”[31;85]

Ngôn ngữ của Vũ còn đọng lại là sự lạnh lùng trắng trợn của một kẻ tha hóa. Chúng ta không còn thấy ở Vũ con người của sự dịu dàng trong tình yêu, sự thành thật khi đi tìm đức tin. Vũ trở thành gã sở khanh thành thục biết được sức mạnh vạn năng của đồng tiền, có thể trở mặt.

Như vậy, sự phong phú các dạng đối thoại là một trong những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại được ghi dấu rõ nét trong tác phẩm Nguyễn Việt Hà.

* Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong dòng chảy trực tiếp của nó” [54;108]. Trong văn xuôi, độc thoại nội tâm là

một biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín, bởi vì “trong ý nghĩ, con

người tự do hơn là trong lời nói ra lời” [54;181]. Độc thoại nội tâm thường diễn ra

khi trong nhân vật xuất hiện những băn khoăn, trăn trở không biết dãi bày cùng ai. Vì vậy những lời độc thoại là những dòng tâm sự thành thực của nhân vật. Thông qua những lời độc thoại, tính cách nhân vật hiện lên trung thực và khách quan, có tính độc lập tương đối.

Hình thức độc thoại nội tâm được Nguyễn Việt Hà sử dụng hầu khắp trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa Khải huyền muộn của anh. Nếu để các nhân vật của Nguyễn Việt Hà trên một mặt phẳng với chất phông nền chung là trí thức hẳn người đọc ai cũng nhận ra dù ở tiểu thuyết nào Nguyễn Việt Hà cũng chỉ để ngôn ngữ độc thoại ở những nhân vật trí thức thực sự nhạy cảm, có tâm hồn. Nhà văn đã dành cho nhân vật Hoàng, Thủy, Tâm, Nhã những khoảng lặng sau những lo toan, xô bồ của cuộc sống để suy ngẫm, tuy chưa phải là lý tưởng…. Dù không có nhân vật nào giữ vai trò làm phát ngôn trung tâm cho cả tác phẩm, nhưng khi ngụp lặn

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

vào sâu bên trong tâm hồn của họ chúng ta thấy ở mỗi con người đều có một tính cách và số phận khác nhau.

Trong Cơ hội của Chúa, với cái nhìn đầu tiên về nhân vật Nhã người ta thấy cô là một thương nhân có tố chất của một người làm kinh doanh: thông minh sắc sảo và sẵn sàng lật bài ngửa với đối phương trong những trường hợp cần thiết. Đó là điều kiện cần để đảm bảo cho những cuộc phiêu lưu trên thương trường. Nhã làm cho người khác phải nể sợ. Cô kiếm ra nhiều tiền cũng vì vậy cô nhận ra được bản chất thật của đồng tiền: “Chuyện kiếm được nhiều tiền không phải là chuyện rùng rợn…Tôi chưa thấy ai có nhiều tiền mà nhu nhược hay nhân hậu. Cũng có người rộng rãi cũng có kẻ bủn xỉ nhưng trong tất cả bọn họ bói không ra được nửa người

trung thực” [29;273]. Đó có thể coi như lời tự thú thật thà của Nhã được đúc rút từ

chính những kinh nghiệm xương máu, thất bại đau đớn của cuộc đời.

Bước vào thương trường sau sự tan vỡ của mối tình đầu với người thầy trẻ tuổi đẹp trai bán rẻ tình yêu chạy theo mối lợi, Nhã cố gắng vùng vẫy, gồng mình để vượt qua sự đau khổ bằng cách vươn lên làm giàu. Trong những trải nghiệm hiện sinh đầy nghiệt ngã ấy, Nhã va chạm với nhiều lừa lọc, tàn nhẫn. Nhã bộc lộ bản chất duy lí thời hiện đại, cô hoàn toàn ý thức được mình, ý thức được hoàn cảnh xã hội: “Tôi phải nắm bắt chủ giữ những cái thực, thực đến chua xót… Tôi sống trên mảnh đất thủ đô Hà Nội ở thời gọi là kinh tế thị trường. Cái xấu cái tốt, đều hiện

hữu bằng bộ mặt rất thực. Để nhận biết tôi luôn cần tỉnh táo ” [29;439]. Có phải từ

những gai góc của cuộc sống này đã khiến con người cô dường như mất hết sự dịu dàng nữ tính và nhân hậu?

Tự tin, quyết đoán và bình tĩnh trước mọi tình huống là cái người ta nhìn thấy được trong mỗi hành động của Nhã. Nhưng đằng sau sự sắc sảo thông minh của con người ấy là cả một thế giới nội tâm phức tạp. Trước mặt người ta thấy Nhã với bộ mặt lạnh lùng đầy thù hận người đã bán mình để chạy theo lợi danh nhưng lật sâu bên trong là một trường đoạn tâm can như bị vò xé: “Sau khi cai sữa cho bé Phương được một tháng…Tôi nhớ Lâm. Nỗi nhớ bùng nổ như núi lửa phun nham thạch. Anh biết không, bé Phương được sáu tháng, nhìn mẹ bế con em nhớ anh kinh

