Nhân vật dấn thân và hoài nghi

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 46)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.1 Nhân vật dấn thân và hoài nghi

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Nhịp sống hiện đại đang diễn ra nhanh đến chóng mặt nên con người cũng phải chớp lấy mọi thời cơ có thể. Cuộc sống không dừng lại để họ có thời gian suy nghĩ và lựa chọn nên họ phải dấn thân và chấp nhận. Nguyễn Việt Hà đang sống trong xã hội hiện đại, anh đã từng chứng kiến sự biến đổi lớn lao của đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, anh đã từng cảm nhận rõ những cơn lốc xoáy của thời kỳ đất nước phát triển. Bản thân anh cũng là một con người trong xã hội hiện đại nên anh hiểu rõ con người trong xã hội này. Vì vậy các nhân vật trong cả

Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn đều là những con người hiện đại đại diện cho sự dấn thân, thường xuyên va đập với hiện thực, song ở đâu đó trong họ vẫn mang ám ảnh về những điều không biết, không hiểu và không thể. Họ hoài nghi, mất niềm tin ở chính bản thân mình cũng như cuộc sống xung quanh về những điều đã qua, chưa tới hay ngay cả trong hiện tại. Càng hiểu biết, có tri thức họ lại càng hoài nghi.

Nhân vật Tâm trong Cơ hội của Chúa được Nguyễn Việt Hà miêu tả là một chàng trai trẻ có bản lĩnh, thông minh, có sự quyết đoán. Tâm có khả năng thích ứng rất nhanh với sự biến đổi chóng mặt của vòng xoáy xã hội. Nếu như giảng đường đại học là mơ ước của bao thanh niên lúc bấy giờ thì Tâm lại dứt khoát vứt bỏ để đi lao động tại Đông Âu. Vào thời điểm ấy đi lao động Đông Âu đang là “mốt”. Tâm chấp nhận từ bỏ tình yêu, chấp nhận sự thất vọng của gia đình, chấp nhận từ bỏ cuộc sống bình lặng để dấn thân đến một nơi xa lạ. Nơi đó Tâm sẽ thực hiện khát vọng của mình. Cuộc sống ở Đông Âu không phải màu hồng nhưng anh đã dám đến và dám sống chung với nó. Tâm làm mọi việc một cách liều lĩnh để có thể kiếm tiền ngay cả trong những phi vụ buôn lậu nguy hiểm đến tính mạng. Và trở về nước với một chút vốn, Tâm quyết tâm mở một cửa hàng cà phê cho Phượng bán, hơn nữa anh còn mở một công ty riêng và xoay sở mọi cách để tồn tại. Những việc làm đó của Tâm cho thấy rõ anh là người quyết đoán và dám mạo hiểm. Tuy nhiên không phải lúc nào Tâm cũng liều lĩnh. Có lần anh nhận định “Trần Bình nhường cho tôi một mối làm ăn, nếu gọi đúng tên phải kêu là buôn lậu…Khả năng sinh lời lên tới

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Những lúc như vậy bằng sự thông minh nhạy bén Tâm không thể liều lĩnh đươc. Đã từ bỏ rồi nhưng Tâm luôn có sự băn khoăn “lẽ nào tôi chịu nghèo hèn khi tôi mạnh

và nhanh không kém những kẻ khác đang giàu có tại sao người ta giàu được mà

mình không giàu” [29;292]. Những băn khoăn ấy là động lực để anh quyết tâm làm

giàu nhưng khi thất bại thì Tâm lại hoài nghi. Có lúc anh đánh mất niềm tin vào mình, không hiểu được thế giới mình đang sống, những việc mình đang làm và rơi vào siêu hình. “Hay có trở ngại về một vấn đề siêu hình?” [29;305].

Song hành cùng với sự nghiệp thì những người trẻ tuổi đó cũng dấn thân vào tình yêu. Dù đó là tình yêu tận hiến hay tình yêu vụ lợi thì họ vẫn luôn không thôi ám ảnh hoài nghi. Hoàng và Thủy yêu nhau say đắm. Thủy- cô sinh viên ngây thơ trong sáng đã bất chấp tất cả, thái độ không ưa của bố đẻ cô với Hoàng, lời dị nghị về Hoàng của bạn bè và những hành động khác người của Hoàng mà Thủy đã chứng kiến. Thủy vẫn yêu Hoàng. Vậy nhưng ba năm yêu Hoàng cũng là ngần ấy thời gian Thủy luôn luôn phải sống trong trạng thái hoài nghi về tình yêu đó. Lúc mới yêu cô đã tự hỏi: “Không hiểu sao em lại yêu anh” [29;58]. Yêu nhau rồi Thủy vẫn không khỏi day dứt: “Lần đầu tiên trông thấy anh, em đã yêu anh. Em nhớ anh khủng khiếp. Chỉ vì nhớ anh mà em phải thi lại môn lịch sử Đảng…thế mà bây giờ

em lại hoang mang”[29;98 ]. Cho đến phút cuối cùng khi quyết định chia tay Hoàng

và tình yêu đầu, Thủy vẫn đau đớn tự hỏi trong nước mắt: “Trời ơi, không hiểu tại

sao em lại yêu anh?” [29;165]. Đến như Hoàng, người con trai hiền lành thật thà,

cũng yêu Thủy một cách chân thành. Anh cảm thấy vô cùng vui sướng và hạnh phúc khi có được tình yêu đó. Với anh, tình yêu của Thủy đã cứu rỗi linh hồn anh. Nhưng không phải lúc nào Hoàng cũng hoàn toàn tin vào tình yêu đó. “Đã từ lâu mình linh cảm thấy sự mong manh dễ vỡ. Thực ra mình có gì để đến với em”

