Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1 Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp

Đọc văn chương của Nguyễn Việt Hà người đọc có cảm giác nhà văn thích tọc mạch vào mọi chuyện, phơi bày hết những hiện thực của đời sống dưới cái nhìn ở nhiều chiều kích khác nhau. Hai cuốn tiểu thuyết của anh viết về hai thời kỳ khác nhau của Việt Nam thời đổi mới với những biến động, thay đổi đến chóng mặt. hội của Chúa mở ra ra một hiện thực đất nước những năm 89, 90 khi mà cơ chế thị trường đã làm đảo lộn cuộc sống cũng như nếp sống của con người. Bối cảnh chính của câu chuyện là mảnh đất Hà thành. Đây là nơi đầu tiên tiếp thu luồng gió ngoại

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

quốc vào Việt Nam, đây cũng là nơi đầu tiên chứng kiến những đổi thay đến chóng mặt: tháp rùa ngơ ngác nhìn Hà Nội đang quen dần buôn lậu và tập tọng nghiện

ngập. Đàn ông biết bật nắp Heineken và đàn bà cũng quen dần với vị Coca [29;11].

Khung cảnh một buổi dạ hội chi đoàn thanh niên cũng bộc lộ bộ mặt xã hội lúc bấy giờ: xe thì ngập đầy những Auto và Moto đời mới; Rượu đa phần là Whisky và

Cognac; Bia cũng nhiều, Heiniken để lẫn với 333; Phụ nữ thì quá nửa mặc đầm còn

ngôn ngữ đối thoại chủ yếu là Tiếng Anh, Pháp, Nga. Rất hiếm tiếng Việt [29;62]. Phải chăng đây là những tín hiệu đáng mừng của sự đổi mới. Phải chăng đất nước và con người Việt Nam đang tự hiện đại hóa chính mình. Nhưng hơn hết đây là một sự đổi mới khiến người ta phải suy ngẫm. Người ta dường như đang bị cuốn vào vòng xoáy của cơ chế thị trường với một mục tiêu duy nhất là kiếm tiền mà quên dần những giá trị đạo đức truyền thống. Người ta tìm thấy niềm hạnh phúc trong những đồ dùng ngoại, người ta tìm kiếm cơ hội trong những chuyến xuất ngoại. Nhưng lại không biết đâu rằng từ những người lao động cho đến tầng lớp trí thức khi xuất ngoại họ phải sống trong cảnh như thế nào?

Mặt trái của sự đổi mới, xu thế mở cửa, hội nhập và nền kinh tế thị trường đó là sự chi phối của đồng tiền. Người ta tìm đủ mọi cách để kiếm tiền, thậm chí là buôn lậu. Đáng nực cười cho một thực tế là: “Nền kinh tế Việt Nam những ngày mở cửa vẫn để khoảng cách xa giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh. Buôn lậu không thể là một ngoại lệ. Quan buôn lậu có thể hơn dân buôn lậu. Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước có thể là của dân, nhưng xuyên ngang quốc gia chỉ có thể là

của quan”[29;62].

Nguyễn Việt Hà tỏ ra khá thẳng thắn khi phơi bày những mặt trái của xã hội. Đất nước càng phát triển, những tiêu cực ngày càng gia tăng. Con người đang dần đánh mất nhân cách của mình. Đọc Khải huyền muộn ta cảm thấy đau lòng trước hiện thực xấu xa. Nhưng đó là những điều mà ta vẫn thường chứng kiến, vẫn thường nghe nói đâu đó hàng ngày, hàng giờ.

Đó là thực trạng nền thể thao nước nhà, đáng lẽ phải lành mạnh như tinh thần thể thao thì nó lại chứa đầy ung nhọt. “Khi về làm quan chức ngành này Vũ đã nghe

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

quá nhiều chuyện. Trả lời trực tiếp trên ti vi, trưởng và phó một tiểu ban khạc đờm

vào mặt nhau” [31;50]. Và người ta thừa biết: “nguyên nhân đấu đá có nhiều nhan

nhản làm thối rữa một nền thể thao đang có vẻ lành mạnh, ổn định. Nhỏ thì những hợp đồng quảng cáo bóng đá, lớn thì những tháu cáy xây dựng sân vận động, những trung tâm thể dục. Những vụ trưởng, vụ phó này đâu có quan tâm me sừ Tôm

hay Tép, bọn họ chỉ biết sau đây sẽ vơ vét kiếm được những ba ba, thuồng luồng

[31;51]

