5. Cấu trúc luận văn
3.3.2.3. Giọng trữ tình
Một trong những giọng điệu quan trọng nhất của rất nhiều tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà nói riêng là giọng điệu trữ tình. Giọng trữ tình khi hòa âm với giọng lạnh lùng góp phần cân bằng lại không khí và hơi thở của tác phẩm. Cuộc sống lạnh lùng và khắc nghiệt có thể làm cho nhà văn và các nhân vật của anh ta cảm thấy chua chát, chán nản, hoài nghi nhưng chính giọng điệu trữ
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
tình lại cho thấy một góc khác của tâm hồn. Trong dòng đời hối hả nhiều bon chen, toan tính con người vẫn có giây phút chợt dừng lại lắng nghe lòng mình và thả hồn vào thế giới xung quanh.
Giọng điệu trữ tình thường được thể hiện rõ khi các nhân vật bộc bạch tâm sự, nỗi lòng mình, đặc biệt khi các nhân vật nói về tình yêu. Đọc tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, người đọc được trải nghiệm cùng với nhân vật Hoàng và Thủy trong những giây phút ngập tràn hạnh phúc bên nhau. Hoàng đã nói về tình yêu ấy như một sự cứu chuộc cho tâm hồn anh trong lá thư gửi người em trai của mình ở phía trời Tây: “Anh đã yêu, Tâm ạ. Rất khó tin là mình lại có hạnh phúc đó. Sáng danh Chúa, Thiên Chúa đầy quyền năng đã sáng tạo ra anh. Anh tưởng mình đã mất. Hoàn toàn bế tắc. Nàng đã khai thông để anh làm lành với đời. Em giai của anh ơi,
anh hạnh phúc” [29;182]. Đọc những dòng tâm sự của Hoàng hẳn độc giả cũng sẽ
cảm thấy trong lòng mình nhen nhóm một niềm vui như một sự sẻ chia với Hoàng. Và cũng có không ít người không khỏi xốn xang với tình yêu buổi ban đầu thi vị, lãng mạn của Hoàng và Thủy: “ Ngày mới quen nhau Thủy rụt rè theo Hoàng vào quán này. Mưa mùa hạ xối xả (…). Đôi mắt của Thủy long lanh theo những chuyện anh kể. Lần đầu tiên cô yêu. Cả hai cùng cầu giời cho mưa thật to. Và mưa cũng
thật lâu. Chàng âu yếm ngắm khuôn mặt xinh xắn của nàng” [29;57]. Đến một
người lăn lộn, từng trải như Tâm cũng có những phút ngừng lại lắng nghe cảm xúc. Tâm nhói đau khi bất chợt gặp lại Huyền: “chợt thấy vai trái tê nặng. Hình như có
ai nhìn. Thật xoáy căng (…). Đúng nàng, có cái gì đó thắt nhói trong tim”[29;46]
Có lúc giọng điệu trữ tình lại là những trăn trở, những suy nghĩ bâng quơ, vẩn vơ: “có lẽ tôi đang ở cái tuổi vẩn vơ. Bâng quơ nhớ, bâng quơ nghĩ. Mọi thứ
xung quanh nhiều lúc nhòe nét lãng đãng mơ hồ” [29;267]. Vậy nhưng những suy
tư ấy của nhân vật cứ trở đi trở lại trong tâm trí người đọc “mai tôi phải là gì. Tôi vẩn vơ đi bộ trên vỉa hè ngân ngấn những vệt nước của trận mưa vừa tạnh”
[29;470].
Tiểu thuyết vốn là một bức tranh rộng lớn được thể hiện bằng phương tiện ngôn từ. Ngoài những đoạn miêu tả cảm xúc thành thật của nhân vật, Nguyễn Việt
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Hà cũng dành không ít dòng miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Sự có mặt của thiên nhiên trong tác phẩm giống như một nốt nhạc trầm bay bổng giữa những hỗn loạn xô bồ của hiện thực đời sống. Dù là buổi chiều xuân dịu dàng với “phố cổ ngói xám. Hồ Tây sương loang. Những bãi cỏ xanh được mưa xuân mơn mởn. Cái ghế
đá trong thời gian lỡ cỡ chờ tình yêu” [29;216], hay một chiều đông dịu dàng rét
“cái lạnh không đặc biệt lắm của một mùa đông bình thường. Mây bơ vơ ngổn
ngang màu xam xám. Tôi hình như thích mùa hè hơn, hình như thôi. Thích có phải là đôi khi hay nghĩ hoặc nhớ về nó. Thế còn yêu chắc là liên miên chỉ nghĩ về nó”[31;228], tất cả đều đẫm đầy cảm xúc, vừa lãng đãng, mộng mơ lại có đôi chút suy tư vớ vẩn. Đôi khi cảnh vật với lòng người lại hòa vào nhau làm một: “Mắt anh xa xăm nhìn ra biển. Tôi nhìn theo anh. Biển sẫm đẹp quyến rũ lạ kỳ. Tôi day dứt
nhớ cái ngày đầu tiên tôi gặp anh. Cái ngày lãng đãng đẹp như trong tiểu thuyết”
[31;39].
