Tính chất của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1.1. Tính chất của ngôn ngữ

* Ngôn ngữ thông tục, bình dân hóa

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Việt Hà đã sử dụng ngôn ngữ này để thể hiện thực trạng xã hội hiện đại, một xã hội mà sự tha hóa nhân cách của con người đang ở mức báo động. Nguyễn Việt Hà có vẻ như không ngần ngại bê nguyên thứ ngôn ngữ mang đậm chất sinh hoạt của đời thường vào trong tiểu thuyết. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh đa sắc màu qua cách miêu tả vô cùng sinh động lí thú của tác giả “Hoàng gọi địa nguội. Dăm bông mỡ viên đã vữa. Xúc xích thâm tím. Giữa hai lát cắt là con nhặng to tổ bố nằm khá lãng mạn (…). Miếng pate ung ủng

mùi sông Tô Lịch”[29;48] Đây đích thực là cảnh sinh hoạt cũng như lối sống ở nước

ta vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ hai mươi.

Còn đây là một khung cảnh vô cùng quen thuộc mà ta có thể chứng kiến khi đến ngân hàng: “Phía sau lưng tôi một bà trung niên đang choang choác. Bà này cũng gửi tiền Mỹ. Có hai tờ trăm đô không được nhận “tôi gói nó để trong cạp quần, mồ hôi nó ra thì nó bết lại chứ sao đâu”. Bà này mếu máo trong sự đồng cảm chia sẻ có nhiều người đểu giả của đám đông xung quanh. “Tôi biết đâu hả giời. Thằng chồng tôi như thế, thằng con tôi như thế. Đáng lẽ tôi phải tin nhà nước từ lâu nhưng tôi vẫn sợ. Tôi bị bao nhiêu quả lừa rồi các ông, các bà ơi”. Trường hợp của tôi và bà tiểu thương trung niên phải gặp sếp, nếu sếp giải quyết thì ô kê con gà đen; cô nàng kế toán kín đáo nhả hột mận vẫn nhăn mặt nhưng hứa như vậy”[31;15]. Với những lời văn đầy ắp thực tại, Nguyễn Việt Hà thực sự đã làm xóa mờ hẳn ranh giới giữa tiểu thuyết và đời sống.

Trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà xuất hiện nhiều lối nói trần trụi với nhiều câu chửi thề mang đậm chất vỉa hè của những con người “giang hồ vặt”

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đã lê la, ngụp lặn đến đáy cùng của xã hội như Bích, Nam trong Cơ hội của Chúa. Đó là những người mà sự tráo trở của cuộc đời đã ít nhiều khiến họ mang trong mình sự “lưu manh”, “khốn nạn”. Chẳng hạn Khi Cẩm Ly muốn xem nội dung của phong bì có in hình Bến Nhà Rồng, Bích đáp lại: “có đếch gì mà xem, chắc lại nhố nhăng ba cái chuyện tỏ tình mờ. Cuộc đời nghĩ cũng kì những thằng ngu thì thường

đẹp giai” [29;301].

Cẩm Ly hỏi tiếp: “hồi ở ngoài Bắc chắc anh Hoàng được nhiều người mê”. Bích trả lời “có chó nào. Bọn lớp nó gọi thằng dở hơi này là tu sĩ, nói được

vài câu với đàn bà thì són đái ra quần. Chỉ được cái mẽ”[29;301].

Thứ ngôn ngữ khiếm nhã này không chỉ tồn tại trong môi trường sinh hoạt của những cư dân dưới đáy cùng của xã hội. Ngay trong lời độc thoại của Tâm, chàng thanh niên trí thức có hoài bão bị cọ sát với dòng đời nghiệt ngã cũng đã chịu sự giao thoa tiếp biến của thứ ngôn ngữ thô tục trên thương trường “Mình đã trải qua thời kỳ đánh bạc với tất cả những gì trên tay. Nhất là bét. Bây giờ không cho

phép được bét” [29;160].

Người đọc cũng bắt gặp câu chửi thề đầy tục tĩu được vuột ra từ chính Nhã với người đàn ông cô đã từng yêu thương say đắm và dâng hiến cả đời con gái của mình: “Xéo đi với bộ mặt sám hối của anh. Anh tưởng tôi không biết chửi hả. Cút

mẹ anh đi” [29;109].

Khải huyền muộn, ngôn ngữ thông tục xuất hiện ít hơn so với Cơ hội của Chúa nhưng không phải là không có. Từ nhà văn đến đám trí thức và quan chức cao cấp cũng có lúc nói với nhau bằng ngôn ngữ đó.

- Anh thì còn sợ cái quái gì. Tuổi của anh, vị thế của anh.

- Mẹ cái bọn nước ngoài (cuộc nói chuyện giữa Bạch với một nhà văn quân

đội) [31;140].

