Kinh phí cho đàotạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 71)

Nguồn kinh phí chi cho đào tạo đội ngũ giảng viên có thể lấy từ nguồn thu của trường và của từng khoa. Tuy nhiên, nguồn thu thường chỉ dùng hỗ trợ một phần cho các hoạt động sinh hoạt khoa học hay bồi dưỡng giảng viên và không thể thống kê được. Nguồn kinh phí cấp trường chi cho công tác đào tạo đội ngũ GV được lấy trong khoản Ngân sách cấp (theo chương trình mục tiêu Quốc gia và Ngân sách của Tỉnh).

Biểu đồ3.6: Kinh phí chi cho đào tạo giai đoạn 2008 - 2012 300 300 300 600 600 167.795 331.569 401.883 481.75 526.4 0 100 200 300 400 500 600 700 2008 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Kế hoạch Thực chi

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính, trường ĐH Hà Tĩnh

Nhìn vào thông số của việc chi cho đào tạo, ta có thể thấy rằng việc dự tính kinh phí thực sự chưa được quan tâm. Nguồn kinh phí được cấp gần như cố định qua các năm. Ngân sách cứ cấp kinh phí theo thông lệ hàng năm còn nhà trường thì cứ chi, chỉ cốt sao cho các khoản chi nằm đúng trong khuôn khổ cho phép. Điều này dẫn đến sự biến động và không ổn định giữa mức thực chi và mức phân bổ, năm thì chi ít hơn ngân sách cấp tới hơn 44%, năm lại vượt quá ngân sách cấp gần 34% và trong suốt cả giai đoạn 2008 – 2012, mức chênh lệch chưa bao giờ thấp hơn 10%. Mặt khác, việc không tận dụng hết nguồn kinh phí được cấp trong khi trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên trong trường còn rất nhiều hạn chế là một sự lãng phí rất đáng tiếc, cho thấy nhà trường chưa có cơ chế linh hoạt về tài chính để tận dụng nguồn kinh phí này. Rõ ràng, việc sử dụng kinh phí đào tạo là chưa hợp lý, hiệu quả của việc sử dụng kinh phí chưa được quan tâm.

Bảng 3.9: Sử dụng kinh phí cho đào tạo, phát triển giai đoạn 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chênh lệch thực chi với phân bổ (%) -44.07 10.52 33.96 -13.69 -12.27

Thực chi bình quân đầu người

(nghìn đồng/người/năm) 1126.14 2181.38 2609.63 2725.53 2713.4

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính, trường ĐH Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng việc dự toán kinh phí này rất phức tạp, hầu như nhà trường chỉ có thể dự toán được chi phí cho hình thức mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Còn các hình thức như cử đi đào tạo dài hạn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi, toạ đàm khoa học, tham dự hội nghị, hội thảo thì thường do các đơn vị chủ động tổ chức hoặc cá nhân chủ động thu xếp, không lập kế hoạch trước cả năm. Các đơn vị chỉ đến khi sắp tổ chức mới lập dự toán, trình nhà trường phê duyệt kinh phí.

Nhìn chung, mức chi bình quân đầu người cũng dao động không lớn và còn khá thấp. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của trường ĐH là có nhiều phương pháp đào

tạo có thể được tổ chức mà không cần hoặc tốn ít kinh phí như cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo trong tỉnh, cử đi học theo các học bổng… nên điều này cũng chưa phản ánh hết mức thực chi cho đào tạo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)