Phân xuất nhân vật

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Phân xuất nhân vật

Trong lối sống của con người hiện đại, con người vừa khao khát mình là một hiện sinh độc đáo, tự do nhưng đồng thời, con người chấp nhận những giới hạn. Con người tìm thấy sự đối sánh soi chiếu mình trong tha nhân. Con người vừa là mình, vừa đối diện với quá trình tha nhân hóa. Từ đó hình thành nên cách xây dựng nhân vật phân xuất.

Phân xuất nhân vật không đơn thuần là xây dựng nhân vật trong những mảnh vỡ của số phận, hay nhân vật đa diện. Đây là cách xây dựng nhân vật trong sự đối xứng. Nhân vật có những nét vừa trái ngược, vừa tương đồng nhau, đó là những phân mảnh bổ sung, tương hỗ nhau. Nhân vật luôn được soi chiếu qua những nhân vật khác.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, xuất hiện sự đối xứng giữa các nhân vật. Hoàng- Nhã (Cơ hội của Chúa), là đôi bạn thân cùng trải nghiệm những tráo trở trong cuộc sống. Họ là những phân mảnh vừa có nét chung, vừa đi về hai thái cực khác nhau. Hoàng tìm đến rượu, Nhã lại dấn thân vào thế giới đồng tiền. Hoàng và Tâm, cũng là những phân mảnh của tính cách. Hoàng chấp nhận thực tế trong sự gián cách với mình. Tâm muốn thay đổi thực tế, bằng chính khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ. Cả Tâm và Hoàng đều mang những trăn trở, nỗi ám ảnh hoài nghi về những biến động của cuộc sống.

Chàng thanh niên mang họ “Sở” và cô thiếu nữ ngây thơ trong hoạt cảnh sân khấu (Cơ hội của Chúa) có thể được dùng như là phiên bản chính để soi chiếu lại, khẳng định thêm sự tha hóa, đểu cáng có hạng của Trần Bình. Không dừng lại ở việc thoải mái chung đụng bồ nhí với bố đẻ, Trần Bình đã dùng đủ mánh khóe, đê tiện giành giật người yêu của anh trai bạn, chiếm đoạt sở hữu em gái bạn trong vụng trộm hèn hạ. Trần Bình hiện lên không còn là Trần Bình của giới thượng lưu trí thức nữa mà đích thực là một “yêu râu xanh” có hạng trong nghề lừa lọc.

Trong Khải huyền muộn, có sự tương ứng giữa những nhân vật trong cốt truyện lồng ghép. Nhân vật nhà văn- Bạch, cô người mẫu- Cẩm My luôn được soi chiếu từ nhiều mảnh của cuộc đời và nhân vật khác. Cách xây dựng nhân vật trong sự lồng ghép, đan cài, tạo nên nét duyên riêng của Nguyễn Việt Hà.

Cô người mẫu, từ cuộc đời thực khốc liệt soi chiếu qua nhân vật Cẩm My, cô vừa khác vừa giống với nhân vật ấy. Nhà văn, trong câu chuyện đối xứng với nhà văn Bạch. Họ dường như vừa phân tách vừa hòa hợp để tái hiện những cảm nghiệm về cuộc sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Mỗi người có câu chuyện của riêng mình, lồng ghép trong nhau tạo nên cuộc sống bề bộn phức tạp. Chúng ta chỉ có thể hiểu nhân vật qua chính những phân mảnh của nó, những góc khuất được soi chiếu từ nhân vật đối xứng.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà những nhân vât bị tha hóa, luôn khát khao khẳng định sự hiện hữu độc đáo của cá nhân mình. Dường như nhân vật nào cũng mang nỗi cô đơn, u buồn miên viễn. Thực tại đời sống đã để lại trong mỗi nhân vật

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

nỗi hoài nghi, hoang mang trước cuộc đời. Cảm nhận thế giới và cuộc sống của nhà văn đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật. Nguyễn Việt Hà đã đem đến cho người đọc nỗi ám ảnh về những thân phận với rất nhiều phân mảnh, có thể, trong mỗi người đọc cũng có một phân mảnh nào đó của nhân vật.

Nguyễn Việt Hà là nhà văn trẻ, cảm thức được giá trị hiện hữu của đời sống thực tại. Trong tác phẩm của nhà văn có những ám ảnh, bất an và âu lo cho kiếp người. Tác giả đã thể hiện bằng tư duy của mình qua cách nhìn nhận cuộc sống, qua cách xây dựng nhân vật. Đây chính là nỗ lực tự làm mới mình của tác giả. Nguyễn Việt Hà đã đóng góp cho nền tiểu thuyết hậu hiện đại dấu ấn mới.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 82)