5. Cấu trúc luận văn
3.2.2.3 Sự phối hợp luân phiên các điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu, là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả “Người ta
không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm”
[70;149].
Nhà văn khi kể lại câu chuyện phải lựa chọn một vị trí thích hợp nào đó để từ đó quan sát, miêu tả và có thể tham gia trực tiếp vào sự kiện cốt truyện hoặc đứng ngoài sự kiện. Vị trí nhà văn chọn ấy sẽ xác lập cho người kể chuyện một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện được bắt đầu.
Văn học trước đổi mới thường mang cảm hứng hai chiều hoặc là ngợi ca hoặc là phê phán, vì thế nó thường chỉ mang một điểm nhìn duy nhất. Sau đổi mới, để phản ánh đúng hiện thực đa đoan đa sự các nhà văn đã chú ý tới việc thiết lập nhiều điểm nhìn trong một tác phẩm. Điểm nhìn được di chuyển từ bên ngoài vào bên trong, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật được rút ngắn, có khi trùng khít làm một. Người kể chuyện thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới qua con mắt của nhân vật.
Trần thuật ở ngôi thứ nhất, sẽ tái hiện được sinh động thế giới tâm hồn nhân vật, nhiều ý thức khác nhau sẽ khiến cho tác phẩm có khả năng lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc. Ngược lại, trần thuật ở ngôi thứ ba sẽ tái hiện được không gian tâm lí, miêu tả những trạng thái vui buồn, những hoài nghi băn khoăn mà nhân vật không nói ra được.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Qua khảo sát 2 tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chúng tôi thấy rằng điểm nhìn của người kể chuyện liên tục được chuyển giao cho các nhân vật trong truyện. Từ sự thay đổi điểm nhìn này, Nguyễn Việt Hà đã thoát li khỏi lối mòn của loại tiểu thuyết đơn âm, đem lại cho tác phẩm lối trần thuật phức điệu đa âm đan xen nhau, đôi khi khó nhận biết . Người đọc không chỉ được tìm hiểu nhân vật qua hành động uống rượu, hút thuốc một cách vô cảm và đối thoại với nhau nhiều khi thật cộc lốc mà còn được chứng kiến họ trong những dòng suy tư day dứt, buồn vui rất đỗi chân thực và cảm động.
Tiểu thuyết Cơ hội của Chúa mở ra chương 1: Điểm nhìn của người kể chuyện, đan xen điểm nhìn của nhân vật Hoàng. Chương 2, phần 2.1, điểm nhìn của người kể chuyện hạ thấp xuống thứ yếu. Điểm nhìn của nhân vật Hoàng rõ nét hơn. Phần 2.2 xuất hiện điểm nhìn của Trần Bình qua hình thức 3 lá thư được xếp theo trật tự thời gian. Phần 2.3 là điểm nhìn của Nhã.
Sức hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật Cơ hội của Chúa không chỉ ở chỗ nhà văn chọn được điểm nhìn bên trong hay bên ngoài mà còn để các điểm nhìn trần thuật di chuyển một cách linh hoạt, từ người kể chuyện đến nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Sự tồn tại song song của ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba đã cho phép người ta nhìn ở những góc độ khác nhau. Đi từ “anh ấy”, “chị ấy” sang “tôi”, người đọc được hóa thân vào nhân vật, cuộc sống của nhân vật và khám phá thế giới qua con mắt của nhân vật. Ngược lại đi từ “tôi ” sang “anh ấy”, “chị ấy”, ta bất ngờ đứng về phía người kể chuyện, thường chỉ dừng lại bên ngoài, để đánh giá nhân vật một cách khách quan hơn. Xuyên suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa Hoàng được nhìn ở ba điểm nhìn khác nhau, đa dạng, đôi khi trái ngược nhau. Đây là Hoàng qua con mắt người- kể-chuyện: “Hoàng ấn chuông ngôi nhà
hai tầng…” [29;81]. Qua con mắt Thủy: “Ở anh có cái gì là lạ. Một nét yếm thế của
những kẻ duy tâm (…) Ở Hoàng thiếu dũng mãnh” [29;192]. Qua con mắt Tâm:
“Tôi và anh trai nhiều sở thích khác biệt. Nhưng từ cấp I đến cấp III đối với riêng
tôi Hoàng luôn là thần tượng. Đến tận giờ người tuyệt vời là thông minh và nhân
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
diện của Hoàng trên cõi đời này đối với tôi là một điều kỳ dị. Nếu thật đúng ra cậu
ta phải chết yểu. Tôi chưa bao giờ thấy Hoàng dối trá” [29;498]. Qua con mắt của
chính Hoàng: “Người tôi lem nhem một nỗi buồn chán. Tôi loay hoay và tôi làm
phiền nhiều người. Tại sao lại thế” [29;470].
Qua sự đánh giá, nhìn nhận của nhiều người, nhiều thời điểm khác nhau, con người Hoàng dần hiện lên ngày càng rõ nét. Các nhân vật khác như: Nhã, Thủy, Trần Bình, Tâm… trong tác phẩm cũng vậy. Nguyễn Việt Hà tuyệt đối không đưa ra lời bình luận, nhận xét nào về các nhân vật. Điểm nhìn trần thuật được luân chuyển đan xen cho các nhân vật. Chân dung nhân vật vì thế hiện lên khách quan, trung thực đúng như vốn có. Công việc còn lại là của độc giả. Mỗi độc giả sẽ dựng lên trong mình một hình ảnh khác nhau về các nhân vật này trên cơ sở những hiểu biết về nhân vật mà độc giả thu nhận được qua điểm nhìn của các nhân vật kia.
