5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Quan niệm chung về nhân vật
“Nhân vật văn học là con người được miêu trong văn học bằng phương tiện
văn học” [62;409]. Nhân vật bao giờ cũng là linh hồn của tác giả, tác phẩm, nơi tập
trung và giải quyết tất cả mọi vấn đề của tác phẩm văn học; là công cụ để khái quát hiện thực, là phương tiện để hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng. Đó “chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và
độc giả tiếp nhận “giải mã” những vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm”
[60]. Nói như M.Gorki: “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả, chỉ
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Nhân vật do đó không chỉ là hình thức cơ bản thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn mà còn là hình thức cơ bản để khái quát những quy luật của đời sống và là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng- nghệ thuật của tác phẩm.
Nhân vật văn học là hiện tượng đa dạng cho nên các phương diện loại hình của nhân vật cũng hết sức đa dạng. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân thành các loại nhân vật khác nhau. Chẳng hạn căn cứ vào vai trò của nhân vật với cốt truyện có thể phân thành nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) và nhân vật phụ; căn cứ vào tư tưởng và quan hệ với lý tưởng có thể phân thành các nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; căn cứ vào cấu trúc nhân vật có thể phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, và nhân vật tư tưởng.
Tuy nhiên, đó không phải là tiêu chí nhất thành bất biến bởi nhân vật càng trở nên phức tạp thì càng khó phân loại. Trong thực tế sáng tác văn học thường có những trường hợp bất tuân quy tắc. Có những nhân vật vừa mang đặc điểm của nhân vật loại này lại vừa mang đặc điểm của loại nhân vật khác. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cũng vậy. Thật khó để phân loại nhân vật trong tiểu thuyết của anh nếu chúng ta chỉ dựa vào một trong các tiêu chí trên.