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

khủng. Giả sử lúc đó anh hiện ra, giả sử lúc đó có một phép màu làm anh rũ bỏ hết

tất cả chạy đến với mẹ con em thì em sẽ tha thứ cho anh. Em yêu anh ” [29;113]. Sự

mâu thuẫn giữa cảm xúc khát khao thật thà được yêu, được sống: “Cùng một dạo tôi

bé như Huyền, cũng hạnh phúc khi nghĩ đến ngày cưới.” [29;264] xen lẫn sự đau

đớn, dằn lòng: “Chao ôi tôi sẽ vĩnh viễn không có tiếng pháo đón dâu cho riêng mình… Phải quên những chuyện nhảm nhí về Hoàng tử, Công chúa, những con

ngựa bay được, những kho tàng vô giá đột ngột gặp được” [29;475]. Như vậy, dù

có mạnh mẽ giỏi giang và tự tin đến đâu thì Nhã vẫn là một người phụ nữ. Hơn ai hết, Nhã là người phụ nữ có trái tim yêu thương cháy bỏng, cô hiểu được giá trị của hạnh phúc và luôn khát khao hạnh phúc vậy nhưng khát khao ấy dường như đã trở thành một thứ xa xỉ và cô không bao giờ có được. Điều duy nhất Nhã có là tình bạn thân thiết với Hoàng, nhưng Nhã lại không thể chia sẻ hết với Hoàng. Vì vậy, trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc, Nhã vẫn là người cô đơn, tự đối mặt với những mâu thuẫn, giằng xé phức tạp trong tâm hồn.

Là bạn thân của Nhã, Hoàng là trí thức có tài, am hiểu sâu sắc về triết học và tôn giáo. Ở Hoàng sở hữu một thứ mà những kẻ trong cơn khát làm giàu không bao giờ có được là lòng nhân hậu và cả tin. Nhìn lại chặng đường Hoàng cũng có một thời hăm hở, một thời tuổi trẻ đầy ắp những hy vọng nhưng càng đi gần về những trang cuối cuốn Cơ hội của Chúa chúng tôi thấy ở Hoàng lem nhem một nỗi buồn chán. Am tường tri thức, hiểu biết thế sự nhưng anh lại dị ứng với những người vỗ ngực tự khoe mình là thông minh, trí thức, am hiểu học thuật “có tiếng là giỏi Dịch

mà không thể phân biệt nổi hai quẻ Càn Khôn” [29;454] trong con mắt của Hoàng

Tri thức thành phẩm cao hơn kiến thức của họ chỉ là sự phô trương” [29;454] có

khả năng lý luận khúc triết, rõ ràng, minh bạch nhưng chịu không tìm ra ra được hướng đi cho mình, bị cuộc sống liên tục cho “ăn đòn”. Trong cô đơn, mệt mỏi Hoàng tìm đến với tình yêu như tìm đến một phương thuốc cứu cánh nhưng anh cũng chỉ tìm thấy ở tình yêu sự thất bại ê chề; tìm đến công việc, thì nơi đó thực chất chỉ là “vườn trẻ chứa con ông, cháu cha”. Mất cơ hội, mất niềm tin vào cuộc sống, Hoàng tìm đến đức tin Thiên Chúa, song cơ hội cuối cùng để Hoàng được cứu

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

rỗi cũng bị đổ vỡ tan tành: “loanh quanh rất lâu dưới trời mưa tôi không tìm thấy

nhà thờ. Mà tôi cũng cóc cần nhà thờ. Tôi chẳng tin ai cả. Tất cả chỉ là lừa dối

[29;435]. Trong hành trình nghiệt ngã ấy, giây phút đối thoại với lòng Hoàng đã thốt lên khi nhận ra chân dung của mình là một “kẻ bình thường đa tha hóa thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tầm thườngnhững đam mê và khát vọng lớn dần dần bị thui chột khi liên tục bủa

vây bởi những điểu tủn mủn” [29;471]

Ngôn ngữ độc thoại của Hoàng cho thấy một cá tính vừa kiêu hãnh đến bất cần, vừa yếu đuối đến tuyệt vọng. Hoàng bị mất điểm tựa, đang chới với trước cuộc sông. Bấu víu vào đâu để mà leo lên khi niềm tin, ước mơ, hoài bão hoàn toàn sụp đổ. Đến bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì anh cũng chỉ gặp những cái dốt nát, lừa lọc, đạo đức giả: “Người tôi lấp lửng một sự loay hoay. Bảy năm về trước tôi mò mẫm đi tìm công danh sự nghiệp. Giờ đây, tôi vớt vát đi tìm tình yêu. Có lẽ suốt đời tôi phải

lê lết vác cây thập giá thất bại” [29;474]. Và câu hỏi đầy thảng thốt: “Mai tôi phải

làm gì?” [29;470] là lời tự vấn đầy trăn trở không đơn thuần minh chứng cho sự lạc

lõng của một trí thức đầu thai nhầm thế kỉ như Hoàng mà còn là hồi chuông day dứt cảnh tỉnh cho tất cả những ai là trí thức đang rơi vào tha hóa tầm thường .

Nếu ngôn ngữ độc thoại của Hoàng thể hiện một thái độ dửng dưng bất cần, chán chường mệt mỏi thì Tâm lại bộc lộ một sự cương quyết mạnh mẽ, có bản lĩnh

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 102)