Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 111)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2.1 Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt

Giọng giễu nhại thường gắn liền với cảm hứng về cái hài. Đây là giọng điệu không còn xa lạ với văn học Việt Nam sau 1975. Nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện: “Hình như đang có sự cố gắng hình thành một giọng điệu mới của người viết- một cố gắng khó nhọc, chưa định hình… đó là sự xuất hiện ngày càng rõ hơn giọng điệu mỉa mai, đùa bỡn, giễu cợt, thậm chí đôi lúc “chợ búa”, có tính phá bỏ cái nghiêm nghị, mực thước, phá đổ các “thần tượng ngôn từ”… Nó đang đi đến chỗ tự

mỉa mai, tự chế giễu và ta biết điều này là hết sức quan trọng trong tự vấn ”[47].

Giọng giễu nhại có ý nghĩa lớn trong việc hạ bệ đối tượng được miêu tả. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là bức tranh phức tạp về đời sống con người, không có sự phân biệt cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và cái xấu… Tiểu thuyết của anh là tập hợp của nhiều hạng người khác nhau trong xã hội, cũng là tập hợp các phẩm chất đối nghịch nhau trong bản thân một con người và bản thân cuộc sống cũng mang nhiều mặt đối lập… Cái cười là cách tốt nhất để nhận diện cuộc sống hoàn toàn dân chủ.

Với giọng điệu này nhà văn đã công khai phơi bày sự hỗn tạp trớ trêu của cuộc đời. Bản thân là một trí thức, đã có thời gian làm một công chức của nhà nước, nhà văn chứng kiến cảnh trì đọng, nhàm chán trong cuộc sống công chức, công sở

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đãng một không khí tao đàn” [29;96], khi lại “nghèn nghẹn mùi thuốc súng

[29;96], “Ngoài hành lang, vài gã trung niên công chức vẻ mặt dâm ngầm trốn giờ

làm, lượn lờ gian giảo ngắm những cặp đùi non hớ hênh để hở” [31;3]. Điều đó có

nghĩa là anh hiểu được những ung nhọt bên trong của bộ máy hành chính.. Tác giả không ngần ngại đưa lên mặt sân những thói tật của quan chức nhà nước: “Dãy ghế hạng nhất nhan nhản những khuôn mặt nhờn tanh căng mỡ (…). Tất cả các ánh

nhìn đều giống hệt nhau. Ngầu đỏ rượu bia tăm tối dâm dục” [31;10]. Sở dĩ như

vậy là vì những nhân vật thời đại kia đều được Nguyễn Việt Hà khoác lên cho một tiểu sử tương tự gần giống nhau đầy quái đản: “ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó

giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa”[29;362]”;

Ông thạc sĩ điền kinh, sếp của liên đoàn bóng đá bị chột cả hai mắt ”[31;49]. Như

vậy, sinh hoạt của đám công chức là một vũng lầy đọng những thói nửa hay nửa dở. Những câu văn trần thuật của tác giả đọc lên khiến chúng ta phải nhức nhối, vì nó đã nói lên những thực trạng bi hài kịch, dở khóc dở cười đang tồn tại trong những công sở nhà nước hiện đại nói chung.

Tiếp nối giọng điệu này, đối tượng giễu nhại mỉa mai tiếp theo mà Nguyễn Việt Hà tập trung khai thác là những con người hiện đại. Những sự lệch pha bên trong với hình thức bên ngoài đã tạo ra nhiều hoàn cảnh trớ trêu đầy chua chát. “Bar nào của Hà Nội bây giờ cũng ngập đầy bọn choai choai. Trệu trạo nhai kẹo cao su, hút ba số thở khói vào tai bạn gái để hai đứa cùng cười. Một bàn đầy Heineken, cả

chai nguyên Johnny walker. Chắc có đứa vừa đi xuất khẩu lao động về” [29;101];

Hai thiếu nữ cầm vợt, trạc mười sáu mười bảy đi ngang liếc anh. Đó là hai tiểu

thư có mẹ buôn gia súc lớn nhất chợ Đồng Xuân Bắc Qua. Thoang thoảng trong

mùi nước hoa Pháp còn lẫn hơi phân gà tươi ” [29;107]; Đây đích thực là một thứ

đay nghiến sâu cay vào cái thú ăn chơi trác táng kệch cỡm, đua đòi của những kẻ mới mon men biết mùi của đồng tiền, đã vội nghĩ rằng, cứ có tiền đương nhiên được xếp vào hàng thượng lưu.

