Nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết

Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Nó là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trên lộ trình văn học.

Nhân vật là một phạm trù rất rộng, nó hiện diện ở mọi thể loại văn học. Đặc trưng của người viết tiểu thuyết là tư duy bằng nhân vật. Nhân vật có quan hệ hữu cơ với cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm. Nhân vật tạo thành từ các biến cố, tình tiết, Nói khác đi biến cố tình tiết được biểu trưng qua nhân vật.

Hơn hẳn các thể loại khác, ở khuôn khổ rộng lớn, thể loại tiểu thuyết “cho phép các nhà văn khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận để tạo nên hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức mê hoặc và

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

không phải ngẫu nhiên mà “những nhà tiểu thuyết lớn xưa nay đều bộc lộ tài năng nhất trong lĩnh vực sáng tạo nhân vật như Đônkihôtê của Xecvăngtec, Grăngđê của

Banzắc, AnaKarêninna của Tônxtôi, Grigôri của Sôlôkhốp…” [60]

Tiểu thuyết phản ánh cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình, nội tâm, tính cách đến hành động. Nhân vật trong tiểu thuyết không giống với nhân vật trong sử thi (nhân vật hành động) mà là những con người bình thường, đời thường, trải qua nhiều cảnh ngộ với thế giới nội tại riêng tư, phức tạp, phong phú không hề đơn giản.

Thông thường thì đề tài, lĩnh vực cuộc sống là yếu tố được khám phá đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết. Tuy nhiên tất cả các nhà viết tiểu thuyết đều hiểu rằng, cái gây hứng thú cho người đọc không phải chủ yếu là đề tài mà là nhân vật của nó và nghệ thuật được miêu tả trực tiếp cuộc sống của cuốn sách. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết, theo tôi là miêu tả những con người, tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ về mọi vấn đề đều phải thông qua nhân vật, xuất

phát từ nhân vật”. Qua nhân vật, người đọc có thể hiểu được tư tưởng nghệ thuật

của tác phẩm và đánh giá được cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm, là vốn sống trực tiếp của nhà văn, cũng là nơi thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời.

Nhân vật trong tiểu thuyết được xây dựng thông qua quá trình quan sát, hư cấu và sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở khái quát hóa hiện tượng đời sống. Quá trình hình thành nhân vật trong tác phẩm văn học là quá trình lao tâm khổ tứ, đãi cát tìm vàng trong cõi nhân gian của nhà văn. Nhà văn xây nhân vật trên cơ sở của nhiều cuộc đời, tư duy sáng tạo, sức mạnh nghệ thuật của nhà văn tập trung ở năng lực xây dựng nhân vật.

Nguyễn Việt Hà tuy là một nhà tiểu thuyết trẻ sống trong không khí dân chủ, cởi mở của tiểu thuyết nhưng anh vẫn duy trì tiếp nối mạch nguồn những tinh hoa

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

sáng tạo đồng thời cũng thoát ra khỏi sự tỏa triết của những cây bút tiểu thuyết lão luyện ở lớp nhà văn đi trước như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu… Điều này được Nguyễn Việt Hà thể hiện ở chỗ anh không dụng tâm xây dựng những nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao trong đời mà thay vào đó các nhân vật trong tiểu thuyết của anh mang hơi thở của những con người trong thời đại mới “được nhìn từ nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình… Soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng

tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát

[44]. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Việt Hà tập trung vào số đông nhân vật là những con người lừa lọc sống với cái vỏ lịch thiệp, cái vỏ trí thức hoặc con người là sản phẩm của lịch sử, con tạo.

Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà không có hoàn cảnh điển hình để thể hiện, không xác định được hoàn cảnh mà mờ nhòe vào cái mờ ảo của hiện thực. Phủ nhận nhân vật điển hình, con người giữ vai trò ngang hàng với vạn vật. Vì thế, con người là hiện thân cho những dự báo, cảnh báo thực tại. Nhân vật được xây dựng không tròn trịa, trọn vẹn mà chỉ là những mảnh, mẩu mang ý nghĩa đối thoại, những câu nói. Nhân vật chỉ là những mảnh vỡ mà khi góp lại, tập hợp chúng lại ta sẽ thấy đầy đủ bức tranh lớn của xã hội.

Căn cứ vào cách thức tiếp cận hiện thực đời sống và quan niệm của Nguyễn Việt Hà về con người chúng tôi thấy nổi lên trong tiểu thuyết của anh là kiểu nhân vật mới, vốn chưa có hoặc rất ít xuất hiện trong văn xuôi trước năm 1975. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là những cá nhân với đầy đủ những nét tính cách khác nhau trong một thể tạng con người từ dấn thân và hoài nghi, tha hóa và sám hối đến nhân vật mang khát vọng

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 44)