- Có lẽ chúng mình đã hiểu sai về người nông dân

- Không hiểu sai mà chẳng hiểu cái đếch gì (cuộc nói chuyện giữa Quân và

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Đây là những ngôn ngữ đối thoại mang đặc trưng của cuộc sống, trần trụi, không một chút dè dặt. Nguyễn Việt Hà không “tô hồng” cho nhân vật của mình mà để cho nhân vật của mình tự nói những gì mà mình suy nghĩ. Chúng ta có thể nghe nhan nhản những câu chửi, câu đệm như vậy ở bất cứ đâu từ quán nước vỉa hè, đến quán cà phê sang trọng, từ bệnh viện đến công sở nhà nước… và ngay trong chính bản thân mình. Đó là một thói quen xấu, nhưng nó là cái phần “người” tự nhiên nhất. Sử dụng vốn từ thông tục cũng tức là Nguyễn Việt Hà đã để cho cuộc sống “lộ diện” đến mức chân thật nhất trong tác phẩm của mình.

* Ngôn ngữ vay mượn lai căng

Bên cạnh việc sử dụng lớp từ vựng thông dụng có ý nghĩa toàn dân, xu hướng của tiểu thuyết hiện đại là mở rộng du nhập các lớp từ vựng, thuật ngữ đặc tuyển. Cách sử dụng hợp lí các thuật ngữ và lớp từ vựng này thể hiện trình độ văn hóa và cách tư duy của người viết, thể hiện cách ứng xử của người viết đối với ngôn ngữ. Nó có thể khiến cho người đọc thích thú nhưng nó cũng có thể khiến cho người đọc khó chịu vì có lúc đọc nhưng người ta cảm thấy khó mà hiểu được nhà văn đang nói gì với mớ ngôn ngữ ấy.

Nguyễn Việt Hà tự nhận mình là người công giáo và trong hai tác phẩm anh tỏ ra có một vốn hiểu biết sâu rộng về tôn giáo và triết học, nhưng lại không chuyên về một tôn giáo nhất định mà đa chiều tích hợp cả hai nền triết học Phương Tây và Phương Đông, cả Thiên Chúa giáo, Nho giáo, Phật giáo cả Thiền học và Kinh Dịch. Chính sự kết hợp này đã đưa đến sự xuất hiện phong phú và đa dạng các thuật ngữ tôn giáo trong cả hai cuốn tiểu thuyết. Người ta có thể đọc được những đoạn thiền của Suzuki bàn về giáo lí nhà Phật, các tích trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo ngay trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.

Cùng với việc vay mượn các thuật ngữ tôn giáo, lối kể chuyện của Nguyễn Việt Hà có thể gây ra ít nhiều khó chịu khi anh sử dụng một thứ ngôn ngữ hổ lốn cả Tây, Tầu lẫn Ta. Các thuật ngữ, lớp từ vay mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà xuất hiện với tần xuất khá lớn: “Barker đã và sẽ là

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

có một góc tủ riêng và đôi khi phải vay nhau cả giấy toillette” [29;302]; “Về sau

theo Barker nói tôi đã để lại cho ông ta một spécia impression” [29;306].

Việc pha trộn ngôn ngữ khác nhau trong đối thoại thường ngày theo biện giải của chúng tôi có thể sử dụng đối với một số trường hợp ngoại lệ, đó là những người đã thừa hưởng nền “giáo dục kép” như bố Hoàng: dường như đã trở thành phổ biến, quen thuộc của lớp trẻ: “Bố xúc động, ông ký nhà băng thời Tây là cán bộ

ngân hàng lưu dung thời ta đã về hưu chào con giai mình bằng tiếng Pháp

[29;115]; hoặc những người đã thực sự xâm nhập nền văn minh phương Tây bằng nhiều hình thức (du học, xuất khẩu lao động) như Tâm hay Trần Bình, và những người như Nhã do yêu cầu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên việc ngôn ngữ Anh, Pháp liên tục được Nguyễn Việt Hà ném lên trên trang viết, đặt vào cửa miệng của những người trẻ tuổi cho thấy việc pha trộn ngôn ngữ trong giao tiếp đối thoại thường ngày dường như đã trở thành phổ biến, một kiểu chứng tỏ tư duy nhạy bén và thời thượng của con người.

- Mình thực sự bất ngờ đấy

- (…)

- No it is only friend ship[29;72].

- Cậu Hoàng tôi ngồi thế này mà cậu dám ngồi thế hả

- I’m very sorry[29;251]

Thứ ngôn ngữ lai căng không chỉ tồn tại trong khẩu ngữ thông thường của giới trẻ mà nằm ngay cả trong khuôn miệng của nhân vật quan lớn, chủ nhân của ngôi biệt thự sang trọng gây hiệu ứng cao trong việc giễu nhại chính cách dùng từ của nhân vật: “Việc của tôi là chỉ đọc hai bài đít cua cho buổi khai mạc và bế mạc dài chừng hai trang rưỡi A bốn. Tôi không cần hiểu mình đọc gì nhưng tôi cần cái

prononciation, làm sao cho cái giọng đỡ bồ” [31;257].

