Độingũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 61)

3.2.4.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên a. Cơ cấu tuổi

Cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên rất trẻ, nhóm có độ tuổi dưới 30 chiếm tới 38.66%. Nguyên nhân của tình trạng này là do từ khi thành lập đến nay, trường liên tục phải tuyển giảng viên, dẫn đến tỷ lệ giảng viên trẻ tăng cao. Nhìn vào cơ cấu giảng viên chủ chốt nằm trong độ tuổi từ 30 – 50, ta thấy trường đang thiếu lực lượng giảng viên chủ chốt một cách nghiêm trọng nếu xét đến việc khả năng lên lớp của nhóm giảng viên trẻ còn rất thấp do chủ yếu là giảng viên tập sự và nhóm giảng viên sắp đến tuổi về hưu còn khá cao.

Biểu đồ3.1: Cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh. b. Cơ cấu giới

Tỷ lệ nam/nữ hiện nay đang tương đối cân bằng nhưng trong thế hệ giảng viên trẻ thì nữ nhiều hơn nam (bảng 3.3). Điều này xuất phát từ thực tế là yêu cầu của việc tuyển giảng viên ngày càng cao, những nam sinh viên giỏi thường tính việc ra ngoài làm chứ không muốn làm giảng viên. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm trong trường và đối với riêng việc đào tạo thì hiệu quả đào tạo sẽ có thể giảm do giảng viên nữ trẻ thường hay vướng bận gia đình. Nên việc bố trí thời gian cho đào tạo bị ảnh hưởng

c. Cơ cấu loại lao động

Hiện nay, việc quản lý đội ngũ giảng viên tương đối thuận lợi vì đội ngũ có tính ổn định cao, hầu hết là giảng viên biên chế và được ký hợp đồng dài hạn, chỉ có 1 giảng viên ký hợp đồng ngắn hạn. Như vậy, việc đào tạo đội ngũ giảng viên cũng sẽ thuận lợi vì hầu như toàn bộ giảng viên đều thuộc nhóm cơ hữu của trường. 3.2.4.2. Trình độ của đội ngũ giảng viên

a. Phân loại theo học vị

Nhìn vào biểu đồ 3.2, ta thấy tỷ lệ cử nhân rất cao. Đây là kết quả của quá trình tập trung tuyển dụng giảng viên giai đoạn vừa qua. Mặt khác, cơ cấu giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ còn thấp. Với cơ cấu học vị như vậy thì chất

< 30 tuổi 38.66% 30 -50 tuổi 43.30% > 50 tuổi 18.04%

lượng đào tạo không thể khẳng định là cao được. Mặt khác, cơ cấu này cũng quá thấp so với yêu cầu nhà trường đặt ra đến năm 2020 toàn trường có 90% cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ trở lên.

Bảng 3.3: Cơ cấu đội ngũ giảng viên

Chỉ tiêu Nam Nữ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ

<30 24 51 50 25 0

30-50 39 45 36 42 6

>50 23 12 16 17 2

Tổng 86 108 102 84 8

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu học vị của đội ngũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

b. Phân loại theo ngạch giảng viên

Nhìn vào cơ cấu ngạch giảng viên, ta thấy tỷ lệ giảng viên chính còn rất thấp, lực lượng chủ yếu trong đội ngũ giảng viên là giảng viên thông thường. Cơ cấu ngạch giảng viên cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu phấn đấu đến 2020 là 35% có chức danh giảng viên chính trở lên.

Thạc sĩ 43.30% Cử nhân 52.58% Tiến sĩ 4.12%

Biểu đồ3.3: Cơ cấu ngạch giảng viên của trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh trình độ đội ngũ giảng viên nhìn chung đều cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập và đây là cơ sở để nhà trường tập trung vào công tác đào tạo đội ngũ này nếu muốn đạt được những mục tiêu nhà trường đã đề ra cho năm 2020.

3.3. Phân tích thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của trường

3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Trong lĩnh vực chuyên môn, nhu cầu đào tạo thường do chính các giảng viên tự xác định. Các khoá đào tạo chủ yếu do giảng viên tự tìm, chỉ có một số ít là học bổng được cấp cho trường, khi đó trường sẽ báo về các đơn vị để các giảng viên đăng ký và dự tuyển.

Bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn, trường còn mở các lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tiếng Anh và tin học cho đội ngũ giảng viên. Đối với các lớp nghiệp vụ sư phạm và tin học, do tất cả giảng viên trong trường đã được đào tạo trước đó (đã có chứng chỉ) nên hàng năm, trường chỉ mở lớp cho những cán bộ mới được tuyển.

Nhà trường có yêu cầu giảng viên lập kế hoạch công tác hàng năm, trong đó có mục liên quan đến kế hoạch đào tạo, phấn đấu cá nhân nhưng kế hoạch này không có sự trợ giúp nào.

Việc xác định nhu cầu chưa thực sự dựa trên cơ sở phân tích công việc, phân tích nhu cầu giảng viên của trường và đánh giá thực hiện việc giảng dạy.

GV chính 13.4% GV 70.62% GV tập sự 15.98%

Có ý kiến cho rằng việc xác định nhu cầu sẽ không cần thiết nếu tiến hành việc tuyển giảng viên một cách chặt chẽ, sao cho người được tuyển có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, điều này thực sự không chính xác. Thực tế là hầu hết các giảng viên khi bắt đầu giảng dạy đều chưa được học tập về phương pháp sư phạm. Mặt khác, ngay cả khi đã đáp ứng được các yêu cầu hiện tại về giảng dạy thì người giảng viên, trong môi trường khoa học liên tục biến đổi vẫn có nhu cầu học tập.

Điều này được minh chứng rõ qua kết quả điều tra (phiếu điều tra: Phụ lục 1) của tác giả, trong 124 giảng viên trả lời, có những người cho mình đáp ứng rất tốt, tốt hoặc đạt yêu cầu với việc giảng dạy vẫn có nhu cầu cần được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học…

Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa mức độđáp ứng yêu cầu giảng dạy với nhu cầu

đào tạo các lĩnh vực của giảng viên Mức độ đáp ứng Số người Có NC CM Có NC SP Có NC NN Có NC TH Có NC khác SL % SL % SL % SL % SL % Rất tốt 10 7 70 2 20 6 60 3 30 5 50 Tốt 23 18 78.26 11 47.83 15 65.22 11 47.83 3 13.04 Đạt YC 78 66 84.62 53 67.95 49 62.82 35 44.87 0 0 Ít 12 12 100 12 100 12 100 9 75 0 0 Rất ít 1 1 100 1 100 0 0 0 0 0 0 Tổng số 124 104 83.87 79 63.71 82 66.13 58 46.77 8 6.45 Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Nhu cầu được đào tạo về chuyên môn là cao nhất đã phản ánh sự cần thiết của việc đào tạo cũng như cho thấy giảng viên đã nhận thức được việc phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn. Mặt khác, nhu cầu được đào tạo về sư phạm cũng rất cao chứng tỏ hầu hết giảng viên khi về giảng dạy chưa được đào tạo về sư phạm.

Kết quả của việc xác định nhu cầu như trên dẫn đến tình trạng nhiều người có nhu cầu được bồi dưỡng thì không được nhà trường đào tạo, trong khi có người không có nhu cầu thì lại được đào tạo.

Tổng hợp điều tra về nhu cầu đào tạo các lĩnh vực của giảng viên trong trường Đại học Hà Tĩnh và thực tế triển khai việc đào tạo của nhà trường cho thấy mối quan hệ giữa việc đào tạo và nhu cầu của giảng viên như sau:

Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa việc đào tạo và nhu cầu của giảng viên

Chỉ tiêu CM SP NN TH Khác

Có nhu cầu không được đào tạo 19 17 21 9 0

Có nhu cầu 104 79 82 58 8

Có nhu cầu nhưng lại đào tạo lĩnh vực khác 12 20 21 7 0

Số lượng được đào tạo 85 62 61 49 0

Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Biểu đồ 3.4: Mối quan hệ giữa việc đào tạo và nhu cầu của giảng viên

Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Chú thích: Tỷ lệ có nhu cầu nhưng không được đào tạo là tỷ lệ những người trả lời có nhu cầu đào tạo nhưng hoàn toàn không được nhà trường đào tạo trên tổng số người trả lời có nhu cầu. Tỷ lệ đào tạo không đúng nhu cầu là tỷ lệ những người có nhu cầu về một lĩnh vực nào đó được nhà trường đào tạo nhưng không đúng lĩnh vực mà mình có nhu cầu trên tổng số người được đào tạo tương ứng từng lĩnh vực.

