Nhân vật khát vọng

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Nhân vật khát vọng

* Khát vọng sống là mình

Xã hội hiện đại với những biến động khắc nghiệt, con người bị tha hóa vừa là mình vừa xa lạ với mình. Khải huyền là một phương thức khát vọng thường thấy trong thế giới hỗn tạp của con người hiện đại. Khát vọng được hiểu mình là ai, khát vọng tìm lại chính mình, khát vọng sống là mình, khát vọng tìm lại những mối quan hệ hữu lí của con người để được cứu chuộc, vươn lên khỏi cuộc sống tầm thường tẻ nhạt. Ở đó con người có điều kiện sống chân thực hơn khi đối diện với cái tôi bản thể của mình, chiêm ngắm những điều thiêng liêng, tốt đẹp để thanh lọc tâm hồn.

Tìm lại mình, được sống là chính mình đã trở thành sự day dứt dai dẳng đối với con người hiện đại. Trong thời kỳ khủng hoảng về thân phận con người, khát vọng này là nỗi ám ảnh đối với nhiều nhà văn trong đó có Nguyễn Việt Hà.

Nguyễn Việt Hà luôn khao khát sự trong trẻo “Trong con người có tính thiện nhưng trong vòng quay chóng mặt của cuộc sống, khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của xã hội, không ít người đánh mất mình. Nếu để ý, trong các nhân vật của tôi dù có trượt ngã thế nào, người ta vẫn thấy một chút gì đó của những day dứt

trăn trở” [32]. Anh luôn hy vọng “Và biết đâu, nhiều người sẽ cảm ơn tôi vì giúp họ

nhận ra bản thân mình” [32]. Điều này đã lý giả vì sao trong tác phẩm của anh, con

người dường như chịu nhiều dằn hắt của cuộcsống nhưng vẫn day dứt khao khát tìm lại chính mình. Trên hành trình đi tìm lại bản thể mỗi nhân vật của anh phải đối diện khốc liệt với cuộc sống: tình yêu, tiền bạc, danh vọng và đức tin.

Khát vọng được sống là mình ở Tâm được thể hiện sau những năm tháng bôn ba vật lộn nơi xứ người những tưởng con người này đã bị tha hóa biến chất toàn phần. Vậy nhưng trong sâu thẳm, Tâm luôn khao khát được gìn giữ lại những điều

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

tốt đẹp trong tâm hồn. Tâm và Bình là hai mẫu người kinh doanh rất khác nhau. Ở con người và hành vi của Tâm có những nét “anh hùng”: có “đam mê” của người làm “đại sự”, “không chịu đựng được sự bất công”, không chịu “quỵ lụy, hèn kém” [29;488] trước người nước ngoài, không chịu nghèo hèn khi mình “mạnh và nhanh không kém gì những kẻ khác đang giàu có”, không chịu “cảnh cào bằng với những kẻ ngu hơn tôi trong tư duy, lười hơn tôi trong lao động”. Tâm có tinh thần tự lập, tự lực mạnh mẽ: “Ăn đậu ở nhờ để da tươi thắm thịt là chuyện nhục nhã. Tôi thấy lố bịch khi những kẻ tha hương vì miếng ăn hóng hớt được tý váng bọt dư thừa của

nước ngoài khi về tới nhà xưng xưng một kiểu chơi cha” [29;331]. Tâm khát khao

làm chủ, khinh sự làm thuê, có tinh thần quyết đoán, mạo hiểm [29;89], có đầu óc tổ

chức, tập hợp được “một dàn trợ lý tuyệt vời, rất nhiệt tình, rất nhiệt tình và rất trí thức”[29;488], có tham vọng làm những mặt hàng chất lượng cao, cạnh tranh được với hàng hóa của nước ngoài...

Tâm muốn “làm ăn chân chính bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh của

riêng mình”[29;330]. Thành công của Bình là do dựa vào thế lực của bố và những

người khác có thế lực, do biết móc ngoặc với những người cầm quyền, không có sự đóng góp của tài năng và trí thức. Tâm là một nhân vật có lý tưởng. Lý tưởng của anh là “làm giàu đàng hoàng chính đáng tuân thủ pháp luật” [29;486], trở thành triệu phú đô la và “sẵn sàng kê biên tài của mình lên đài, lên báo” [29;487]. Anh ước mơ một thương trường lành mạnh trong đời sống kinh tế của đất nước:

Thương trường chân chính không có chỗ cho lừa đảo và ăn cắp. Tất nhiên là đầy

rẫy kỹ xảo. Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi. Một sự hợp tác mang tính chất trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ

phận tinh hoa của xã hội” [29;125].