Lối sống phương Tây không chỉ gây ảnh hưởng tới một góc của cuộc sống mà nó có sức lan rộng, phổ quát tới từng gia đình, nếp nghĩ. Trong đó biểu tượng

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đạo đức được hiểu như một thứ thành trì kiên cố nhất cũng bị lung lay, mọi giá trị đều bị rạn vỡ, đảo lộn tan hoang. Giọng văn tưng tửng, giễu cợt pha chút xót xa ngậm ngùi của Nguyễn Việt Hà cứ từ từ xoáy sâu vào mối quan hệ dở khóc dở cười của bố mẹ Nhã: “Cô thôn nữ vùng đất chiêm trũng lấy được anh chàng sinh viên quý tộc trường Ngoại Giao chỉ vì xinh đẹp. Vụng về nữ công gia chánh và mù chữ.

Trí thức với nông dân kiểu này khó có thể liên minh. Cái liềm sẽ chặt gẫy cái bút.

Ngài vụ trưởng tương lai nhận ra điều ấy thì đã quá muộn. Đành sửa sai đời mình

bằng cách đi lòng thòng với nàng nào biết hai ngoại ngữ” [29;129]. Cũng nụ cười

mủm mỉm đầy chua chát ấy trong Khải huyền muộn ta thấy Nguyễn Việt Hà mỉa mai, giễu nhại cay độc cái ước mơ háo danh của vợ Bạch: “Cái ước mơ sẽ trở thành người sang trọng luôn giày vò vợ Bạch. Bố công nhân mẹ cũng công nhân, vợ Bạch

đã quá hiểu để khinh bỉ cái gọi là dân nghèo thành thị[31;192]. Thật đáng nực cười

cho cái ước mơ ấy. Để thực hiện ước mơ xóa đi căn rễ gia đình, vợ Bạch “cắn răng

vào học”, tìm mọi cách để học. Và khi có học thức, khi đã kiếm được tiền cô đồng

ý lấy Bạch “bởi lúc ấy cả hai người đều lầm tưởng Bạch là tài năng trẻ của nền văn

học nước nhà. Tương lai sẽ xí được một chỗ trong giới thượng lưu quý tộc mới”

[31;192]. Thế nhưng sau một thời gian không dài, cô nhận ra sự lầm lẫn mù quáng của mình rồi chối bỏ tình vợ chồng. Cô đã cầm tiền ra đi và kịp tìm được một ông chồng mới là “thương gia thành đạt người Sinh gốc Tầu” [31;211].

Sự mỉa mai giễu cợt đầy cay độc của tác giả bao trùm lên nhiều nhân vật, nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đặc biệt là nhằm vào con người với những câu chuyện lừa tình của trí thức. Người ta có thể cảm thấy vị mặn mòi trong tiếng nấc khan khe khẽ của Nhã khi mối tình đầu của cô và Lâm tan vỡ. “Anh ta được đi Hà Lan và cái passport ấy là thành công của sự lừa gạt một cô bé có ông bố quyền cao (…). Anh ta không biết mình lo cho sự nghiệp của anh ta đã đến đứt cả ruột. Vì chuyện ấy mình có thể đánh mất chính bản thân mình nhưng hy sinh tình yêu thì

không thể…Chó má. Trong tình yêu đừng nói đến cao thượng và tha thứ” [29;82].

Đó là bi kịch đầy xót xa, nhưng cũng là thái độ mỉa mai đầy chua chát Nhã dành cho sự bạc bẽo của Lâm- một trí thức có tài lừa siêu hạng.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Thầy Phi vừa dài, vừa gầy trông giống như Donquihotte xứ Mantra. Khi

Nhã tốt nghiệp thầy xấp xỉ bốn mươi. Thầy viết thư tình rất hay, có những lá thư sinh viên coi là kinh điển (…). Các nàng Dulxinea thi xong qua môn thầy, trong buổi đi chơi lần cuối tự thú nhận rằng, từ lâu thấy ở thầy hình ảnh một người anh giai. Các thôn nữ làng Tôbêxô nức nở với chàng hiệp sĩ cưỡi xe đạp không pourbaga.“Hãy coi em như người em gái” rồi đau khổ bước lên xe hoa về nhà chồng. Triết gia đứng chết lặng, lê mình vào rượu chiêm nghiệm những quy luật

vận động của cuộc sống” [29;117]. Ngẫm cho kĩ mới thấy hết được ý nghĩa đích

thực của nụ cười mà Nguyễn Việt Hà dành cho nhân vật của mình. Ấy chính là cái cười gượng gạo vì đã đẫm đầy dư vị chua chát, xót xa dành cho những mối tình chộp giật rất phổ biến kiểu lừa thầy phản bạn của những nàng sinh viên với những chàng giảng viên thời hiện đại.