Như vậy dù là miêu tả cảm xúc, dù là lời độc thoại của nhân vật hay một đoạn trữ tình ngoại đề thiết tha sâu lắng thì Nguyễn Việt Hà đều cho ta nhận ra một chất giọng trữ tình lan tỏa, thấm vào từng câu chữ để lại những ấn tượng dư âm sâu lắng. Người đọc không thể quên một Nguyễn Việt Hà hóm hỉnh, sâu cay sắc sảo, nhưng cũng sẽ phải nhớ một Nguyễn Việt Hà “đầy chất phương đông”, trữ tình sâu sắc với nhiều trăn trở suy tư.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
KẾT LUẬN
1. Tính đến nay, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã đi được một chặng đường chưa xa nhưng cũng đáng kể: gần 20 năm. Khoảng thời gian đó cũng vừa đủ để chứng minh cho một tài năng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Với thái độ tâm huyết với văn tiểu thuyết cùng với cách làm việc nghiêm túc, Nguyễn Việt Hà đã thực sự gặt hái được những thành công. Nhiều người nể anh vì tư duy sáng tạo, nhưng cũng có không ít người nể anh vì anh đã mạo hiểm “bỏ đường quang” mà “đi đường khó” tìm lối riêng- dù chưa biết con đường anh chọn sẽ dẫn về tới đâu. Nể vì nhiều người đã nản, dừng bước mà anh thì vẫn cứ đi, cứ thể nghiệm mình trong gian khó cứ như thể anh sinh ra là để lĩnh sứ mệnh của Chúa trời đắm mình, tìm tòi trong văn chương nghệ thuật.
Các tiểu thuyết của anh ra đời trong những thời điểm khác nhau song tư duy tiểu thuyết thì luôn thống nhất trong sự vận động đổi mới. Với tư duy nghệ thuật sắc bén của mình, Nguyễn Việt Hà đã đem đến cho người đọc một cách nhìn mới, cách cảm mới về con người và hiện thực trong cuộc sống hiện đại.
Hiện thực trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một hiện thực cuộc sống của thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc đáo, với những hoạt động chộp giật, toan tính suốt ngày đêm. Trong đó con người được miêu tả là những con người
“gai góc”, đa đoan, đa sự, cái trong trẻo với cái bẩn thỉu ô tạp lẫn lộn, xen cài với
nhau đầy biến động. Trong guồng quay hối hả đó, con người dù có từng trải và khôn ngoan thế nào cũng không thể nào ngờ đến những chuyện xảy ra với mình, không dám nhận, không thể đi tới tận cùng của cuộc sống. Với cách tiếp cận hiện thực như vậy, Nguyễn Việt Hà đã bộc lộ một quan niệm nghệ thuật mới về con người, con người trong xã hội hiện đại phức tạp và cũng đầy bí ẩn như chính cuộc sống của họ vậy. Họ buộc phải dấn thân để mưu sinh, trục lợi, xô bồ, trụy lạc, đến một mức độ nào đó thì tha hóa toàn phần, người ta quên hẳn những giá trị đạo đức ở đời. Một phần trong số họ tha hóa là do sự cố ý sắp đặt, phần khác họ vô tình bị kéo vào vòng xoáy, vô tình bị nhúng bẩn, bôi đen vì vậy trong họ luôn luôn có sự hoài nghi chính bản thân mình và hoài nghi cuộc sống. Đó là bi kịch. Bi kịch của những con
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
người này lại càng trở nên đau đớn hơn khi họ ý thức được sự tha hóa bẩn thỉu, đê tiện của mình nên day dứt, băn khoăn muốn trồi lên thoát ra, tìm đến sự thanh sạch của tâm hồn nhưng đành bất lực. Đây chính là cuộc sống nội tâm phức tạp, đầy những trăn trở trái chiều của những người trí thức hiện đại. Từ đây có thể thấy Nguyễn Việt Hà có cách riêng tiếp cận hiện thực đời sống cũng như quan niệm nghệ thuật của anh về con người hoàn toàn không giống với văn học truyền thống. Với một xuất phát điểm như vậy, Nguyễn Việt Hà đã đưa đến cho người đọc những thể nghiệm cá nhân về tư duy tiểu thuyết của anh.
2. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đã mở ra khả năng khám phá con người ở nhiều chiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn bao dung nhân đạo về chính con người của nhà văn. Nguyễn Việt Hà đã thể hiện những chiêm nghiệm suy tư sâu sắc về con người và cuộc đời qua một hệ thống nhân vật cùng những hình ảnh biểu tượng đắt giá. Bằng lối viết tiểu thuyết hiện đại, phá vỡ các nguyên tắc truyền thống, Nguyễn Việt Hà đã đem đến cho văn học các kiểu nhân vật theo cách riêng của mình. Ở tiểu thuyết của anh, thay vì tập trung miêu tả kiểu nhân vật điển hình, Nguyễn Việt Hà đã dựng lên một sân khấu cuộc đời, ở đó mỗi nhân vật của anh đều có khuôn mặt, cá tính riêng có nhân vật “khốn nạn có gien” kiểu như Trần Bình, tha hóa cùng cực như Vũ, lại cũng có những nhân vật vô trong sáng, thánh thiện như Hoàng… Nhưng trong tiểu thuyết của anh còn có cả những con người đang mấp mé bên bờ vực của cái trong trẻo và cái tha hóa biến chất. Viết về những con người này, Nguyễn Việt Hà đã phơi bày cái thực trạng xuống cấp đạo đức khủng khiếp, đáng lo ngại của con người. Đồng thời cũng cảnh tỉnh họ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình yêu thương dẫn đến một sự tha hóa biến dạng đáng sợ. Song hành với thế giới nhân vật, tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thực sự là tiếng chuông lay thức ý nghĩa làm người trong tâm hồn người đọc.
3. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà cũng được thể hiện ngay trên từng trang viết thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và kiểu kết cấu truyện.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Đọc hai tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ mà anh sử dụng trong tiểu thuyết chủ yếu là thứ ngôn ngữ thông tục, bình dân thậm chí suồng sã trong đời sống hàng ngày như một dấu hiệu của những lần trải nghiệm của nhà văn bên lề những vỉa hè ồn ào, bụi bặm. Bên cạnh đó cũng có không ít những từ ngữ Hán Việt, Anh, Pháp, thuật ngữ tôn giáo Đông- Tây kim cổ đã được anh vay mượn đưa vào trong tác phẩm, lúc thì tạo nên tiếng cười vừa dí dỏm hài hước mà vẫn sâu cay đầy hiểm hóc, lúc khác lại trầm lắng, trữ tình thiết tha. Đặc biệt là cái cách Nguyễn Việt Hà sử dụng câu văn ngắn, “tưng tửng” bất cần cộng với lối trần thuật đa thanh, chêm xen nhiều ngôi kể, nhiều điểm nhìn giữa các vai giao tiếp. Đọc tiểu thuyết của anh với ngôn ngữ mà anh sử dụng giống như một thứ sỏi quý, một thứ thương hiệu Nguyễn Việt Hà riêng không lẫn với bất kỳ ai, gây thách thức thẩm mỹ của những người đọc ưa sự cầu kỳ chải chuốt. Ngôn ngữ dưới ngòi bút hiện ra như một bức tranh sinh động, nhiều mảng mầu biến hóa rất linh hoạt. Nó cũng tạo ra một hiệu quả tích cực trong việc biểu đạt một xã hội thời kỳ hậu đổi mới náo loạn, xô bồ.