[29;254]. Phải chăng đây là bản chất của tình yêu, cũng là tâm lí của người đang yêu.

Trước tình yêu dường như con người là vô minh, thừa nhận những giới hạn của nhận thức. Một người thông minh sắc sảo như Nhã cũng đã lao vào tình yêu mà bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên của bạn bè. Kết cục Nhã đã phải ngạc nhiên và

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

đau đớn khi Lâm đổi tình yêu lấy xuất đi du học Hà Lan “Anh ta không biết rằng

mình lo cho sự nghiệp của anh ta đến đứt cả ruột” [29;82]. Và Nhã lại nghi ngờ

tình yêu. Nhã nghi ngờ tất cả bọn đàn ông, trừ Hoàng. Cô nghi ngờ những tình yêu đẹp như cổ tích mà ngày xưa cô từng mơ mộng. Phải chăng cuộc sống hiện đại là vậy. Nó buộc người ta phải dấn thân nhưng nhiều lúc nó cũng phức tạp, khó hiểu đến mức khiến người ta phải nghi ngờ.

Trong Khải huyền muộn các nhân vật không hoàn toàn là những người trẻ. Họ đã từng trải, nghĩa là họ đã, đang dấn thân bởi vậy họ có nhiều sự hoài nghi. Vũ là một quan chức cấp cao ngành thể dục thể thao, về đảm nhận công tác ở lĩnh vực này Vũ biết được bản chất của nó, thấy được ung nhọt của nó. Nhưng Vũ chấp nhận như một sự dấn thân. Nhưng càng dấn thân vào con đường hoạn lộ, Vũ càng hoài nghi chính nó. Có lúc Vũ hoài nghi cả bản thân mình, liệu mình có phải trí thức. Có những việc Vũ biết mình sai nhưng Vũ vẫn làm. Liệu đó có phải sự dấn thân? Vũ càng suôn sẻ trên con đường danh lợi thì lại càng cảm thấy bế tắc, có lúc thấy chán nản. Và việc Vũ tìm đến Cẩm My cũng như hành trình đi tìm cụ linh mục tên Đức phải chăng là cách Vũ muốn thoát ra khỏi sự dấn thân của mình? Vì xét ở một góc độ nào đó tình yêu mà Cẩm My dành cho Vũ là một sự dấn thân. Bởi Cẩm My yêu Vũ mà không cần biết Vũ là ai. Khi biết Vũ đã có vợ con, Cẩm My vẫn tiếp tục lặn lội trong tình yêu đó. Cẩm My biết Vũ sẽ không thể bỏ vợ và con để đến với cô và cô cũng không bao giờ đòi hỏi. Chính vì vậy mà Cẩm My vẫn từng băn khoăn tự vấn: “Em yêu anh và em cũng không hiểu tại sao em yêu anh nhanh đến vậy. Nhưng

tại sao em yêu anh thì em không biết” [31;118].

Đặc biệt trong lĩnh vực văn chương, chúng ta nghĩ rằng ở đó nhà văn có quyền được lựa chọn và khi đã lựa chọn thì không còn hoài nghi nữa. Vậy mà Nguyễn Việt Hà lại có một quan điểm khác. Viết văn cũng là một sự dấn thân. Và đó là sự dấn thân vào con đường văn chương, chấp nhận những quy luật của văn chương. “Là nhà văn thì phải viết”[31;135]để giao tiếp, để giải tỏa nhưng rồi có lúc nhà văn lại hoài nghi tự hỏi: “tại sao nhà văn lại phải viết”[31;137], có lúc nhà văn ao ước: “làm sao được trở thành nhà văn mà vô ngôn”[31;143].

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Vừa dấn thân, vừa hoài nghi đây là sự mâu thuẫn, phức tạp của con người hiện đại. Sống trong xã hội rộng lớn đầy những bất an này con người hiện đại rơi vào những bi kịch. Họ tưởng họ là kẻ mạnh nhưng dần dần họ nhận ra họ bất lực trước cuộc sống. Có những điều họ không thể lý giải nổi. Vì thế để sống họ phải dấn thân nhưng càng dấn thân họ lại càng hoài nghi về bản thân mình, hoài nghi về cuộc sống. Phải chăng Nguyễn Việt Hà muốn bày tỏ tâm trạng bất an của con người trước cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Trang 46)