Thực trạng này còn được Nguyễn Việt Hà lách sâu vào từng ngõ ngách của xã hội. Chứng kiến cảnh đám cưới vui vẻ, thừa mứa ở một vùng tỉnh lẻ Vũ biết rằng nó là kết quả của dự án trọng điểm…Muốn xóa đói giảm nghèo thì giao thông phải

đi trước một bước. Người dân thì thắt lưng buộc bụng, hy sinh cả sự tăng trưởng

của mình để làm giàu, làm sang cho những đám cưới mà hai ông thông gia kia lúc

họp dự án chắc được ngồi bàn đầu[31;180].

Đó còn là mặt trái của những nghĩa cử cao đẹp như báo hiếu ơn sinh thành, đặc biệt với cha mẹ đã mất. Người ta nói phú quý sinh lễ nghĩa. Càng có quyền có thế, người ta lại càng chứng tỏ mình sống có đạo, hiếu thuận với cha mẹ. Như vậy ngày giỗ mẹ, giỗ cha cũng phải làm thật to để tỏ lòng hiếu thuận. Nhưng thật chua chát thay, đằng sau cái hiếu đạo to tát ấy người ta biết được rằng mục đích sâu xa của nghĩa cử cao đẹp ấy: “tiền học phí đi Mỹ của thằng Bảo, cháu nội duy nhất của

hai cụ, quá nửa gom từ tiền phúng giỗ” [31;78].

Như vậy nhìn hiện thực ở mặt trái của nó, Nguyễn Việt Hà đã ngầm bày tỏ một thái độ phê phán và bất bình trước những thực trạng đau lòng của đời sống. Hiện thực đó khiến cho người đọc cũng không thể làm ngơ, hiện thực đó có lúc khiến người ta phải giật mình rồi lặng chìm vào suy ngẫm.

Hiện thực đời sống trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà không dừng lại ở một người hay một nghề, một độ tuổi nhất định. Nó mở rộng ở nhiều phạm vi hiện thực khác nhau.

Đó có thể là đời sống uể oải, tẻ nhạt của đám công chức mà sinh hoạt của họ

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

quan nhà nước là “một thứ vườn trông trẻ con ông cháu cha”, công việc thì chả có gì để làm. “Phòng mười tám người nhưng công việc chỉ đủ cho năm người”[29;90]. Do đó ngày nào cũng như ngày nào công việc của đám công chức là sáng bày lên những giấy tờ sổ sách và chiều về bê nguyên vào để cất đi.

Sự biến động của xã hội thời mở cửa tác động một phổ rộng từ đám người mẫu, đám quan chức cho đến cả đám nhà văn. Đời sống văn chương nhìn bề ngoài có vẻ bình lặng nhưng bên trong cũng chứa đầy sự phức tạp, lẫn lộn giữa sự trong sáng và giả dối, giữa cao cả và thấp hèn. Là một người cầm bút, Nguyễn Việt Hà ý thức được sâu sắc những cay đắng của một người theo nghiệp văn chương. “Là nhà văn thì phải viết cho dù nổi tiếng hay không nổi tiếng. Nhưng có tí tẹo danh mọn thì thật là khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn. Hoàn toàn không hẳn là hết vốn sống hay cạn kiến thức. Có nhiều lí do dung tục lắm. Thường thường thì cả đời người

viết, luôn luôn bị bôi. Người này bôi cho tí son, người kia bôi cho tí mực”[31;333].

Như vậy, Nguyễn Việt Hà đã thể hiện một cách tiếp cận mới về hiện thực. Từ cách tiếp cận ấy, hiện thực không còn là hiện thực của những sự kiện lịch sử mà là hiện thực của con người trong cuộc sống đời thường muôn mặt. Dám nói thẳng, nói thật những điều mình nhìn thấy và nghiền ngẫm cũng không tránh khỏi những trang viết chơi vơi vì thiếu niềm tin. Nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận được trách nhiệm và cái tâm của người cầm bút trong nỗ lực tái hiện hiện thực chân thực và đa diện.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 38)