Ngoài ra phải kể đến hàng loạt những tên riêng nước ngoài được dùng với tư cách như những điển cố mới: Dieter Bahlen, Edison, Suzuki, Bethoven, Alexande Dumas… Rồi các nhãn mác rượu Tây như Jonhny, Walke, Wisky, Cognac,

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Henessy, Remy Martin, Ara rate, Napoleon, Chivas Regal; các tên thuốc lá ngoại Hero, Dunhill, Marlboro…

Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà, ngoài việc sử dụng tiếng nước ngoài trong đối thoại với lời Việt như một song ngữ còn coi ngoại ngữ như là một phương cách để suy tư, chiêm nghiệm, triết lí về cuộc sống: “Người ta tìm mọi cách vớt thi

sĩ lên. Hỏa táng hài cốt cho vào bình nhựa tổng hợp. Such as life. Nhân loại đầy

rẫy những kẻ cẩn thận”[29;145]; “Giờ đây thành công của hôn nhân duy nhất phụ

thuộc vào hồi môn đằng vợ, ở luận cứ này, đã bộc lộ sự ngu dốt về tư duy kinh tế

của Bích nói riêng và của artist nói chung. Money is money” [29;243]; “Con còn

tình yêu. Hãy yêu như con đã từng yêu. To live is to pray”[29;309].

Sau thành công với Cơ hội của Chúa đến Khải huyền muộn, nhà văn liên tục cho các từ vay mượn xuất hiện theo cách phát âm hồn nhiên của nhân vật: méc

xi, thanh kiu, nỉ hảo, xia xia, mô bai, đì lây, đề pa, xếch xi, năm bờ oăn, ai ty, ếch

xeo, mai cờ rô xốp, ai em pho ty bất ai sâu răng…Phải chăng đó là một cách mà

giới trẻ muốn “Việt hóa” từ mượn?

Bên cạnh đó, người đọc còn nhận thấy trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã để nhân vật sử dụng lượng thuật ngữ, thành ngữ Hán Việt tương đối lớn. Mục đích sử dụng thuật ngữ Hán Việt không phải làm tôn thêm giá trị trang trọng cho nhân vật. Ngược lại khi đối sánh với nhân vật, tình huống sự kiện chúng tôi nhận thấy hệ thống từ Hán Việt này không còn nguyên giá trị vốn có của nó nữa. Ẩn sau lớp từ ấy là sự “suồng sã hóa”cùng nụ cười, hài hước mà Nguyễn Việt Hà muốn nhấn mạnh mỉa mai, giễu cợt những thói lố bịch, nhố nhăng rởm đời: Bình tĩnh một lúc,

ái nữ hỏi thân mẫu “Bố đâu”. Xã đội trưởng phu nhân giơ tay chỉ về phía nhà vệ

sinh công cộng…[29;46].

- Nhạc phụ ậm ừ lấy lệ. Nhạc mẫu xởi lởi. (…). Hai mươi nhăm năm trước,

nàng sơn nữ thượng nguồn Đà Giang phải lòng chàng miền xuôi thầy giáo huyện.

Một tình sử tương đối phổ cập trong thập kỉ sáu mươi [29;54].

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Những câu văn này đã cho thấy sự “giao thoa” ngôn ngữ đã đạt đến mức tối đa. Giới trẻ hào hứng đón nhận nó và Nguyễn Việt Hà đã không quên để họ thể hiện trình độ học vấn cũng như chất hiện đại trẻ trung của mình qua vốn ngôn ngữ đó. Với nhiều độc giả khó tính họ có thể không chấp nhận một lối hành văn như vậy. Tuy nhiên theo chủ quan của chúng tôi, trên phương diện này tác giả đã rất tinh tế và nhanh nhạy khi nắm bắt chính xác xu hướng trong xã hội thời kì chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Người đọc thấy hiện lên trong tác phẩm của anh hiện thực của đất nước thời kỳ đổi mới, chính sách mở cửa trên mọi phương diện đã tạo điều kiện cho văn hóa và văn minh các nước du nhập, bên cạnh đấy là tâm thế sẵn sàng đón chờ và tiếp nhận sự du nhập ấy một cách chủ động của con người. Để cho nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ với các ngôn ngữ khác ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên trang viết mà không cần dụng công gọt dũa là cách Nguyễn Việt Hà thể hiện bộ mặt của xã hội đương thời đồng thời mang hiệu quả thẩm mĩ cho tiểu thuyết của anh.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)