Hoàng là một người trí thức mang tâm hồn nghệ sĩ, làm việc trong môi trường công chức khiến anh tha hóa từ bình thường sang tầm thường. Anh chứng kiến những giả tạo, kệch cỡm trong môi trường ấy. Anh tìm đến tình yêu để cứu rỗi tâm hồn nhưng tình yêu ấy cũng vỡ vụn khi bị va đập với cuộc sống. Hoàng tìm đến rượu như một cứu cánh cho mình. Uống để say, quên, để sống là mình. Hoàng tìm

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

được những không gian riêng cho mình, những khoảng thời gian để đối diện với chính mình.

Cũng có những lúc, Hoàng dằn vặt khi can thiệp vào cuộc đánh nhau của vợ chồng nọ: “Tại sao mình lại làm vậy? Mình đã thề với mình biết bao lần là không nhấp nhổm nữa. Một thằng đàn ông uống rượu rồi đánh vợ. Chuyện vặt liên tục của

đời thường. Mình đã chứng kiến không ít điều khốn nạn. Liên quan gì đến mình

[29;149]. Hoàng muốn là mình, muốn thoát ra khỏi cái phi lý trong cuộc sống đời thường. Nhưng liệu bàng quan trước cuộc sống hay trăn trở, day dứt về cuộc sống mới thực là bản chất trong con người của Hoàng? Anh băn khoăn đi tìm mình, giữ gìn cuộc sống an nhiên giữa cuộc sống quay cuồng của đời thường. Hoàng thích chơi với trẻ con, có lẽ trẻ con gần với thiện tính. Anh sợ hãi những cái giả tạo của cuộc sống sẽ làm tan nát tâm hồn trong trắng ấy.

Nhã là một người làm kinh tế, một thương nhân. Sự sắc sảo thông minh luôn là điều kiện cần để đảm bảo cho những cuộc phiêu lưu trên thương trường. Khi va chạm với cuộc sống, cô xa lạ với chính mình. Sự mất mát trong mối tình đầu khiến Nhã trở thành con người chai lạnh hơn. Nhưng con đường trở về với cuộc sống là mình, bỏ qua những nhọc nhằn của cuộc mưu sinh lại là chuyện không dễ dàng với cô. Cái còn lại cuối cùng của Nhã, đó là tình bạn tri kỉ với Hoàng. Sau mỗi đau đớn trong cuộc sống thì Hoàng bao giờ cũng là nguồn sức mạnh nâng Nhã lên, anh giúp cô tiếp tục sống sau những bội bạc và khốn nạn nhất của con người . Tiếng cười của bé Phương Phương: “Con bé Phương bỗng khanh khách bật cười, gió lùa thổi tung

cái mũ nồi của nó bay vô hướng vào mênh mông” [29;294] cũng là liều thuốc hồi

sinh cho Nhã sau 60 giờ bị giam giữ. Nhã hiểu được mình, Nhã được sống là mình: cô đơn và kiêu hãnh, “một người có bản lĩnh là một người va chạm với những khắc

nghiệt phức tạp của cuộc sống vẫn giữ được mình” [29;173].

* Khát vọng tìm thấy những mối liên hệ hữu lí

Xã hội hiện đại đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người cũng vì vậy được chuyên môn hóa, phân tách thành từng nhóm nhỏ. Những mối quan hệ xã hội dần trở nên lỏng lẻo. Khi con người tách mình ra khỏi thế giới tự

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

nhiên và cộng đồng thì lập tức trở thành người xa lạ. Cuộc sống của họ triền miên trong buồn bã và nỗi cô đơn.

Khát vọng tìm thấy mối quan hệ hữu lí giữa những phi lí của thế giới, bi đát của cuộc đời là cách con người biết mình là ai, khẳng được mình. Con người trong khát vọng muốn vượt thoát sự cô đơn và bất an.

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, quan hệ đồng tiền và quyền lực trở nên đáng sợ. Đó là những mối quan hệ làm ăn lạnh lùng, tình yêu, tình bạn đều bị tráo đổi trước thế lực của đồng tiền. Lâm từ bỏ tình yêu với đứa con để đổi lấy một xuất du học Hà Lan. Trần Bình để đạt được mục đích cũng chà đạp lên tình bạn. Thủy trước cám dỗ của vật chất cũng quay lưng lại với tình yêu. Những mối quan hệ của con người luôn đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Vũ hiểu lí do của cuộc hôn nhân giữa anh với người vợ là con quan thượng thư đầu triều.

Có lẽ vì thế, tác giả trân trọng những mối quan hệ trong sạch và tự nhiên:

Nhưng em vẫn còn bé và trong sạch. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã

hội. Các mối quan hệ của em đều ưu tú giản dị. Nó chưa bị phức tạp bởi vô số

những điều ngu dốt tàn nhẫn” [29;157].

