5. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
3.2.2.1.Kết cấu phân mảnh, đứt gãy, gián đoạn
Lối viết truyện phân mảnh thật sự là một thách thức của văn học sau đổi mới. Đây là một lối đi khác so với văn học truyền thống. Cùng chứng kiến và cùng thể nghiệm trước hiện thực cuộc sống đầy xô bồ nhgiệt ngã, nhà văn Nguyễn Việt Hà có những cảm thức của riêng mình về thế giới và con người. Con người trong tiểu thuyết của anh bao giờ cũng chứa đầy sự hoài nghi, bất an trong một thế giới xa lạ.
Cách tư duy của nhà văn thay đổi đã chi phối cách kết cấu của tiểu thuyết
“Thay vì duy tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của một chuỗi các
sự kiện với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính, thay vì sự triển khai, tự sự bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự thành cuộc phiêu lưu của cái viết- sự chắp ghép ngẫu nhiên các mảnh vỡ- những sự kiện phân tán rời
rạc…Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên sỏi nhỏ của biến cố và hoàn cảnh,
nhân vật được phân tán thành những bó khát vọng và nhức nhối [74;79]
Cấu trúc mảnh vụn, đứt gãy và gián đoạn, là cách kết cấu tác phẩm thành từng phần ngắn, liên kết lỏng lẻo. Những sự kiện rời rạc, không có sự kiện trung tâm với quá trình vận động, phát triển. Sự kiện có phần vụn vặt, giữ vai trò ngang hàng nhau, cùng xuất hiện trong những khoảng giới hạn thời gian và không gian. Cuộc sống nhân vật có sự phân tách, gián đoạn, bị ngắt thành từng phần nhỏ. Họ mất phương hướng ngay trong chính cuộc đời của mình. Ấy là khi họ mất quá khứ, tương lai và lạc lõng trong hiện tại.
Bề sâu của cấu trúc phân mảnh là tạo ra một sự chủ động trong việc biểu đạt ý nghĩa của nhà văn. Tiểu thuyết Cơ hội của Chúa gần 500 trang này được phân làm 9 chương dài ngắn khác nhau mang đặc trưng của lối kết cấu gồm nhiều phân mảnh khác nhau. Mỗi mảnh văn bản là một mảnh đời vô cùng phong phú và đa dạng đầy biến hóa. Người đọc có thể vừa nghe kể chuyện của Hoàng, của gia đình
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Hoàng, thoắt lại thấy những nghẹn ngào tâm sự của Nhã. Vừa mới là cảnh làm ăn “nóng hổi” của Tâm, Bình ở Đông Âu lại thấy khung cảnh thương trường ở Hà Nội, Sài Gòn những năm đổi mới. Sự đan xen từ câu chuyện của người này được tiếp nối bằng câu chuyện của người khác. Nhưng nhìn sâu vào logic nội tại của người trần thuật, người đọc sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa những cảnh quay đơn lẻ đó. Bắt đầu từ thời gian hiện tại Tâm trở về nước, lập công ty, cưới vợ, mối tình tay ba giữa Hoàng, Thủy và Trần Bình, sự lỡ hẹn trong hôn nhân lần thứ hai của Nhã với những mảng thời gian được cắt đem về từ quá khứ, hoài niệm. Đó là những “khoảng trời riêng”, những góc tâm tư, lát cắt về cuộc đời của mỗi con người. Chẳng hạn một chút lo âu của Thủy: “em yêu anh. Lúc nào em cũng sợ mất anh(…).