0 5 10 15 20 25 30 35 NC CM NC SP NC NN NC TH 18.27 21.52 25.61 15.52 14.12 32.26 34.43 14.29 %

3.3.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

3.3.2.1. Xác định mục tiêu

Quan điểm của nhà trường trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

được thể hiện rất rõ trong 5 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các hoạt động của trường ĐH Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020, mà cụ thể là chương trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường. Một trong các mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ một cách hợp lý về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng, có tính kế thừa, có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng cao, đủ sức hội nhập khu vực và thế giới. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong chương trình này đã bắt đầu hé mở mục tiêu của công tác đào tạo. Tuy nhiên, đây vẫn không phải mục tiêu của công tác đào tạo. Mặt khác, thực tế là những chỉ tiêu này chưa được xác định một cách khoa học dựa trên đánh giá đội ngũ giảng viên mà còn mang yếu tố chủ quan dựa trên mong muốn của cấp lãnh đạo.

Bên cạnh mục tiêu chung, việc xác định mục tiêu cho từng chương trình đào tạo cũng chỉ được thực hiện một phần. Đối với 2 lĩnh vực đào tạo cụ thể về Tin học và Tiếng Anh thì việc xác định mục tiêu khá tốt. Với lớp đào tạo về Tin học cho giảng viên, mục tiêu được xác định là cung cấp những kỹ năng sử dụng những phương tiện hiện đại trong giảng dạy như Máy chiếu, Video, Máy tính… Lớp bồi dưỡng Tiếng Anh được xác định mức tối thiểu cần đạt được cho từng khoá là trình độ B. Tuy nhiên, với khoá bồi dưỡng chuyên môn và sư phạm thì việc xác định mục tiêu hầu như không được thực hiện, người học không thấy mục tiêu được xác định là gì.

Như vậy, việc xác định mục tiêu cho từng khoá học chưa rõ ràng.

Để biết mục tiêu của các giảng viên khi tham gia những khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, tác giả sử dụng kết quả tổng hợp phiếu điều tra giảng viên về mục tiêu của những khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, như sau:

Bảng 3.7: Mục tiêu tham gia những khoá đào tạo mà nhà trường tổ chức

(người)

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực CM hiện tại 85 86.73

Mở rộng lĩnh vực CM đang đảm nhiệm 36 36.73

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực CM khác 5 5.1

Chuyển lên chức danh cao hơn trong ngạch giảng viên 17 17.35

Thăng tiến hoặc thay đổi công việc trong trường 9 9.18

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường 21 21.43

Khác 2 2.04

Tổng số 98 100

Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Các mục tiêu như tăng cường và mở rộng khả năng giảng dạy hiện tại được lựa chọn rất nhiều còn mục tiêu chuyển lĩnh vực chuyên môn giảng dạy thì tỷ lệ chọn lựa lại thấp hơn hẳn.

3.3.2.2. Xác định đối tượng

Khi có các chương trình đào tạo, chủ yếu các giảng viên tự đăng ký hoặc nhà trường tổ chức việc đào tạo theo nhu cầu của giảng viên. Như vậy việc xác định đối tượng hầu như không được thực hiện.

Điều này đặc biệt đúng với đào tạo lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, giảng viên khác với những người lao động bình thường trong các tổ chức. Họ là những người tự chủ, tự giác và là người hiểu rõ nhất mình cần được bồi dưỡng chuyên môn ở mức độ nào. Mặt khác, phạm vi đào tạo về chuyên môn trong trường lại tương đối hẹp, thường nằm trong phạm vi tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn khác nhau thì lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo cũng khác nhau. Vì vậy, nhà trường rất khó trực tiếp quản lý việc xác định đối tượng đào tạo cho những lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn.