Tình yêu Thủy- Hoàng (Cơ hội của Chúa); Vũ- Cẩm My (Khải huyền muộn) được trân trọng và gìn giữ, nó là cứu cánh cho cuộc sống vốn nghiệt ngã. Tình yêu đã làm cho Hoàng thay đổi, trở thành người khác, nó làm cho cuộc sống của anh có ý nghĩa hơn. Tình yêu cũng trở thành bến đỗ bình yên cho Vũ quay về nương náu bên Cẩm My sau những xô bồ, ganh đua giành giật của cuộc sống. Nhã trước sự xúi giục và trốn chạy của Lâm vẫn không từ bỏ đứa con trong bụng mình:

Đứa bé không có tội, nó là kết tinh của tình yêu, nó phải được ra đời ” [29;83].

Tình yêu vẫn là điều thiêng liêng và đẹp đẽ.

Trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà còn để ý và trân trọng giữ gìn một mối quan hệ đẹp đẽ và trong sáng, đó là tình bạn giữa Nhã và Hoàng. Dường như đây là nơi tác giả gửi gắm niềm hy vọng vào mối liên hệ của con người. Trong rất nhiều quan hệ làm ăn lằng nhằng, phức tạp, tình bạn ấy luôn đồng hành và giúp hai con người ấy được sống là mình và sống có ý nghĩa.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Như vậy, khác với cách tư duy của nhiều nhà hiện sinh chủ nghĩa và trào lưu phi duy lí, Nguyễn Việt Hà đã để cho nhân vật trong tác phẩm mang nét tâm hồn Á Đông, đó là tinh thần giao cảm. Con người mang khát vọng kiếm tìm những mối quan hệ hữu lí để không trở thành những kẻ lạc lõng và xa lạ. Con người tự chắp nối để biết mình là ai, có một không gian, thời gian để sống là mình.

* Khát vọng được cứu chuộc

Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, các nhân vật dù cảm nghiệm sâu sắc sự bi đát của cuộc sống song họ vẫn mang khát vọng được cứu chuộc. Thực chất đó là khát vọng được thanh lọc mình trước cái đẹp. Trong thời kì dường như không còn chuẩn mực giá trị, con người muốn tự xác lập giá trị cho cuộc sống của mình. Trước xã hội đầy rẫy những nhọc nhằn, cạm bẫy, con người muốn tìm một nơi để nương náu thật sự chứ không phải là sự phó thác toàn thể ở một đấng siêu hình vào kiếp sau. Họ khao khát đổi thay cuộc đời của mình ngay trong hiện thực. Sự huyền nhiệm đưa đến cho con người sự minh triết trước cuộc sống trong thời đại đổ vỡ niềm tin, rạn nứt các giá trị: “Sự cùng quẫn cuối cùng của con người, đấy là cơ hội

của Chúa”[29;194].

Tâm từng nguyện cầu: “Lạy Chúa, chỉ có sức mạnh hiển linh tuyệt vời của Người mới cứu được con… Con là đứa con bé nhỏ của Người và Người không nỡ quên. Khi con vượt qua được cám dỗ, dạn dĩ nhìn vào bình minh của ngày hôm sau, nhìn thẳng vào mắt người đầu tiên trong ngày đang đi đường kia, con mới biết ơn Chúa to lớn nhường nào. Con vẫn được là con của Chúa, không phải vì con có học,

có lòng trung thực hay dũng cảm. Mà đó là ý Chúa”[29;95]

Ý thức được sự tha hóa thượng thặng của mình trong giới quan trường, nhân vật Vũ trong tiểu thuyết Khải huyền muộn không ít lần thấy lương tâm mình day dứt. Muốn trút bỏ cái cảm giác rất khó tả của kẻ đã trót có chữ, Vũ đã không ít lần âm thầm đi lễ nhà thờ, đi vào núi kiểm chứng lại đức tin của mình, lặng lẽ đi tìm người chú ruột làm linh mục có tên Đức. Có thể nói chưa ở đâu, chưa khi nào Vũ thoát ra khỏi được sự cuồng nịnh của đồng loại. Thực tại với nhiều giả dối, nịnh bợ

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đã kéo tuột Vũ tiếp tục lao vào con đường có tên là “tha hóa” mà Vũ đã cố tình trốn chạy.

Đây là khát vọng thiêng liêng và tha thiết nhất của con người trong thời đại mất Chúa, thời đại của những đổ vỡ. Khát vọng cứu chuộc vừa thiêng liêng, cao cả vừa là một phần trong sâu xa ý thức của mỗi con người, của thời đại. Nguyễn Việt Hà đã gửi gắm khát vọng thời đại ấy trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 61)