Nguyễn Việt Hà thẳng thắn mỉa mai, giễu nhại thói đạo đức giả xuất hiện nhan nhản trong xã hội, đặc biệt là sự vi phạm lòng hiếu thảo- một biểu tượng của đạo đức gia đình, của truyền thống đạo lí người Việt. “Tấm gương” của gia đình Thảo là một ví dụ minh chính nhất:

Bố nó chăm bà được mười lăm năm. Chuyện bố nó chăm mẹ được đăng lên

mục “Giữ gìn truyền thống cũ” của một tờ báo Đoàn. Mẹ nó cắt bài báo ép lên khung kính treo ngay lối cửa ra vào. Phía trên bài báo là một tấm ảnh cả nhà nó đứng quay xung quanh bà nội đang móm mém cười trong bộ áo dài đại lễ màu điều

[31;26]. Nhưng chứng kiến sự “chăm sóc tận tình” của gia đình nó với bà mới thấy hết sự “hiếu thảo” của con cháu. Bà được sống trong một căn buồng “lờ nhờ sáng

hôi hám kinh khủng”, cháu “chăm” bà ăn bằng cách cho “cả mâm cơm để trong một

cái quang bằng mây. Cái Thảo đứng ở cửa buồng, lấy một cái đòn tre dài câu cái quang vào giường bà nó…Bà nó chợt sủa “gâu gâu”, cái Thảo cẩn thận nhấc cái

đòn tre ra, ở trong cái quang mây lúc này lộn xộn những bát đũa của bữa trước

[31;26].

Cái xã hội nhiễu nhương ấy, được tác giả vẽ nên bằng vô số bộ mặt. Qua giọng điệu trần thuật của tác phẩm thì vợ Vũ đã thể hiện tấm lòng của một cô con

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

dâu hoàn hảo chỉ biết bố mẹ chồng qua ảnh bằng cách “mỗi kỳ giỗ hai cụ, vợ Vũ đều làm không dưới năm mươi mâm. Chục năm lại đây, có xông xênh tiền, vợ Vũ còn

lập đàn chay gõ mõ đọc kinh Phật lầm rầm cúng trước suốt ba ngày” [31;77]. Và

sau cái hài chảy ra nước mắt ấy là một thực tại nhàu nát đến đau lòng “tiền học phí đi Mỹ của thằng Bảo, cháu nội duy nhất của hai cụ, quá nửa gom từ tiền phúng giỗ” [31;78]. Một nghĩa cử tưởng như cao đẹp hóa ra lại tầm thường nhem nhuốc, bẩn thỉu khi bị nhúng vào thuốc thử là đồng tiền.

Những câu chuyện Nguyễn Việt Hà đem ra điểm diện ấy là một trong vô khối những chuyện bậy bạ nhố nhăng của một xã hội khiến người đọc phải bật cười chua chát. Dùng cái nghịch dị, trào lộng để thể hiện đời sống, nhà văn chủ trương “vặn cổ” bài ca cuộc sống, chống lại sự đơn điệu, “lột tả” được một phần bản chất đối tượng. Giọng bỡn cợt, giễu nhại của Nguyễn Việt Hà, vừa dung hợp được cái bác học của suy tư với cái suồng sã của văn hóa bình dân- sức mạnh vô địch của trào tiếu dân gian. Với lối mỉa mai, tự nhại, văn chương chẳng những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chính những khả năng, sứ mệnh mà người ta đặt ra cho nó. Ở đây ta bắt gặp nhà tiểu thuyết giễu nhại chính bản thân mình bằng hành vi giễu nhại:

Văn chương muốn nó tươi thì phải được đùa, mà đã run rẩy rồi thì bố ai

dám đùa nữa” [31;199]. Suy nghĩ của nhà văn Bạch, phải chăng cũng chính là lối tư

duy đặc thù của tác giả tiểu thuyết Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn trong cái nhìn cuộc sống của mình. Phủ định quyết liệt cái lỗi thời, căm ghét sâu sắc sự giả dối, tiêu cực, đồi bại và phi lý. Đó là nhu cầu khẳng định cá tính riêng của mỗi nhà văn.

3.3.2.2.Giọng triết lí

Xét từ cấp độ cấu trúc, kiểu giọng điệu triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định /phủ định để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc qua đó thể hiện một cách nhìn sắc sảo và minh triết về nhân sinh.