So với Cơ hội của Chúa thì Khải huyền muộn có sự dụng công hơn trong việc xác định các điểm nhìn trần thuật. Các sự vật, sự việc được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn của nhân vật, ở các thời điểm khác nhau. Với kết cấu truyện lồng trong truyện, điểm nhìn trần thuật trong Khải huyền muộn được sử dụng luân phiên từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba nhưng ranh giới giữa các điểm nhìn bị xóa mờ, không khoảng cách. Nếu không tập trung người đọc rất khó nhận biết. Ở đây các nhân vật đều có thế xưng tôi mà không lẫn vào nhau, ngược lại các nhân vật có thể lẫn vào nhau mà vẫn hợp lí.
Chương 1 của tiểu thuyết Khải huyền muộn, chuyển rất nhanh từ cảnh này sang cảnh khác, từ hiện tại sang hồi tưởng, liên tưởng và ngược lại; đồng thời các điểm nhìn trần thuật cũng liên tục thay đổi, đan xen lẫn nhau. Với kết cấu kể chuyện lời kể trực tiếp chuyển sang “lời kể” gián tiếp theo dòng chảy nội tâm, tức là những lời kể tạo hiệu quả xóa nhòa sự phân biệt giữa các vai kể chuyện, hay đúng hơn là đưa các vai đó thâm nhập vào dòng nội tâm của nhau. Chẳng hạn:
“Ở vài ba cuộc thi tôi tham dự, tôi được vào sâu vòng trong là nhờ những
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
tự mình lái xe, đương nhiên những lần ấy chúng tôi chỉ cách Hà Nội chừng bốn chục cây số. “Đến bây giờ anh mới gặp một người vừa đẹp lại vừa thông minh”
Tôi nhíu mày “Vũ là người đàn ông em yêu à?”. Nhà văn gật đầu “cũng như em, anh ta là một trong vài nhân vật chính”. Tôi đẩy nhẹ Vũ ra, khi anh hôn anh rất hay chà răng vào chũng ngực. “Vừa xinh này, vừa tài hoa này, thế thì em giống
Thúy Kiều à?”[31;13]
Chỉ một đoạn văn ngắn mà điểm nhìn trần thuật liên tục thay đổi. “Tôi” là cô người mẫu thật trong quan hệ với nhà văn. “Tôi” cũng lại là cô người mẫu- nhân vật Cẩm My trong quan hệ với nhân vật Vũ. Giữa “tôi”- cô người mẫu thật và “tôi”- cô người mẫu, nhân vật Cẩm My liên hệ với nhau, soi chiếu lẫn nhau. Có thể nói, Cẩm My chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cô người mẫu thật qua cái nhìn của nhà văn.
Câu chuyện kể về Vũ và Cẩm My có khi được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời kể của Cẩm My, có khi được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời kể cô người mẫu thật, có khi lại được nhìn nhận một cách khách quan qua ngôi kể thứ ba dưới cái nhìn của người kể chuyện.
Chương 2, phần 2.1, điểm nhìn trần thuật lại được trao cho nhân vật nhà văn. Nhà văn kể lại công việc của một nhà văn- người đang viết cuốn tiểu thuyết mà Vũ và Cẩm My sẽ là nhân vật chính. “Tôi muốn viết về công việc của một nhà văn. Nó sẽ dài khoảng năm trăm trang in. Nhà văn này nói về việc anh ta đang viết về một cuốn tiểu thuyết. Đương nhiên là cuốn tiểu thuyết ấy dang dở và anh ta bị sống lẫn vào các nhân vật. Cố nhiên là tư duy của anh ta hiện hữu độc lập với văn bản tiểu thuyết của anh ta. Việc này tương đôi khó vì anh ta luôn phải cho độc giả biết là anh ta nghĩ ra các nhân vật như thế nào (…). Cuốn tiểu thuyết của nhà văn này tập trung mô tả cuộc tình có hai người. Hai nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là một cô bé người mẫu và một trung niên trí thức rất thành danh về hoạt động chính trị. Họ chênh nhau khoảng một thế hệ, mười bảy đến hai mươi tuổi. Nhưng nếu kể mãi về chuyện tình thì cũng hơi nhàm chán nên anh nhà văn mở thêm một tuyến nữa.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Phần 2.2 của chương 2 điểm nhìn trần thuật được chuyển sang ngôi kể thứ ba về nhà văn Bạch- người đang viết cuốn tiểu thuyết trên. Cứ như thế đến chương kết, nhân vật tôi- nhà văn xuất hiện để nhìn lại công việc viết văn cũng như câu chuyện diễn ra trong cuốn tiểu thuyết; đồng thời cũng ngầm bộc lộ những suy ngẫm của mình về con người và cuộc đời.
Cách lồng ghép, luân phiên các điểm nhìn trần thuật đã tạo ra sự linh hoạt trong việc phản ánh những góc khuất của cuộc sống, góc khuất của tâm hồn con người. Hệ thống các điểm nhìn trần thuật thực chất là tổ chức cách tiếp cận hình tượng cho người đọc. Nguyễn Việt Hà đã tạo nên độ mở của các sự kiện, đưa người đọc trở thành nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Một vấn đề luôn được nhìn nhận dưới nhiều chiều độ khác nhau, không có cái nhìn toàn tri cho mọi người, không có sự xác tín của tác giả. Nhà văn cố gắng tái hiện cuộc sống trong những biến động, đổi thay, tái hiện những trăn trở, bất an trong tâm hồn mỗi người.