Khi có các chương trình đào tạo, chủ yếu các giảng viên tự đăng ký hoặc nhà trường tổ chức việc đào tạo theo nhu cầu của giảng viên. Như vậy việc xác định đối tượng hầu như không được thực hiện.
Điều này đặc biệt đúng với đào tạo lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, giảng viên khác với những người lao động bình thường trong các tổ chức. Họ là những người tự chủ, tự giác và là người hiểu rõ nhất mình cần được bồi dưỡng chuyên môn ở mức độ nào. Mặt khác, phạm vi đào tạo về chuyên môn trong trường lại tương đối hẹp, thường nằm trong phạm vi tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn khác nhau thì lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo cũng khác nhau. Vì vậy, nhà trường rất khó trực tiếp quản lý việc xác định đối tượng đào tạo cho những lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn.
Còn đối với những lĩnh vực đào tạo khác, đối tượng được xác định một cách hình thức là những người chưa có chứng chỉ (chủ yếu là những giảng viên mới tuyển), nhà trường chưa quan tâm nghiên cứu xem thực sự những ai cần đi học. Đối
với bồi dưỡng Tiếng Anh thì tuy có phân chia nhóm để đào tạo (cho người lớn tuổi, cho cán bộ đạt trình độ nhất định…) nhưng lại tiến hành phân bổ chỉ tiêu cho từng đơn vị, rồi cho đăng ký chứ không xác định được cụ thể nhu cầu là bao nhiêu, người học là ai. Việc xác định đối tượng chủ yếu chỉ làm căn cứ trên học vị, những chứng chỉ cần thiết mà chưa xem xét đến nhu cầu và khả năng thực sự.
3.3.3. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Đối với đào tạo chuyên môn, nhà trường chủ yếu giao cho các khoa tự xây dựng chương trình đào tạo, phương án tổ chức, trình lên nhà trường phê duyệt. Các hình thức đào tạo thường thấy là cử người hướng dẫn những cán bộ trẻ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, toạ đàm khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo, cử đi học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
Đối với bồi dưỡng các nghiệp vụ khác như sư phạm, tiếng Anh, tin học thì thường do nhà trường mà cụ thể là Phòng Tổ chức trực tiếp đảm nhận. Chương trình đào tạo thường do phía đối tác đưa ra. Việc chọn đối tác cũng được thực hiện theo thông lệ, năm trước làm như thế nào thì năm sau cũng làm như vậy. Chương trình đào tạo về nghiệp vụ sư phạm do Khoa sư phạm – ĐH Vinh cung cấp, chương
trình đào tạo tiếng Anh, tin học do Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đảm nhận. Mục
tiêu tổ chức lớp cũng chỉ đạt tới mức sao cho giảng viên tham gia lớp đạt được các chứng chỉ bắt buộc đối với giảng viên.
Điều tra các phương pháp đào tạo đã áp dụng đối với giảng viên tham gia các khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, trong số 91 người được đào tạo chuyên môn và 89 người được đào tạo ngoài chuyên môn, được thể hiện dưới đây:
Bảng 3.8: Các phương pháp đào tạo được sử dụng
ĐVT: người Chỉ tiêu Hướng dẫn Bồi dưỡng ngắn hạn Tọa đàm khoa học Đào tạo dài hạn Hội nghị hội thảo Khác Đào tạo CM 39 27 78 4 19 8
Đào tạo ngoài CM 0 74 25 0 6 0
Kết quả thu được cho phép ta đánh giá được tần suất sử dụng các phương pháp đào tạo nói trên.
Biểu đồ 3.5: Tần suất sử dụng các phương pháp đào tạo
Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân
Kết quả điều tra cho thấy, phương pháp đào tạo phổ biến mà nhà trường sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn là cử người hướng dẫn và bồi dưỡng ngắn hạn. Còn phương pháp chủ yếu trong những lĩnh vực ngoài chuyên môn như sư phạm, tin học… là bồi dưỡng ngắn hạn (2-3 tháng/lớp). Sự lựa chọn này rất hợp lý vì đối với đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn thì cử người hướng dẫn sẽ giúp giảng viên nhanh chóng tiếp cận với công việc. Còn đối với tin học, sư phạm thì chỉ cần một khoảng thời gian vài tháng học tập, không cần chuyên sâu. Việc đi bồi dưỡng ngắn hạn sẽ giúp nhà trường và giảng viên dễ dàng thu xếp công việc để theo học. Chương trình đào tạo thì nhà trường khoán cho đối tác cung cấp còn nhà trường chưa tự xây dựng chương trình riêng cho việc đào tạo giảng viên của trường.
Ngoài ra, như đã đề cập ở phần giới thiệu, trường đại học Hà Tĩnh vừa mới được thành lập vì thế chưa có đủ điều kiện để tiến hành việc đào tạo sau đại học cho
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Hướng dẫn Bồi dưỡng ngắn hạn
Toạ đàm khoa học
Đào tạo dài hạn Hội nghị, hội thảo Khác 42.86 29.67 85.71 4.4 20.88 8.79 0 83.15 28.09 0 6.74 0 %
giảng viên, đồng thời việc cử giảng viên tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ cũng rất hạn chế vì thế tỷ lệ giảng viên được đi học tập các lớp dài hạn do nhà trường tổ chức là rất ít. Do đó để nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giảng viên của trường ĐH Hà Tĩnh luôn ý thức công tác tự đào tạo.
Việc thu xếp thời gian đi học của giảng viên có lợi thế hơn những đối tượng khác do việc giảng dạy có thể được bố trí linh hoạt, không đòi hỏi sự có mặt tại nơi làm việc 8h/ngày. Đồng thời, khi được cử đi học thì giảng viên có thể được miễn nhiệm vụ giảng dạy trong một khoảng thời gian nào đó để giảng viên có thể dự học đầy đủ. Vì vậy, hầu như các giảng viên không gặp khó khăn về thời gian khi đã được cử đi học.