Còn đối với những lĩnh vực đào tạo khác, đối tượng được xác định một cách hình thức là những người chưa có chứng chỉ (chủ yếu là những giảng viên mới tuyển), nhà trường chưa quan tâm nghiên cứu xem thực sự những ai cần đi học. Đối

với bồi dưỡng Tiếng Anh thì tuy có phân chia nhóm để đào tạo (cho người lớn tuổi, cho cán bộ đạt trình độ nhất định…) nhưng lại tiến hành phân bổ chỉ tiêu cho từng đơn vị, rồi cho đăng ký chứ không xác định được cụ thể nhu cầu là bao nhiêu, người học là ai. Việc xác định đối tượng chủ yếu chỉ làm căn cứ trên học vị, những chứng chỉ cần thiết mà chưa xem xét đến nhu cầu và khả năng thực sự.

3.3.3. Xây dựng chương trình và la chọn phương pháp đào tạo

Đối với đào tạo chuyên môn, nhà trường chủ yếu giao cho các khoa tự xây dựng chương trình đào tạo, phương án tổ chức, trình lên nhà trường phê duyệt. Các hình thức đào tạo thường thấy là cử người hướng dẫn những cán bộ trẻ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, toạ đàm khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo, cử đi học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Đối với bồi dưỡng các nghiệp vụ khác như sư phạm, tiếng Anh, tin học thì thường do nhà trường mà cụ thể là Phòng Tổ chức trực tiếp đảm nhận. Chương trình đào tạo thường do phía đối tác đưa ra. Việc chọn đối tác cũng được thực hiện theo thông lệ, năm trước làm như thế nào thì năm sau cũng làm như vậy. Chương trình đào tạo về nghiệp vụ sư phạm do Khoa sư phạm – ĐH Vinh cung cấp, chương

trình đào tạo tiếng Anh, tin học do Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đảm nhận. Mục

tiêu tổ chức lớp cũng chỉ đạt tới mức sao cho giảng viên tham gia lớp đạt được các chứng chỉ bắt buộc đối với giảng viên.

Điều tra các phương pháp đào tạo đã áp dụng đối với giảng viên tham gia các khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, trong số 91 người được đào tạo chuyên môn và 89 người được đào tạo ngoài chuyên môn, được thể hiện dưới đây:

Bảng 3.8: Các phương pháp đào tạo được sử dụng

ĐVT: người Chỉ tiêu Hướng dẫn Bồi dưỡng ngắn hạn Tọa đàm khoa học Đào tạo dài hạn Hội nghị hội thảo Khác Đào tạo CM 39 27 78 4 19 8

Đào tạo ngoài CM 0 74 25 0 6 0

Kết quả thu được cho phép ta đánh giá được tần suất sử dụng các phương pháp đào tạo nói trên.

Biểu đồ 3.5: Tần suất sử dụng các phương pháp đào tạo

Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Kết quả điều tra cho thấy, phương pháp đào tạo phổ biến mà nhà trường sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn là cử người hướng dẫn và bồi dưỡng ngắn hạn. Còn phương pháp chủ yếu trong những lĩnh vực ngoài chuyên môn như sư phạm, tin học… là bồi dưỡng ngắn hạn (2-3 tháng/lớp). Sự lựa chọn này rất hợp lý vì đối với đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn thì cử người hướng dẫn sẽ giúp giảng viên nhanh chóng tiếp cận với công việc. Còn đối với tin học, sư phạm thì chỉ cần một khoảng thời gian vài tháng học tập, không cần chuyên sâu. Việc đi bồi dưỡng ngắn hạn sẽ giúp nhà trường và giảng viên dễ dàng thu xếp công việc để theo học. Chương trình đào tạo thì nhà trường khoán cho đối tác cung cấp còn nhà trường chưa tự xây dựng chương trình riêng cho việc đào tạo giảng viên của trường.

Ngoài ra, như đã đề cập ở phần giới thiệu, trường đại học Hà Tĩnh vừa mới được thành lập vì thế chưa có đủ điều kiện để tiến hành việc đào tạo sau đại học cho

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Hướng dẫn Bồi dưỡng ngắn hạn

Toạ đàm khoa học

Đào tạo dài hạn Hội nghị, hội thảo Khác 42.86 29.67 85.71 4.4 20.88 8.79 0 83.15 28.09 0 6.74 0 %

giảng viên, đồng thời việc cử giảng viên tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)