Anh Hoàng, hình như anh chưa bao giờ là của em [29;100]; một thoáng trăn trở của
Tâm; một sự bế tắc trong tư tưởng của Hoàng: “Mai cậu định làm gì”, “ừ nhỉ, mai tôi phải làm gì. Tôi vẩn vơ đi bộ trên vỉa hè ngân ngấn những vệt nước của trận mưa rào vừa tạnh. Đã nhiều lần tôi không biết ngày mai làm cái gì. Cái thời hăm
hở của tôi sẽ chẳng bao giờ vòng lại …”[29;470], hay niềm kiêu hãnh đến nghiệt
ngã của Nhã: “Hôm nay chợt nhìn thấy mẹ con tôi chắc anh đã bị một vài kỉ niệm xưa khẽ nghiến. Anh chưa đủ sức bán rẻ kỷ niệm. Để mặc cả với lương tâm, tạm gọi như vậy, anh chạy đến. Không có gì cho anh đâu. Còn anh đủ dũng cảm sửa sai, không hiểu sao tôi còn tin vớ vẩn ở anh, thì chỉ có cách duy nhất: súng lục thì Bộ Quốc Phòng quản lí nhưng dây thừng thì thị trường tự do bán rất sẵn. May ra lúc
đó mẹ con tôi mới gọi tên anh”[29;120]. Chính những mảnh văn bản rời rạc, phi
tuyến tính, phi nhân quả đã phá vỡ cốt truyện truyền thống, biểu hiện theo bề sâu, tạo được một ý niệm nhận thức nhất quán về cuộc sống và thế giới, tạo ra sự đổ vỡ, bất trắc, xô bồ về hiện thực đương đại
Nguyễn Việt Hà tỏ ra hứng thú với kiểu cấu trúc phân mảnh, gián cách, đứt đoạn liên tục trong tiểu thuyết. Điều này được anh thể nghiệm sâu hơn trong Khải huyền muộn.Thoát ly hẳn lối kể chuyện sáo mòn của truyền thống, ngay trong mỗi phần nhỏ, Nguyễn Việt Hà cũng luôn tạo ra sự gián đoạn, bằng cách lắp ghép những mảnh vụn hiện thực. Sự mở rộng biên độ của trường liên tưởng trong tác phẩm,
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
khiến nhà văn có thể đồng loạt tái hiện những sự kiện khác nhau trong cùng một giới hạn văn bản.
Trong phần 2 chương 2, bắt đầu bằng chuyện: “thằng Bạch chịu lễ xưng tôi lần đầu lúc 11 tuổi và không bao giờ nghĩ hai mươi năm sau nó lại dự lễ kết nạp hội
viên hội nhà văn”[31;172] Những mảng hiện thực cách biệt về thời gian, không gian
được đồng hiện. Kí ức về quá khứ, cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y trong hiện tại. Chuyện về “nhà mụ Liễu” trong quá khứ “Cô Liễu đẹp như Đức Mẹ”[31;179] đến hiện tại “Một mụ đàn bà phốp pháp thất thường tâm thần nhẹ, sống lê la trong các lều ở bãi rác sát cạnh nhà dòng Mến Thánh Giá. Nửa đêm uống rượu nanh nọc
vung vãi chửi đổng” [31;180]… Những gì diễn ra với con người ấy chỉ là những hồi
ức, nghe kể lại, hay sự gặp gỡ trong khoảng thời gian ngắn… Với kết cấu đảo lộn trật tự thời gian, bỏ cách những khoảng trống không dẫn giải hay chuyển tiếp, tạo ra sự gián đoạn, mở ra cho người đọc tự suy ngẫm và lý giải.
Kiểu cấu trúc mảnh vụn, đứt gãy và gián đoạn trong tiểu thuyết khá phổ biến trong văn học thời kì sau đổi mới. Với cấu trúc này hiện thực được phản ánh là hiện thực của cuộc sống nhiều biến động, nhà văn từ chối đại tự sự, những câu chuyện mang tính khái quát và khả tín. Cái được tái hiện trong tác phẩm là những mảnh vụn của hiện thực, của tư duy, nhà văn không phải lúc nào cũng là nhân vật toàn tri, “biết tuốt”. Nhà văn cũng là nhân vật, chấp nhận cùng chơi trong thế cuộc hỗn loạn, cùng tự cảm nghiệm những điều đang diễn ra, đang vận động và chưa hoàn kết.