Với kiểu kết cấu đứt gãy dang dở, phân mảnh rồi lại lắp ghép liên kết các tuyến truyện kể với nhau trong một trục nhất định là thời gian hay không gian Nguyễn Việt Hà đã thật sự gây rối với gu thẩm mỹ của các độc giả yêu văn học truyền thống. Đọc tiểu thuyết của anh, chúng tôi nhận thấy cốt truyện được nới lỏng, có độ giãn cách về không gian và thời gian trong các sự kiện, biến cố giữa các nhân vật mà không cần phải bó buộc theo một trật tự cố định. Điều này giúp cho người đọc có thể đọc linh hoạt, tự do lật dở tiểu thuyết có thể đặt chuyện kể về người này lên trên chuyện kể của người kia mà vẫn hiểu được ý đồ sáng tạo của nhà văn. Tiểu thuyết của anh đồng nhất quan niệm về cuộc sống, đó là không có cái gì hoàn kết và không bao giờ có thể đi tới cùng.
Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn, nhiều vấn đề vẫn còn hạn chế. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng, việc nghiên cứu tư duy tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Việt Hà sẽ chỉ ra vị trí và những đóng góp của anh trên văn đàn văn học Việt Nam.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Chính trị BCH TW- ĐH ĐảngVI, (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI), Nxb Sự thật, H. 1987.
2. Bích Thu, Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11. 2006.
3. Bích Thu, Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống môtíp
chủ đề, Tạp chí văn học, số 4.1995.
4. Bùi Việt Thắng, Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2000.
5. Bùi Việt Thắng, Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí văn học, số 6. 1991.
6. Bùi Việt Thắng, Tiểu thuyết đương đại (Tiểu luận và phê bình), Nxb Quân đội nhân dân, H. 2005.
7. Các nhà văn bàn về tiểu thuyết, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 3.2001.
8. Dương Thị Thanh Hiên, Hệ thống hình ảnh biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Luận văn Th.s Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000.
9. Dương Kiều Linh, Một hướng khai thác yếu tố tình dục trong những tác phẩm
gần đây, http:// wwwhocvan.com.vn
10. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb giáo dục, H. 1995.
11. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.1993
12. Đoàn Cầm Thi, Cơ hội của Chúa: từ nhật ký đến hậu trường văn học http: //www evan.com.vn.
13. Đỗ Hải Ninh, Tiểu thuyết 2009 trong chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỷ XXI, tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4. 2010
14. Đỗ Thị Bích Liên& Vũ Thị Hồng Minh, Ngôn ngữ tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Báo cáo khoa học ĐHSPHN, 2003.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
15. Đỗ Thị Mai Nhân, Tìm hiểu khả năng “tự chiếu sáng nội tâm” bằng ngôn ngữ
nhân vật trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, http: wwwkhoavanhoc-
ngonngu.edu.vn/.../index.php.
16. Gặp gỡ tác giả Cơ hội của Chúa, http:// duhoc.dantri.com.vn
17. Hà Minh Đức, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.2000.
18. Hoàng Ngọc Hiến, Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, http:// www Tapchisonghuong.com.
19. Huỳnh Như Phương, Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học, Tạp chí văn học, số 4. 1991.
20. Kỷ yếu hội thảo khoa học những nghiên cứu văn học trẻ, http: //www
evan.com.vn.
21. Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ
thuật ( Nguyễn Minh Châu- con người và tác phẩm), Nxb Hội nhà văn, H.1991
22. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2003. 23. Lê Phong Tuyết (dịch), Alain Robbe Grllet vì sự đổi mới tiểu thuyết, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, H.1995
24. M. Bakhtine, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội nhà văn, H.2003.
25. Mai Hương, Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11- 2006.
26. Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, H. 1996
27. Nguyễn Thị Anh Đào, Những thể nghiệm của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà trong
hai cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Luận văn Th.s ĐHSPH.
2007
28. Nguyễn Mạnh Hà, Tư duy tiểu thuyết- khái niệm của hệ hình, http: Tapchinhavan.vn/News.asp?Cat= 7&scat=&id= 1069.
29. Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa, Nxb Hội nhà văn, H.1999 30. Nguyễn Việt Hà, Của rơi, Nxb Phụ nữ, H.2004.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
31. Nguyễn Việt Hà, Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, H.2006.
32. Nguyễn Việt Hà, Không mong mình quá mới, http:// www.vnexpress.net 33. Nguyễn Việt Hà, Đàn bà uống rượu, Nxb Văn học, H.2010
34. Nguyễn Việt Hà, Mặt của đàn ông, Nxb Hội nhà văn, H.2008.