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Giọng triết lí chỉ thực sự có được khi con người đã qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, thường có nhu cầu tự rút ra cho mình những bài học, những kinh nghiệm đã được đúc kết từ chính những trải nghiệm. Bên cạnh sự trải nghiệm, giọng triết lí thuộc về những kẻ có tư duy, có một vốn sống nhất định ngoài vốn tri thức, và quan trọng, kẻ ấy phải nếm trải những vị đắng của cuộc đời chứ không phải chỉ nhìn đời qua lăng kính màu hồng. Trước đây, ta bắt gặp giọng triết lí trong những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… họ đều là những cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam hiện đại, và hơn thế nữa, họ còn là những con người rất từng trải. Nguyễn Việt Hà cũng vậy. Những ngày tháng lăn lộn dưới gác chuông của phố nhà Chung, quăng mình trải nghiệm giữa những bon chen, toan tính của cuộc sống khiến tiểu thuyết anh có cái nhìn gần với thực tế hơn, có những thực tế tốt đẹp, nhưng cũng có thực tế khiến người ta phải thất vọng “vĩnh viễn

không bao giờ nhìn đời bằng cặp mắt xanh non” [31;478]. Vậy nhưng không có

ngôi trường nào đào luyện người ta đến hạn mức của sự trưởng thành nhanh hơn và hiệu quả hơn trường đời, cho dù, đôi khi để lớn lên, con người ta phải học những bài học rất đau đớn. Chính bằng những trải nghiệm ấy, con người ta rút ra thành những triết lí, thứ triết lí của cuộc sống chứ không phải triết lí được trích dẫn từ các khái niệm của sách vở. Thứ triết lí được xây dựng từ mồ hôi, từ nước mắt, thậm chí là từ máu. Khi những trải nghiệm được đúc kết thành triết lí, thì ắt hẳn, nó không chỉ đúng với một số ít người, mà trong những thời đại nhất định, nó sẽ đúng với đa số người, đa số hoàn cảnh, đa số thân phận của thời kì ấy.

Đọc Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn chúng ta đều nhận thấy hầu hết các mảnh vụn của hai tiểu thuyết khi được lắp ghép lại đều xoay quanh những nhân vật trẻ tuổi: Hoàng, Nhã, Tâm, Thủy, Trần Bình, Vũ, Cẩm My, Bạch... Họ đều là những người đang trên hành trình tìm kiếm, giải mã cuộc sống. Vì vậy, họ không ngừng nhập cuộc, dấn thân. Dấn thân trong tình yêu, đi theo hấp lực của đồng tiền và danh vọng. Những con người này, vì nhiều lí do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, dù là trực tiếp hay gián tiếp, họ cũng đã phải lặn ngụp giữa thời buổi “cũ mới nhập nhèm”, đã va chạm với vô số những giá trị giả dối hư ảo, đã vấp ngã

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đủ để những triết lí của họ không còn phải là những triết lí suông rỗng. Ta có thể gặp trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà những chiêm nghiệm về con người, về thói đời, về tình cảm… mà ở đâu trong các triết lí được đưa ra, ta cũng thấy được điều cần phải học hỏi.

Đây là triết lí về tình yêu: “trong tình yêu, hình như nhớ là quan trọng nhất. Nhớ nhiều nhớ dài là chung thủy. Sâu sắc nhớ là đau khổ. Chỉ khi yêu người ta mới

chung thủy và đau khổ” [31;125]

Thích có phải là đôi khi hay nghĩ hoặc nhớ về nó. Thế còn yêu chắc là liên

miên chỉ nghĩ về nó”[31;228].

Nếu Tâm nghĩ rằng: Tình yêu là một khái niệm rất đẹp. Đẹp đến mức nó chỉ

có trong tiểu thuyết. Một mớ lí thuyết lấp lánh đầy ảo tưởng[31;134], thì Nhã lại

nghiệm ra và gắn tình yêu bằng hình ảnh của một vật dụng đời thường rẻ rúng, cay nghiệt“tình yêu nhiều khi tưởng lê thê nhưng thực ra cộc cỡn như cái mini juyp của

một nàng đầm”[31;78].

Những triết lí khác nhau về tiền, về tình yêu của các nhân vật đã cho ta thấy dấu ấn cá tính khá đậm nét. Mỗi quan niệm dù đơn giản hay sâu sắc, dù khách quan hay chủ quan, dù bình thản hay chua chát đều là những thể nghiệm riêng thể hiện cách nhìn nhận của nhân vật về các vấn đề thế sự. Giọng triết lí ở đây đã cho người đọc thấy được sự chuyển biến lớn lao trong chiều sâu ý thức của nhân vật.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)