Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.2 Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện

Trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà luôn có sự đan xen nhiều mạch truyện: quá khứ, hiện tại, những cảm nghiệm của con người trước cuộc sống. Dường như tác giả đang cố gắng tái hiện những ngổn ngang, dang dở, hỗn loạn của thế giới, sự bất tín, gián đoạn trong tư duy của con người trong xã hội hiện đại.

Mạch truyện thường rất đơn giản, không có những vấn đề gay cấn. Tác phẩm thường được mở rộng ra bằng những câu chuyện chêm xen. Chúng đã tạo ra sự đa chiều về mặt thời gian và không gian. Mặt khác nhà văn cũng trở thành nhân vật tham gia vào câu chuyện, ngoài câu chuyện qua ngôi kể của tác giả, câu chuyện

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

giữa những nhân vật khác cũng trở thành một mạch truyện độc lập. Vì thế mỗi tác phẩm có sự đan xen đối xứng, câu chuyện của người này lồng ghép trong câu chuyện của người kia. Chúng vừa bổ sung, vừa phủ định lẫn nhau.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, những mạch truyện rời rạc được đan xen với nhau trong một cấu trúc linh hoạt. Đọc Cơ hội của Chúa, xen lẫn vào câu chuyện thường ngày của Thủy, Hoàng, Tâm, Trần Bình, Nhã có những trích đoạn kịch nửa cổ nửa kim khá lạc giọng về Trang Chu- Huệ Thi hay Trần Khánh Dư- Trần Quốc Tảng- Tuệ Trung, một lớp kịch được lồng ghép trong chương 5 phần 5.1. “Cả hai câu chuyện được “độn” vào tác phẩm chủ yếu tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội luận giảng hiểu biết về các triết gia phương Đông, cuốn tiểu thuyết đã như một nồi cơm nấu bằng thứ gạo xay dối lại còn lẫn nhiều sạn, và hai câu chuyện

kể trên có thể xem là hai hạt gạo lớn [40].

Với lối đan xen nhiều mạch truyện cùng lúc trên trang viết, Nguyễn Việt Hà đã thực sự gây chú ý. Theo Tạ Duy Anh “cảm giác tùy tiện, xộc xệch” trong Cơ hội của Chúa nằm trong ý đồ của tác giả, đến với Khải huyền muộn sự bừa bộn này được tiếp tục thả lỏng hơn nữa. Cuốn tiểu thuyết được tạo bằng một loạt chuyện dang dở, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dang dở của chính nó. Ngoài câu chuyện do “tôi” kể tạo nên một tiểu thuyết còn có một tiểu thuyết khác cũng do “tôi” kể lồng vào trong đó. Với kiểu cấu trúc cốt truyện này dễ gây cảm giác bừa bộn phức tạp, khó hiểu cho người đọc.

Khải huyền muộn gồm 4 chương và một chương kết, câu chuyện khởi đầu từ việc cô người mẫu kể chuyện về cuộc nói chuyện giữa hai người, ở ngôi thứ nhất, xưng “Tôi”. Đó là mạch văn bản 1- dành cho lời kể của cô ta và lời kể của “Nhà văn”. Lớp này chạy suốt tác phẩm và khi thì đan xen, khi thì hòa quyện vào mạch văn bản 2, tức chính cuốn tiểu thuyết mà “Nhà văn” đang viết; Mạch văn bản 2 là lớp phức hợp dựa trên lời kể của hai vai chính nói trên đã chuyển thành vai kép: cô người mẫu thật và cô người mẫu “nhân vật” được “Nhà văn” đặt tên là Cẩm My; Nhà văn và một tay nhà văn được người mẫu Cẩm My gọi tên là Bạch… Câu chuyện chính mà người mẫu/Cẩm My và Nhà văn/ Bạch cùng kể thì xoay quanh

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

nhân vật tên là Vũ, một quan chức rất cao cấp trong ngành thể dục thể thao, người tình của Cẩm My, tuy nhiên cũng có thể hiểu đó là chuyện tình “thật” của cô người mẫu “ thật” kia. Câu chuyện chủ yếu ở hàng thứ hai là câu chuyện của tay “Nhà văn” (xưng “Tôi”)- Bạch là câu chuyện về một ông cậu gọi là Linh mục Đức. Quá khứ/ tuổi thơ là tín hữu Công giáo của “Nhà văn/ Bạch thì lại trùng lặp với tiểu sử tín hữu của nhân vật Vũ, qua đó gợi lên rằng hình như “Vũ” là hình tượng văn học của Bạch/ Nhà văn; mạch truyện về Alexandre Rhodes cùng những xác tín tôn giáo.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)